TIN TỨC
icon bar

Triệu Xuân

Nguyên chủ biên: Nguyệt san Văn chương Ngày nay, Hợp tuyển Văn Thơ Chọn Lọc

Nguyên chủ biên website www.trieuxuan.info về Văn chương Nghệ thuật (website chuyên nghiệp).

Nhà văn TRIỆU XUÂN

Tên khai sinh: Triệu Xuân Điến

Bút danh khác: Triệu Minh, Minh Đức, Triệu Minh Đức.

Sinh năm Nhâm Thìn, ngày 04-9-1952, tại An Đức, Ninh Giang, Hải Dương.

Nghề nghiệp: Nhà văn, nhà báo. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1986.

Tháng 12-1973, Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, tình nguyện đi B làm Phóng viên chiến trường của Đài Phát thanh Giải phóng, thường trú tại Khu V (Trung Trung Bộ); Sau 1975 là Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP. HCM; Trưởng Ban biên tập chương trình phát thanh dành cho Nam Bộ của Đài Tiếng nói Việt Nam; Từ năm 1997, là Phó Trưởng Cơ quan Đại diện Báo Đầu tư-Vietnam Investment Review tại TP. HCM. Từ tháng 12-2000 đến 10-2012, là Trưởng Chi nhánh Nhà xuất bản Văn học tại TP. Hồ Chí Minh. Tháng 10-2012, nghỉ hưu, sống tại TP. Hồ Chí Minh.

- Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP. HCM 2 nhiệm kỳ 4 & 5, Phó Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi.

- Ủy viên BCH Chi hội Hội Nhà văn Việt Nam tại TP. HCM nhiệm kỳ I & II. Phó Trưởng Chi hội Hội Nhà văn VN tại TP. HCM nhiệm kỳ 2011-2015 và nhiệm kỳ 2015-2020.

- Sáng lập Quỹ Phát triển tài năng Văn học Việt Nam, là Phó Chủ tịch thứ nhất.

- Sáng lập Nhóm Văn Chương Hồn Việt, là Chủ tịch Nhóm.

* Chủ biên: Nguyệt san Văn chương Ngày nay. Chủ biên Hợp tuyển Văn Thơ Chọn Lọc. Nhóm Văn Chương Hồn Việt liên kết cùng NXB Văn học, NXB Hội Nhà văn.

* Chủ biên website www.trieuxuan.info về Văn chương Nghệ thuật (website chuyên nghiệp).
 

TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN

  • Sức mạnh từ trong lòng đất, truyện ký. Báo Cờ Giải phóng (Khu ủy khu Trung Trung bộ) số Tết dương lịch 1975.
  • Những người mở đất, truyện vừa. NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh. 1983. NXB Văn học 2005.
  • Giấy trắng, tiểu thuyết. NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh. 1985, tái bản 1986. NXB Văn học, NXB Hội Nhà văn cùng nhiều NXB khác tái bản nhiều lần; Đến năm 2012, đã in 14 lần.
  • Nổi chìm trong dòng xoáy, tiểu thuyết. NXB Giao thông Vận tải in lần đầu 40.000 bản năm 1987. NXB Hội Nhà văn tái bản, 2005.
  • Đâu là lời phán xét cuối cùng, tiểu thuyết. NXB Văn Nghệ TP. HCM, 1987. NXB Hội Nhà văn, 2002.
  • Trả giá, tiểu thuyết. NXB Văn Nghệ TP. HCM, 1988, tái bản 1988, 1991. Các NXB in nhiều lần. NXB Văn học in lần thứ 12 năm 2010 trong bộ Tổng tập Văn học Việt Nam Thế kỷ XX. Giải thưởng Văn học viết về đề tài công nhân của Hội Nhà văn & Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 1986-1990.
  • Bụi đời, tiểu thuyết. NXB Thanh niên,1990 (in hai lần). Các NXB in nhiều lần. NXB Văn học in lần thứ mười hai năm 2010. Đến năm 2017 in lần thứ 14, trong bộ sách lớn: Một thế kỷ Văn học yêu nước và Cách mạng TP Hồ Chí Minh. Ban Tuyên giáo thành ủy TPHCM & NXB Văn hóa Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.
  • Sóng lừng (V.N.Mafia), tiểu thuyết. NXB Giao thông Vận tải, 1991. Sách phát hành được 5 ngày, bán hết 3000 bản thì Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị thành phố thu hồi. Đến nay vẫn chưa được tái bản!
  • Cõi mê, tiểu thuyết. NXB Hội Nhà văn, 11-2004, tái bản 2005, 2006, 2007, 2009, 2011. Tháng 01-2021 tái bản lần thứ Sáu.
  • Lấp lánh tình đời. Truyện & Ký chọn lọc. NXB Văn học. 2007, in lần thứ hai: 2009.
  • Triệu Xuân Sống & Viết. Phê bình, Tiểu luận, Chân dung. NXB Hội Nhà văn, 12020.
     

Sưu tầm, biên soạn, giới thiệu để xuất bản hàng chục tuyển tập, toàn tập của các nhà văn lớn bị bụi thời gian và lịch sử khuất lấp như Vũ Bằng, Lê Văn Trương, Ưng Bình Thúc Giạ Thị...

