TIN TỨC
icon bar
  • HÌNH ẢNH TƯ LIỆU
  • Hình ảnh tổng hợp buổi ra mắt sách Ký họa thơ & Nét vẽ tươi tắn bằng thơ

Hình ảnh tổng hợp buổi ra mắt sách Ký họa thơ & Nét vẽ tươi tắn bằng thơ

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-10-07 07:03:21
mail facebook google pos stwis
655 lượt xem

Sáng ngày 02/ 10/ 2024, tại Hội trường B lầu 2 số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP HCM, Hội Nhà văn TPHCM đã cùng nhà thơ Nguyên Hùng đã tổ chức ra mắt 2 tác phẩm "Trăm khúc hát một chữ duyên" và "Ký họa thơ - 81 chân dung văn học". Cánh buồm thao thức xin giới thiệu sau đây videoclip những hình ảnh tổng hợp về sự kiện này cùng bài phát biểu tham luận của nhà văn Nguyễn Trường.
 


Clip 1. Hình ảnh tổng hợp về buổi ra mắt sách


Hình ảnh: Bá Vượng, Đậu Thanh Sơn, Nguyên Hùng - Dựng clip: Nguyên Hùng

 

Clip 2. Giới thiệu tập thơ nhạc "Trăm khúc hát một chữ duyên" và cách tìm nghe ca khúc trên "Cánh buồm thao thức"


Thuyết minh: Phương Huyền - Dựng clip: Nguyên Hùng

 

Nét vẽ tươi tắn bằng thơ

Nhà văn NGUYỄN TRƯỜNG

Ký họa thơ là tập thơ Nguyên Hùng dùng thơ “vẽ” nhanh chân dung văn nghệ sỹ. Phương pháp thường dùng tên các tác phẩm của các tác giả ghép lại thành câu thơ có nghĩa, lại khắc họa được tính cách và phần nào tổng kết được quá trình sáng tác của văn nghệ sỹ đó. Cách làm này không mới, nhiều người đã làm, thành công và nổi bật nhất là nhà thơ Xuân Sách với tác phẩm “Chân dung nhà văn” NXB Văn học 1992. Xuân Sách dùng những nét biếm họa để vẽ lên gương mặt các nhà văn nên chân dung của họ bị biến dạng. Nguyên Hùng lại khác, cũng dùng phương pháp vẽ chân dung văn nghệ sỹ bằng thơ, nhưng nét vẽ tươi tắn. Chưa nói về mặt thành công về nghệ thuật của tập thơ, riêng về tấm lòng, Nguyên Hùng đã để lại tấm chân tình đáng trân trọng.

