TIN TỨC
icon bar
  • Nhà văn & Góc nhìn
  • Chính những người cầm bút đã viết nên những trang đời lộng lẫy...

Chính những người cầm bút đã viết nên những trang đời lộng lẫy...

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2023-04-19 14:51:03
mail facebook google pos stwis
6913 lượt xem

Cuộc gặp mặt đầu năm của Ban Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam với các hội viên khu vực TP. HCM

Chính những người cầm bút đã viết nên những trang đời lộng lẫy...

NGUYÊN HÙNG

Sáng thứ Hai ngày 21/2/2021, đã diễn ra cuộc gặp mặt của Ban Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam với các hội viên khu vực TPHCM. Dự buổi gặp mặt này có: ông Lê Hồng Sơn, Thành ủy viên, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM; nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà văn Bích Ngân, ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM và một số khách mời.

Tại cuộc gặp, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có bài phát biểu, đúng hơn là những lời chia sẻ chân thành, nhiều cảm xúc. Ông thể hiện sự vui mừng trước những gì mà các cây bút tại TPHCM đã làm được trong một năm nhiều khó khăn và thách thức vừa qua, đồng thời cũng bày tỏ sự khâm phục với những lời cảm ơn gửi tới đội ngũ cầm bút tại TP.HCM đã không ngại gian khó, hiểm nguy xông vào tâm dịch để hỗ trợ dân nghèo và lực lượng tuyến đầu bằng những túi quà, suất ăn thấm đẫm tình người. Theo ông, “chính những người cầm bút như các nhà thơ Huệ Triệu, Mai Hường đã viết nên những trang đời lộng lẫy, viết nên một cuốn sách khác những cuốn mà ta đã biết, mang đến cho cuộc sống những điều tử tế. Những việc làm nhân văn của các chị đã lan tỏa mạnh mẽ và gây xúc động trong cộng đồng, góp phần điểm tô cho giới văn chương”.

Hội Nhà văn Việt Nam trân trọng ghi nhận và vinh danh những điều tốt đẹp mà giới cầm bút TPHCM đã thể hiện trong năm qua bằng giải “Nhà văn nữ ấn tượng” trao cho 2 nhà thơ Huệ Triệu và Trần Mai Hường. Phát biểu tại buổi gặp mặt sau khi nhận giải, nhà thơ Huệ Triệu đã xúc động cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam và coi đây là một sự khích lệ vô cùng quý báu, tạo động lực cho chị và các đồng nghiệp tiếp tục cố gắng vượt qua các thách thức để hoàn thành tốt nhất trách nhiệm của một người công dân và một người cầm bút.

Các nhà thơ Huệ Triệu, Trần Mai Hường cùng lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh

Tại cuộc gặp mặt này nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng Văn học thiếu nhi năm 2021 cho đại diện gia đình cố nhà văn Lê Văn Nghĩa với tác phẩm Mùa tiểu học cuối cùng (NXB Kim Đồng). Đây là giải thưởng đã thiếu vắng trong cơ cấu các giải của Hội Nhà văn Việt Nam hơn chục năm nay. Với sự trở lại của giải thưởng Văn học thiếu nhi, Hội Nhà văn kỳ vọng vào sự khởi sắc của mảng văn học dành cho lứa tuổi mầm non của đất nước.  

Nhà thiết kế Minh Hạnh, thay mặt cố nhà văn Lê Văn Nghĩa nhận giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam.

Trước đó, với chùm tác phẩm Mùa tiểu học cuối cùng, Sài Gòn những mảnh ghép rời ký ức, Văn Học Sài Gòn 1954-1975 - Những Chuyện Bên Lề, cố nhà văn Lê Văn Nghĩa đã được Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh vinh danh bằng giải Cống hiến năm 2021.

Cũng tại buổi gặp mặt này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam trực tiếp trao thẻ hội viên cho các nhà văn khu vực phía Nam vừa được kết nạp là Nhật Chiêu, Phương Huyền (TP.HCM) và Hoàng Ngọc Điệp (Đồng Nai).

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cùng các tân hội viên khu vực TPHCM và Đồng Nai.

