Thơ Nguyên Hùng
Hai khoảnh khắc 'giao' – một của đất trời, một của non sông. Hai tâm trạng 'giao' – một là nỗi nhớ thương lẻ loi nơi xứ tuyết, một là niềm hân hoan trước buổi bình minh dân tộc.
Với hai bài thơ "ĐÊM TRỪ TỊCH" và "TIỄN MÙA XƯA", tôi muốn chia sẻ những nỗi niềm rất thật ấy. Một mặt là sự trầm tư trong khoảnh khắc giao thời, khi cái cũ đi qua và cái mới sắp đến. Một mặt là tiếng lòng nuối tiếc, bâng khuâng khi những tên gọi, những mảnh đất quen thuộc bỗng chốc "thay màu mới".
Con trở lại như mầm xanh cuối vụ
Vẫn ước làm ngọn lúa quê ch
Xin lặng lẽ đắp bồi thềm đất Tổ
Để trọn đời được làm hạt phù sa.
Tôi viết nhưng không phải để làm thơ, mà để giữ lại những mảnh vỡ của lương tri. Những bài thơ nhỏ này là tiếng thở dài trước thời cuộc, là lưỡi dao cắt vào những mặt nạ nhân danh quyền lực.
Nghìn ngôi đền – đá chồng đá lát
Vương quốc Khmer hùng mạnh một thời.
Để ngày nay Angkor Thom, Angkor Wat
Không chỉ là Di sản mà thôi…
5 năm bao chuyện vui buồn
Ngày này Mẹ hẳn vẫn luôn nhớ về
Ba thì chẳng tích sự chi
Thương con nhớ cháu có Dì giúp ba.
Trong số 81 bài thơ chân dung văn học được khắc họa bằng thơ trong tập KÝ HỌA THƠ (81 chân dung văn học) - NXB Hội Nhà văn, 2024 - tôi tạm chọn 10 chân dung các nhà văn, nhà thơ đồng thời là những người làm báo nổi tiếng – để chia sẻ nhân dịp hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).
Những bài thơ nhỏ – như những nhánh mầm yêu – được gieo xuống từ trái tim một người ông biết sống chậm, sống sâu, sống đầy với tuổi già.
Cứ vin một thuở xênh xang múa
Thì thác có ngày chứ chẳng chơi
Tay không bắt giặc, xưa rồi Diễm
Làm tội cháu con dở khóc cười!
Có khi viết ra chỉ để nhắc mình đừng quên vì sao đã “trót” cầm bút.
Có khi là một tiếng cười nhẹ, khi ngẫm về “tiệc văn” đãi chính mình.
Có khi là một khúc “chuông gió” rung lên giữa lặng im, mong gió đừng giận, đừng quay lưng.
Chùm thơ này không cố bay cao – chỉ mong đủ tĩnh để rơi nhẹ vào lòng ai đó đang thao thức.