Hồi nhà văn Nguyễn Khải còn tại thế, tôi có hỏi ông về cuốn “Chân dung văn học” của Xuân Sách. Trong đó Xuân Sách có vẽ chân dung nhà văn Nguyễn Khải, ông cười: “Mình thì Xuân Sách vẽ thế nào cũng được, hài hước cho vui thôi, nhưng chân dung về phụ nữ mà đụng đến nhân phẩm của họ thì không nên, ví dụ như: “Đất làng vừa một tấc/ Bao nhiêu người đến cày”, họ còn có bà con, họ hàng, thậm chí sui gia... viết như thế ai mà chịu được”. Còn nhà văn Hào Vũ, lúc mới tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du về đọc một số bài thơ trong cuốn “Chân dung nhà văn”, tôi hỏi anh: “Xuân Sách có viết về anh không?” Hào Vũ nghiêm mặt tỏ vẻ quan trọng: “Chỉ có 100 người nổi tiếng thôi, mình chưa đủ tiêu chuẩn”. Hóa ra, để được chọc tức cũng phải là nhà văn tên tuổi. Bây giờ Nguyên Hùng ký họa 81 chân dung văn học, anh không chọc lét ai, không mang những thất bại, những nhược điểm của ai ra để giễu nhại. Nguyên Hùng chủ yếu đề cao những thành công của các văn nghệ sỹ, có vài chỗ anh cũng hài hước, xoáy vào nỗi đau của nhân vật, nhưng là nỗi đau do thời cuộc, do khách quan mang lại. Ví dụ như chân dung Hoàng Cát: “Một chân mất bởi chiến tranh/ Một chân còn lại ông Lành bẻ đôi”. Người đọc hiểu, hai câu thơ chơi chữ rất tài tình. Nhà thơ Hoàng Cát từng đi lính, vào chiến trường B, bị thương, mất một chân. Về giải ngũ, lại dính vào vụ truyện ngắn “Cây táo ông Lành”. Đó là một truyện viết cho thiếu nhi, nêu cao tinh thần nhân hậu của ông già tên Lành. Nhưng truyện bị suy diễn, gán ghép cho một vị quan chức trên trung ương, thế là Hoàng Cát bị mất việc, bị đình chỉ sáng tác mất mấy chục năm, mà chỉ có lệnh miệng của một vị quan chức nào đó. Có khác chi Hoàng Cát còn một chân đã bị ông Lành bẻ đôi, còn đi đứng làm ăn gì được? Chữ lành, mà không lành, nó đã thành tai họa, mới thấy hai câu thơ trên thật hay, nó vẽ được chân dung Hoàng Cát với số phận bi thương! Nhạc sỹ Văn Cao lại có bi kịch khác. Ông bị quy trong nhóm Nhân văn giai phẩm, mấy chục năm khốn khổ, mặc dù “Tiến quân ca” được dùng làm quốc ca. Bản nhạc “Mùa xuân đầu tiên” sáng tác năm 1976, mừng đất nước thống nhất nhưng bị cấm trong 24 năm, đến tuổi bạc đầu bài hát mới được công nhận. Câu thơ “Bạc đầu chờ mùa xuân đầu tiên” và câu kết “Buồn tàn thu ám vận suốt một đời”, càng nổi bật những bi kịch trong cuộc đời Văn Cao. Có khi là vì thời cuộc Xuân Diệu phải sống và làm thơ khác trước, khác với chất thi sỹ của ông: “Từ khi ngói mới nhà cao/ Hương Xuân dường đã hòa vào mênh mông”. Còn nhiều bi kịch của các tác giả khác nữa, nhưng thôi, tôi chỉ dẫn ra 3 nhân vật tiêu biểu để nói về nét vẽ của Nguyên Hùng, cũng là nét vẽ màu tối nhưng là “Vẽ mây nẩy trăng”, vẽ góc tối càng nổi bật nét sáng của nhân vật.

Nhưng chủ đạo vẫn là nét vẽ trực diện, nét vẻ tươi sáng, nêu bật được những thành công của tác giả, qua đó thấy văn tài của từng người. Hầu như bài nào anh cũng vẽ bằng hai câu thơ mở đầu khá hay, đặc biệt là dùng tên tác phẩm của nhân vật để dẫn vào thơ rất tự nhiên: Với Thu Bồn: “Trên những đám mây màu cánh vạc/ Anh làm người vắt sữa bầu trời; với Hoàng Cầm: “Sinh ra ở bên kia sông Đuống/ Tình thơ bay không dừng bến sông Hồng”; với Hoàng Nhuận Cầm: “Tạm buông bút lên đường làm lính/ Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu”; với Huy Cận: “Lửa thiêng soi vũ trụ ca/ Người vui gọi đất nở hoa theo người”; với Lâm Thị Mỹ Dạ: “Trái tim sinh nở dịu dàng/ Dáng mềm nghiêng ngả bao chàng tài hoa”; với Nguyễn Khoa Điềm: “Sinh ra từ đất ngoại ô/ Vượt qua cửa thép mà vô Hoàng Thành”... 