Sách Sưu tầm, biên soạn, giới thiệu:

  • 1993, Hợp tác với NXB Văn hoá Thông tin biên tập, tái bản Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng. Sách phát hành được một tuần thì có lệnh miệng: thu hồi; sau cán thành bột giấy!
  • 1999, Hợp tác với NXB Văn học sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu Tuyển tập Vũ Bằng, 3000 trang, 3 tập. Bộ sách góp phần quan trọng cho việc Nhà nước công nhận công trạng Vũ Bằng. Hội Nhà văn VN đưa tên Vũ Bằng vào phần Hội viên đặc biệt trước khi có Hội Nhà văn VN. Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Năm 2016, NXB Hội Nhà văn tái bản bộ Tuyển tập Vũ Bằng theo bản in năm 1999 của NXB Văn học.
  • 2005: Thơ hay phổ nhạc (nhiều tập). NXB Văn học. Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu.
  • Hợp tuyển Văn học Đức, tập 1, 2, 3 & 4. (trọn bộ 8 tập 8000 trang 16 x 24 cm). Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu. NXB Văn học, 2005, 2006.
  • Lê Văn Trương Tác phẩm chọn lọc. 2 tập, 2000 trang 16 x 24 cm. Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu. NXB Văn học, 2006.
  • Vũ Bằng Toàn tập, 4 tập, 4500 trang 16 x 24 cm. Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu. NXB Văn học, 2006.
  • Tuyển tập Truyện Lịch sử của Hoài Anh. 20 quyển. Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu. NXB Văn học. 2006, 2009.
  • Trần Hoài Dương Truyện chọn lọc. Tuyển chọn, giới thiệu. NXB Văn học. 2006.
  • Truyện ngắn trên Website Văn nghệ sông Cửu Long. NXB Văn học. Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu. Tập 1: 2006. Tập 2: 2007.
  • Truyện ngắn hay. Sưu tầm, tuyển chọn. NXB Văn học, 2008.
  • Tuyển tập Lê Văn Thảo. Tuyển chọn, giới thiệu. NXB Văn học. 2007.
  • Tuyển tập Viễn Phương. Tuyển chọn, giới thiệu. NXB Văn học, 2007.
  • Ưng Bình Thúc Giạ Thị Cuộc đời và tác phẩm. Sưu tầm, biên soạn, giới thiệu. NXB Văn học, 2007.
  • Tuyển tập Phạm Tường Hạnh. NXB Văn học, 2008.
  • Hợp tuyển Văn Thơ Chọn lọc. Nhóm Văn Chương Hồn Việt. NXB Văn học, tập 1 năm 2009. Chủ biên.
  • Hợp tuyển Văn Thơ Chọn lọc. Nhóm Văn Chương Hồn Việt. NXB Hội Nhà văn, tập 2 năm 2018. Chủ biên.
  • Tuyển truyện ngắn các nhà văn cùng tên Nguyễn Quang. Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu. NXB Văn học, 2011.
  •  Hoài Anh và đồng nghiệp. Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu. NXB Văn học, 2011. Phát hành nhân Bách nhật (100 ngày) cố nhà văn Hoài Anh.
  • Triệu Xuân Nghĩa tình bạn hữu. 362 trang. Gồm những bài của các nhà văn, nhà báo viết về Tác phẩm và Tác giả Triệu Xuân từ những năm 1980 đến nay. NXB Hội Nhà văn. 5-2020.
     

Về báo chí: Từ tháng 7 năm 1974 đến nay, Triệu Xuân viết cho Đài phát thanh, in trên các báo hàng ngàn tin, bài, bình luận, tiểu phẩm, phóng sự, bút ký… về những sự kiện nóng hổi, những vấn đề bức xúc của đất nước. Đã từng được Giải thưởng đặc biệt về phóng sự điều tra.
 

HÌNH ẢNH TƯ LIỆU

Số lượt xem: 2375

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đào Phong Lan
Học viên Khoá 5 Trường Viết văn Nguyễn Du; Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phạm Trung Tín
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Văn Lê
Nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, NSƯT với hàng chục tác phẩm nhiều thể loại
Xem thêm
Trình Quang Phú
Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển phương Đông.
Xem thêm
Thanh Tùng
Tác giả của Thời hoa đỏ nổi tiếng một thời
Xem thêm
Châu La Việt
Tác giả hàng chục đầu sách nhiều thể loại, gồm thơ, kịch, truyện ký...
Xem thêm
Phạm Tiến Duật
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.
Xem thêm
Phạm Ngọc Cảnh
Tác giả của bài thơ nổi tiếng Lý ngựa ô ở hai vùng đất
Xem thêm
Đỗ Xuân Thu
Nguyên Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ
Xem thêm
Trúc Phương
Nguyên Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Cửu Long và Vĩnh Long.
Xem thêm
Nguyễn Trọng Oánh
Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Xem thêm
Y Phương
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn
Ủy viên BCH Hội Nhà văn TPHCM, Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 2020-2025).
Xem thêm
Đoàn Vị Thượng
Một trong những tác phẩm được nhiều độc giả yêu thơ biết đến là bài thơ “Bụi phấn”.
Xem thêm
Nguyễn Vũ Tiềm
Nhà thơ, nhà phê bình tài hoa
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo
Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012 với tập thơ Đồng dao cho người lớn và trường ca Con đường của những vì sao
Xem thêm
Bùi Anh Tấn
Tác giả của hơn 20 tiểu thuyết và hơn 100 tập phim truyền hình đã phát sóng
Xem thêm
Hoàng Nhuận Cầm
Tác giả của Chiếc lá buổi đầu tiên, Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu,.
Xem thêm
Hoàng Cầm
Hoàng Cầm nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống.
Xem thêm
Lưu Quang Vũ
Tôi và chúng ta nhiều năm về sau nữa/ Còn cháy theo anh tới mùa hạ cuối cùng.
Xem thêm