TIN TỨC
icon bar

Thanh Tùng

Nhạc sĩ Phú Quang: "Phải thừa nhận, Thanh Tùng có những câu thơ thật thi sĩ, đọc một lần thì ám ảnh khôn nguôi. Ngoài cái tứ, thơ Thanh Tùng cũng giàu nhạc điệu".

Nhà thơ THANH TÙNG
(7/11/1935 – 12/9/2017)

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

Thanh Tùng làm nghề khuân vác trên bến cảng Hải Phòng, sau đó chuyển sang làm công nhân đóng tàu. Có thời gian dài ông làm nghề áp tải. Thời kỳ bài thơ "Thời hoa đỏ" được phổ nhạc, ông hành nghề bán sách trên vỉa hè sau khi thôi làm công nhân đóng tàu.

Trong nhiều năm sáng tác thơ, Thanh Tùng chưa tạo ra các "sự kiện to lớn" để báo chí viết về ông nhiều như là "người của công chúng". Tuy nhiên, ông có những bài thơ được phổ nhạc trở nên rất nổi tiếng là Thời hoa đỏ (nhạc Nguyễn Đình Bảng), Hà Nội ngày trở về (nhạc Phú Quang)... Sở dĩ Doãn Tùng lấy bút danh Thanh Tùng vì ông thương người em ruột tên là Thanh mắc bệnh tâm thần nên đem tên em vào trước tên mình.

Năm 1997, ông được cử làm đại diện của Việt Nam sang Hy Lạp đọc thơ với đại biểu các nước. Năm 2001, Thanh Tùng mới xuất bản tập thơ đầu tiên cho riêng mình mang tên Thời hoa đỏ (Nhà xuất bản Văn học) và được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm 2002.

Ngoài bài thơ Hà Nội ngày trở về, Phú Quang còn chọn 2 bài thơ khác của ông là Người vềMùa thu giấu em để phổ nhạc.

Ông mất ngày 12 tháng 9 năm 2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì căn bệnh ung thư dạ dày.
 

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN

  • Thời hoa đỏ (tập thơ, 2001)
  • Con sông chảy từ lòng phố
  • Cửa sóng
  • Trường ca Phương Nam
  • Gió và chân trời, nxb Hải Phòng, 1985
  • Khúc hát quê xa, nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2004
  • Cái ngày xưa ấy, nxb Đà Nẵng, 2004
  • Thuyền đời, nxb Đà Nẵng, 2006.
     

GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

  • Giải thưởng Văn học Công nhân
  • Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Thời hoa đỏ (2002).
     

Nhạc sĩ Phú Quang nhận xét về thơ Thanh Tùng:

"Tôi đã phổ của Thanh Tùng ba bài thơ Người về, Hà Nội ngày trở vềMùa thu giấu em. Riêng bài Hà Nội ngày trở về thì câu hát "vội vã trở về, vội vã ra đi" đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người. Phải thừa nhận, Thanh Tùng có những câu thơ thật thi sĩ, đọc một lần thì ám ảnh khôn nguôi. Ngoài cái tứ, thơ Thanh Tùng cũng giàu nhạc điệu. Tôi đang phổ một bài thơ khác của Thanh Tùng viết về mẹ với hình ảnh đắt giá "tiếng mẹ run như sóng, tiếng mẹ mềm như tơ, mẹ cười hay mẹ khóc, chỉ thấy mắt ta mờ".

 

ẢNH & VIDEO TƯ LIỆU

HTV - CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: NHÀ THƠ THANH TÙNG

SINH NHẬT LẦN THỨ 80 NHÀ THƠ THANH TÙNG - PHẦN 1

SINH NHẬT LẦN THỨ 80 NHÀ THƠ THANH TÙNG - PHẦN 2

THỜI HOA ĐỎ với giọng hát NSND THÁI BẢO

Thanh Tùng cùng vợ, em gái và con trai vào năm viết “Thời hoa đỏ”.

Thanh Tùng và con gái Lan Hương


MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA THANH TÙNG VÀ BÀI VIẾT VỀ NHÀ THƠ

...

Bài đã đăng lên website:

- Thời hoa đỏ - Cha yêu | NSND Doãn Tiến - Lan Hương
Xem thêm
Số lượt xem: 13621

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyên Hùng
Hội viên Hội Nhà văn Hồ Chí Minh/ Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nguyễn Bính
Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính. Quê quán: xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Xem thêm
Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi.
Xem thêm
Chế Lan Viên
Qua điêu tàn là ánh sáng phù sa
Xem thêm
Nguyễn Khải
Tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải.
Xem thêm
Nguyễn Trường
Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, khóa V.
Xem thêm
Trương Nam Hương
Nổi danh từ thuở hai mươi
Xem thêm
Vũ Xuân Hương
Tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du năm 1988/ Tốt nghiệp Trường Viết văn Gorky (Nga) năm 1994
Xem thêm
Bùi Phan Thảo
Nhà thơ Bùi Phan Thảo sinh năm 1963 tại Quảng Trị.
Xem thêm
Bùi Mạnh Nhị
Hội viên Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh; Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
Xem thêm
Lâm Thị Mỹ Dạ
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Huệ Triệu
Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, Hiện là Trưởng Ban Nhà văn nữ, Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Trần Mai Hường
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Nguyễn Khoa Điềm
Nguyên Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.
Xem thêm
Hoàng Trung Thông
Nguyên Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Kao Sơn
Giải Nhất của NXB KĐ cho tiểu thuyết Khúc dồng dao Lấm láp 2001, Giải Nhất thơ Lục Bát báo văn nghệ năm 2003
Xem thêm
Tế Hanh
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I.
Xem thêm
Quang Dũng
Tác giả các tác phẩm nổi tiếng: Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, Quán bên đường, Mây đầu ô, Đường trăng…
Xem thêm
Lưu Quang Vũ
Tôi và chúng ta nhiều năm về sau nữa/ Còn cháy theo anh tới mùa hạ cuối cùng.
Xem thêm
Hoàng Cầm
Hoàng Cầm nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống.
Xem thêm