Giá mà Nguyên Hùng phỏng theo phong cách thơ của tác giả để vẽ về tác giả đó sẽ lý thú hơn nữa. Như Xuân Sách viết về Chế Lan Viên bằng kiểu thơ của Chế: “Thay đổi cả cơn mơ/ Ai dám bảo con tầu không mộng tưởng/ Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng”.

Chỉ trong mấy câu thơ ngắn, Nguyên Hùng đã vẽ được tính cách nhân vật bằng chính chất liệu là tên tác phẩm của người đó, nếu anh không đề tên tác giả mà cũng đánh số bài như Xuân Sách, người đọc vẫn dễ dàng nhận ra anh đang “vẽ” nhân vật nào. Nói về Nguyễn Bính, người ta nghĩ đến tác giả của những bài thơ chân quê: “Chân quê đồng nội còn lưu dấu/ Chanh nở vườn chanh tím ngẩn ngơ”; Hoàng Nhuận Cầm với những bài thơ tình yêu cháy bỏng và có nhiều bóng hồng đi qua cuộc đời thi sỹ. Hai câu kết bài thơ về Hoàng Nhuận Cầm vừa chơi chữ vừa nổi bật chân dung thi sỹ tài hoa: “Vẫn tỉ tê thơ tuổi hai mươi/đằng sau cánh cửa/ Để Nhuận vợ mấy lần vẫn Cầm tuổi Hoàng hôn”; một Lâm Thị Mỹ Dạ dịu dàng, thương người, nhưng cuối đời mắc bệnh mất trí nhớ : “Thả mây cho gió... đâu ngờ/ Thơ không năm tháng mà giờ đã quên”; đó là Nguyễn Duy, sống xù xì như đám đất hoang, luôn trăn trở với quê hương, đất nước, muốn dùng thơ để đánh thức tiềm lực còn ngủ quên: “Một đời tỉnh, nhớ và ghi/ Nhận ra tiềm lực từ khi mịt mờ/ Gõ chuông đánh thức sư mù/ Mòn dùi thầy vẫn âm u tháng ngày”; đó là Trương Nam Hương tài hoa và tình si: “Sông Hương biết chảy theo vần/ Tài hoa đắm đuối hai lần mắt răm”; đó là Nguyễn Khải sâu sắc, muốn cựa quậy vượt thoát chính mình: “Tóc xanh bước lạc trong mùa lạc/ Đến bạc đầu đi tìm cái tôi”; đó là Lê Thiếu Nhơn, chàng trai trẻ nhanh nhảu, đa tài và bộc trực: “Ghét yêu thẳng tuột, trụi trần/ Lắm phen méo miệng, mặt nhăn vẫn cười”; đó là Nguyễn Bình Phương “Là nhà văn quyết làm mới thi ca” và cả thơ và văn xuôi đều thành công: “Mình và họ và cả người đi vắng/ Đâu phải ví dụ xoàng một phong cách văn chương”; đó là Nguyễn Quang Sáng sống phóng khoáng, bộc trực kiểu anh Hai Nam bộ, viết văn và nhậu lai rai: “Ông là Năm Sáng - anh Hai/ Viết nhanh nhưng nhậu lai rai/ vội gì”; đó là Nguyễn Trọng Tạo, thành công cả thơ và nhạc, là nghệ sỹ đa tình, nhiều khi mắc nạn: “Tình yêu như thể chiến hào/ Tên bay đạn lạc phía nào cũng...em”. Nhà văn Khuất Quang Thụy cũng giống Nguyễn Trọng Tạo, vừa viết văn vừa né tránh “tên bay đạn lạc” từ “phía nào cũng... em”, mặc dù ông đã từng: “Nửa đời giữ bếp văn xuôi/ Ngược qua tường lửa làm người cầm cương”; đó là Lưu Quang Vũ nổi tiếng một thời với thơ, với kịch, nhưng tai nạn bất ngờ giáng xuống gia đình thi sỹ với nhiều nghi vấn: “Người trong cõi nhớ ơi, ai là thủ phạm/ Để công lý được đòi bất chấp những chiếc ô”.