Được mời trở lại bục phát biểu, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tiếp tục chia sẻ về những điều đã làm được trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ và những điều mà Ban chấp hành Hội đang nỗ lực hết mình để làm tốt hơn trong thời gian tới. Ông khẳng định, cá nhân mình cũng như tập thể Ban chấp hành luôn luôn cầu thị. Nhà thơ tâm sự, ông rất thích câu slogan của hãng bảo hiểm Prudential: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” và tin rằng mình đã và đang thực hiện trọng trách được giao theo tinh thần ấy.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cũng dành thời gian chia sẻ kết quả buổi làm việc ngày hôm trước với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh về dự kiến tổ chức tại đây cuộc hội thảo tổng kết văn học Việt Nam 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước (hoặc Văn học TP.HCM với nội dung và sứ mệnh hòa hợp hòa giải).... Nhà thơ vui mừng cho biết, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM rất hào hứng với sự kiện này và ông đã nói: “Việc này rất cần thiết và thế hệ chúng ta phải có trách nhiệm thực hiện trong khả năng của mình”.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đồng thời cũng cung cấp một số thông tin thú vị, thực sự gây hào hứng cho các nhà văn, đó là: kế hoạch xây dựng tượng Nguyễn Du và Ngày văn hóa Nguyễn Du; chương trình dịch tác phẩm văn học Việt Nam một cách tổng thể, toàn diện “để nước ngoài hiểu một nền văn học, một nền văn hóa, một thể chế không bị méo mó đi”; kế hoạch cải tạo cơ sở Hội Nhà văn tại số 9 Nguyễn Đình Chiểu (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thành một Bảo tàng lưu trữ tác phẩm của các nhà văn…

Cuộc gặp mặt đầu năm trong điều kiện TPHCM từ nhiều tuần nay là vùng xanh đã được khép lại bằng một bữa cơm trưa thân tình, ấm cúng. Tại đây, các nhà văn tiếp tục được trao đổi và chia sẻ về cuộc sống, về nghề viết. Có những khúc mắc, hiểu lầm đã được giải tỏa trong tiếng cười thấu hiểu. Bởi lẽ, những người cầm bút hơn ai hết, đều hiểu rằng, với nhà văn thì không gì quan trọng hơn tầm vóc các tác phẩm mà họ viết ra.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chụp ảnh lưu niệm cùng các hội viên khu vực TPHCM.

Ành: NH và các đồng nghiệp.

Nguồn: Báo Văn nghệ số 9 (26/2/2022):

Những khoảnh khắc vui (không đăng báo):

Có những khúc mắc, hiểu lầm đã được giải tỏa trong tiếng cười thấu hiểu. Bởi lẽ, những người cầm bút hơn ai hết, đều hiểu rằng, với nhà văn thì không gì quan trọng hơn tầm vóc các tác phẩm mà họ viết ra.

Bài viết liên quan

Xem thêm
NSƯT Phan Thị Thu Lan, người chở đò thầm lặng
Nghệ sĩ Phan Thu Lan vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007
Xem thêm
Diệp Minh Châu – Người nghệ sĩ huyết họa chân dung lãnh tụ
Nghệ sĩ Diệp Minh Châu (1919-2002), người Bến Tre, là một nghệ sĩ lớn của Việt Nam.
Xem thêm
Tạp chí Văn nghệ HTV - Mỗi tuần một nhân vật: Tác giả Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ
Tạp chí Văn nghệ HTV giới thiệu tác giả Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ
Xem thêm
Hương bưởi sau nhà
Bài của Nguyễn Thanh trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Nhìn lại bức tranh VHNT năm 2021 - Chân dung Nghệ sỹ, Đại tá Trần Minh Hân
Trích đoạn chuyên mục Chân dung nghệ sỹ của Truyền hình Hà Nội
Xem thêm
Đặc tình của A25?
Nguồn: FB nhà thơ Mai Nam Thắng
Xem thêm
Biệt khúc nghĩa tình trong bài thơ “Có lẽ nào?”
Bài cảm nhận của nhà văn trẻ Tuấn Trần
Xem thêm
Nguyên Hùng, một chữ duyên bén trăm ca khúc
Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng giới thiệu tập thơ nhạc Trăm khúc hát một chữ duyên
Xem thêm
Một yếu nhân mang phẩm chất văn nhân
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Hoàng Cát là thế: Anh cứ yêu bằng trái tim thi sĩ
Bài viết của Vương Trọng & chùm thơ Nguyên Hùng
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Nhà thơ Nguyên Hùng có thể xem như một trường hợp may mắn, vì nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc, vẫn thường xuyên vang lên trong đời sống cộng đồng.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng: Làm thơ như một cuộc chơi
Bài của nhà văn nhà báo Trịnh Phương Trà trên báo Phú Yên cuối tuần
Xem thêm