TIN TỨC
icon bar

Nguyễn Khải

Là nhà văn Việt Nam được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng 8 năm 1945.

Nhà văn NGUYỄN KHẢI (1930 - 2008)

Tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải.

Là nhà văn Việt Nam được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng 8 năm 1945.

Nguyễn Khải là đại biểu Quốc hội khóa VII; Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn VN khóa III.

Sinh năm Canh Ngọ, ngày 3 tháng 12 năm 1930 tại Hà Nội. Quê nội ở thành phố Nam Định nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi. Đang học trung học thì gặp Cách mạng tháng Tám. Trong Kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Khải gia nhập đội tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Bắt đầu viết văn từ những năm 1950, được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần II năm 1962).

Sau năm 1975 Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông rời quân đội năm 1988 với quân hàm đại tá để về làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Khải từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký khóa 3. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VII.

Nguyễn Khải mất ngày 15 tháng 1 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh do bệnh tim.

Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội-chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.

Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí tỉnh táo. Năm 1982, Nguyễn Khải nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm. Năm 2000, nhà văn được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật.

Tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải thường được trích dạy trong sách giáo khoa phổ thông môn Văn học nhiều năm qua. Trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn bộ mới (lớp 12), tác phẩm này được thay bằng Một người Hà Nội, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của ông.

Tác phẩm:

Sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong đó, Nguyễn Khải để dấu ấn qua nhiều tác phẩm như: Xung đột (1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Thời gian của người (1985)... Tác phẩm tiểu thuyết Thượng đế thì cười (2003), mang giọng văn hồi ký về cuộc đời viết lách của ông.Tác phẩm cuối cùng của ông là tuỳ bút Đi tìm cái tôi đã mất (2006) ghi lại những trăn trở của Nguyễn Khải vào những năm cuối đời.
 

CÁC TÁC PHẨM NỔI BẬT

  • Mùa xuân ở Chương Mỹ (1954)
  • Người con gái quang vinh (1956)
  • Xung đột (truyện, 1959)
  • Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960)
  • Hãy đi xa hơn nữa (truyện vừa, 1963)
  • Người trở về (tập truyện vừa, 1964)
  • Họ sống và chiến đấu (ký sự, 1966)
  • Hoà Vang (bút ký, 1967)
  • Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970)
  • Ra đảo (1970)
  • Chủ tịch huyện (truyện, 1972)
  • Chiến sĩ (tiểu thuyết, 1973)
  • Tháng ba Tây Nguyên (ký, 1976)
  • Cách mạng (kịch, 1978)
  • Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, 1982)
  • Thời gian của người (1985)
  • Điều tra về một cái chết (tiểu thuyết, 1986)
  • Vòng sống đến vô cùng (truyện, 1987)
  • Một cõi nhân gian bé tí (tiểu thuyết, 1989)
  • Một người Hà Nội (tập truyện ngắn, 1990)
  • Cha và các con và... (tiểu thuyết, 1990)
  • Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu (tập truyện vừa, 1993)
  • Một thời gió bụi (truyện ngắn, 1993)
  • Hà Nội trong mắt tôi (tập truyện ngắn, 1995)
  • Chút phấn của đời (truyện ngắn và kịch, 1999)
  • Chuyện nghề (1999)
  • Nắng chiều (tập truyện ngắn, 2001)
  • Hãy đi xa hơn nữa (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002)
  • Mẹ và các con (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002)
  • Sống ở đời (tập truyện, 2003)
  • Ký sự & Kịch (2003)
  • Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2003)
  • Nghề văn cũng lắm công phu (truyện - tạp văn, 2003)
  • Vòng tròn trống rỗng (kịch, 2003)
  • Một chặng đường (tiểu thuyết, 2005)
  • Đi tìm cái tôi đã mất (tùy bút, 2006).
     

Các tác phẩm khác của ông có thể kể tới: Ước gì tôi được trẻ lại, Tự bạch, Người ngu, Người mơ mộng, Nếp Nhà, Má Hồng, Đời khổ, Đất Mỏ, Đàn ông, Đàn bà, Đã từng có ngày vui, Chị Mai, Cái thời lãng mạn, Buổi sớm mai, Bố con, Bảy đô một đêm, Bắt đầu từ một câu nói, Bạn viết cũ, Anh Thanh Tịnh, Đứa con nuôi,...

GIẢI THƯỞNG

  • Giải thưởng Văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu III, 1951)
  • Giải thưởng Văn nghệ VN (1951-1952)
  • Giải thưởng Hội Nhà văn VN (1982)
  • Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (2000)…
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt II - 2000).
     

ẢNH TƯ LIỆU

Ảnh: Triệu Xuân

Các tác phẩm của Nguyễn Khải đã được đưa lên trang TRIEUXUAN.INFO:

...

Bài đã đăng lên website:

- Nhà văn Nguyễn Khải: Bớt tham thì sẽ tốt lên thôi
Xem thêm
Số lượt xem: 5872

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đào Phong Lan
Học viên Khoá 5 Trường Viết văn Nguyễn Du; Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Triệu Xuân
Nguyên chủ biên: Nguyệt san Văn chương Ngày nay, Hợp tuyển Văn Thơ Chọn Lọc.
Xem thêm
Phạm Trung Tín
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Văn Lê
Nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, NSƯT với hàng chục tác phẩm nhiều thể loại
Xem thêm
Trình Quang Phú
Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển phương Đông.
Xem thêm
Thanh Tùng
Tác giả của Thời hoa đỏ nổi tiếng một thời
Xem thêm
Châu La Việt
Tác giả hàng chục đầu sách nhiều thể loại, gồm thơ, kịch, truyện ký...
Xem thêm
Phạm Tiến Duật
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.
Xem thêm
Phạm Ngọc Cảnh
Tác giả của bài thơ nổi tiếng Lý ngựa ô ở hai vùng đất
Xem thêm
Đỗ Xuân Thu
Nguyên Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ
Xem thêm
Trúc Phương
Nguyên Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Cửu Long và Vĩnh Long.
Xem thêm
Nguyễn Trọng Oánh
Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Xem thêm
Y Phương
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn
Ủy viên BCH Hội Nhà văn TPHCM, Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 2020-2025).
Xem thêm
Đoàn Vị Thượng
Một trong những tác phẩm được nhiều độc giả yêu thơ biết đến là bài thơ “Bụi phấn”.
Xem thêm
Nguyễn Vũ Tiềm
Nhà thơ, nhà phê bình tài hoa
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo
Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012 với tập thơ Đồng dao cho người lớn và trường ca Con đường của những vì sao
Xem thêm
Bùi Anh Tấn
Tác giả của hơn 20 tiểu thuyết và hơn 100 tập phim truyền hình đã phát sóng
Xem thêm
Hoàng Nhuận Cầm
Tác giả của Chiếc lá buổi đầu tiên, Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu,.
Xem thêm
Hoàng Cầm
Hoàng Cầm nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống.
Xem thêm