Thành công của Ký họa thơ, trước hết là trong tập có nhiều câu thơ hay, khổ thơ hay, đa dạng về thể loại thơ. “Họa sỹ” không những “vẽ” được diện mạo từng nhân vật mà còn thể hiện được cái thần của họ qua tính cách, số phận của các văn nghệ sỹ với trái tim nồng ấm yêu thương.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo – Không chỉ là Cõi nhớ
Các clip hình ảnh Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và chương trình nghệ thuật thơ nhạc “Nguyễn Trọng Tạo – Cõi nhớ”.
Xem thêm
Một tuần với biển Sao Mai (Phú Yên)
Một tuần sôi động với nhiều hoạt động của Trại viết văn tại Phú Yên của Hội Nhà văn TPHCM
Xem thêm
Thăm lại Bến Tre, Tiền Giang – bến xưa ở phương Nam
Báo VietNamNet vừa tổ chức một hành trình xuôi dòng Mekong bên lề cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”.
Xem thêm
Văn nghệ sĩ TP. Hồ Chí Minh với chuyến về nguồn đầy ắp cảm xúc
Các videoclips tư liệu ý nghĩa và đầy ắp cảm xúc.
Xem thêm
Gia đình, bạn bè đồng môn, đồng hương và đồng nghiệp trong ngày vui
Các clip những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày cưới Nguyên Anh - Hương Thảo
Xem thêm
Em và biển - Khúc hát ngàn năm
Clip hình ảnh lễ cưới Nguyên Anh - Hương Thảo
Xem thêm
Dư âm từ những giai điệu Thì thầm với dòng sông | Các videoclips tư liệu
Sáng 1-7, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật TP HCM và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức chương trình giới thiệu thơ Hoài Vũ “Thì thầm với dòng sông”
Xem thêm
Hội ngộ Hà Nội Mùa Hè 2023
Clip hình ảnh về cuộc hội ngộ gia đình
Xem thêm
Đất trời thuận tình mừng hôn ước
Hải Phòng đón tôi bằng cơn mưa đêm trước/Cái nóng giữa hè bỗng dịu hóa mùa thu...
Xem thêm
Một ngày 8/3 “đắt show”
Người là chiếc lá trên cành/ Gội mưa tắm nắng mà xanh cho đời
Xem thêm
Clip hình ảnh tổng hợp Ngày Thơ Việt Nam Xuân Quý Mão 2023 tại TPHCM
Clip hình ảnh tổng hợp tại sân khấu chính của Ngày Thơ Việt Nam Xuân Quý Mão 2023 tại TPHCM
Xem thêm
Hình ảnh tư liệu về Ngày Thơ Việt Nam Xuân Quý Mão 2023 tại TPHCM
Khai mạc Ngày Thơ và hình ảnh các CLB tham gia Ngày Thơ
Xem thêm
Cuộc hội ngộ vào một ngày đẹp: Thứ Hai, ngày 12-12-2022
Nhạc nền: Lời hẹn tình quê, Nhịp cầu yêu thương
Xem thêm
Hành trình về nguồn “Âm vang Trường Sơn” – Clip 3
Đoàn VNS TPHCM thăm viếng Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ (TP Huế).
Xem thêm
Hành trình về nguồn “Âm vang Trường Sơn” – Clips 1&2
Hành trình về nguồn “Âm vang Trường Sơn” trong thời gian từ 7-10/11/2022 do Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức đã khép lại...
Xem thêm
Hành trình về nguồn để lại nhiều dư âm đẹp
Hành trình về nguồn “Âm vang Trường Sơn” do Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã diễn ra từ 7/11 đến hết ngày 10/11/2022
Xem thêm
Gặp mặt Tân niên 2022 tại PECC2
Cuộc gặp mặt hàng năm (tất niên hoặc tân niên) cùng các cụ hưu PECC2.
Xem thêm