Truyện ký - Tản văn
Tôi với Huyền cùng tuổi thơ cơ cực. Huyền cao, đẹp trai nhất lớp, nghịch ngợm, bị kì thị hư hỏng, các bậc cha mẹ không cho con cái kết bạn với Huyền. Tôi hiền lành, học giỏi nhất lớp ở tất cả các môn. Trong các kì thi, kiểm tra, tôi giải bài chép ra giấy để Huyền ném cho các bạn.
Dường như ca khúc này có ảnh hình của câu chuyện tình bên dòng Ô Lâu trong câu ca dao:
“Trăm năm còn lỗi hẹn hò/ Cây đa bến nước con đò khác xưa/ Con đò đã thác năm xưa/ Cây đa, bến cũ còn lưa bóng người" …
Nhân ngày Tết trung thu, trùng với thứ bảy, chủ nhật, Trung phóng xe máy về Cần Giờ. Con đường từ phà Bình Khánh về thị trấn Cần Thạnh được mở rộng, đường vắng, xe cứ phóng thả ga. Hai bên đường, suốt hơn bốn chục cây số chỉ thấy rừng là rừng. Những cây đước vươn thẳng tắp, cành lá xòe ô che kín bầu trời, xe chạy trong màu xanh ngút ngàn của rừng cây như trôi trong không gian huyền thoại.
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Thầy giáo Lê Nhân dạy toán đã nhiều năm. Đã xác lập được uy tín của mình trong sự nghiệp giáo dục, ít nhất ở địa phương. Con người đó về việc rèn nghề, khỏi cần bàn tới: chỉn chu, thấu đáo và chuyên sâu.
“Ứ, ứ”. Không phải ứ mà là một âm thanh gì giống như thế phát ra từ cổ họng. Mà không phải từ cổ họng. Từ sâu trong lồng ngực, trong gan ruột, trong từng mạch máu, tế bào của ông.
Khi anh tỉnh dậy thì trời đã sáng hẳn. Anh gọi nàng nhưng không có ai trả lời. Anh gọi điện xuống lễ tân khách sạn thì được biết nàng đã đi từ tờ mờ sáng và tiền phòng nàng cũng đã thanh toán.
Mình chơi blog từ năm 2007. Trước đó thì chẳng biết blog là cái gì. Vào mạng chủ yếu để check mail, xem qua loa vài tờ báo, thế thôi. Một hôm nghe đứa học trò chat với mình, nói, thầy không lập cái blog cho vui.
Cửa Hội quê tôi là nơi sông Lam đổ ra biển, là khúc rộng nhất của con sông này. Cha mẹ tôi là dân chài, cả một đời lo toan vất vả như “những mái chèo sấp ngửa sớm khuya”: “Đời cha không có tuổi thơ/ Thuyền là trường học từ chưa biết vần/ Đời cha không có tuổi xuân/ Tay chèo tay lưới, lạch gần luồng xa”.
Dưới góc độ của người làm thơ yêu thích du lịch, chúng tôi thấy sẽ rất lấy làm tiếc, nếu một ngày nào quay lại miền Tây, không còn được thấy cảnh mua bán sinh động và vui mắt trên sông rạch của người dân nơi đây.