TIN TỨC
icon bar

Văn Lê

Nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, NSƯT với hàng chục tác phẩm nhiều thể loại.

Chủ nhân nhiều giải thưởng quan trọng của Hội Nhà văn, Bộ Quốc phòng, Hội Điện ảnh Việt Nam...

Nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, NSƯT VĂN LÊ
(1949 - 2020)


Nhà thơ Văn Lê tên thật là Lê Chí Thụy

Sinh ngày 2-3-1949, quê ở xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Ông là hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam; Uỷ viên Ban Chấp hành, Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ - Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh khoá 4, Uỷ viên Hội đồng Thơ khoá 5,6.

Năm 1966, ông nhập ngũ, sau đó vào chiến trường B2 năm 1967.

Năm 1974, ông về công tác tại tạp chí Văn Nghệ Quân Giải Phóng.

Sau 1975, ông công tác ở tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng rồi tuần báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 1977, ông tái ngũ chiến đấu ở Mặt trận 479, Campuchia.

Đến năm 1982, ông về công tác tại Hãng phim Giải Phóng tới năm 2010 thì nghỉ hưu.
 

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN

  • Khoảng rừng có những ngôi sao (tiểu thuyết, năm 1985)
  • Chuyện một người du kích (tập truyện, năm 1980)
  • Đồng chí Đại tá của tôi (tập truyện, năm 1981)
  • Khoảng thời gian tôi biết (tập thơ, năm 1983)
  • Bão đen (tập truyện, năm 1980)
  • Những ngày không yên tĩnh (tập truyện, ký năm 1978)
  • Mỹ nhân (tiểu thuyết, năm 2013)
  • Câu chuyện của người lính binh nhì (trường ca, năm 2006)
  • Nếu anh còn được sống (tiểu thuyết, in lần 1 1994, lần 2: 2002; xuất bản tại Hàn Quốc năm 2003)
  • Đồng dao thời chiến tranh (tiểu thuyết, năm 1999)
  • Những cánh đồng dưới lửa (trường ca, năm 1997)
  • Vé trở về (tập thơ, năm 2013)
  • Phượng hoàng (tiểu thuyết, năm 2014)
  • Người gặp trên tàu (tiểu thuyết, năm 1982)
  • Khi tòa chưa tuyên án (tiểu thuyết, năm 1989)
  • Phải lòng (tập thơ, năm 1994)
  • Hai người còn lại trong rừng (tiểu thuyết, năm 1989)
  • Ngôi chùa ở Pratthana (tiểu thuyết, năm 1985)
  • Chim Hồng nhạn bay về (tập truyện ngắn, năm 1996)
  • Tình yêu cả cuộc đời (tiểu thuyết, năm 1989)
  • Tiếng rơi của hạt sương khuya (tiểu thuyết, năm 1993)
  • Một miền đất, những con người (tập thơ, năm 1976)
  • Những câu chuyện làng quê (tập văn, năm 2005)
  • Cao hơn bầu trời (tiểu thuyết, năm 2004)
  • Mùa hè giá buốt (tiểu thuyết, 2008, tái bản 2012, 2013, 2017)
  • Thần thuyết của Người Chim (tiểu thuyết, năm 2014)
  • Kịch bản phim truyện "Long Thành cầm giả ca" năm 2012
  • Phượng hoàng (tiểu thuyết, 2014)
  • Tuyển thơ Văn Lê (2015)
  • Chòm sao khuất bóng (tiểu thuyết, 2016)
  • Thù lao cuộc sống (tiểu thuyết, 2018)
  • Khế ước cuộc đời (truyện dài, 2018)
  • Cống nhân (tiểu thuyết, 2020).


GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

  • Giải A cuộc thi thơ của tuần báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam (1975 - 1976).
  • Giải A về văn học chiến tranh của Bộ Quốc phòng 5 năm (2009 - 2014) cho tiểu thuyết "Phượng hoàng".
  • Giải A thơ về đề tài Chiến tranh Cách mạng, Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ "Phải lòng" năm 1994.
  • Giải B (Không có giải A) về Văn học chiến tranh, Bộ Quốc phòng (2004 - 2009); Giải nhất Giải thưởng văn học nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh 5 năm (2006 - 2011) cho tiểu thuyết "Mùa hè giá buốt".
  • Giải B thơ tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1984.
  • Tặng thưởng Văn học Bộ Quốc phòng với tiểu thuyết "Nếu anh còn được sống" năm 1994.
  • Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1999; Giải thưởng Văn học quốc tế Me Kong 2006 cho tập trường ca "Những cánh đồng dưới lửa ".


GIẢI THƯỞNG ĐIỆN ẢNH

  • 03 lần đạt giải thưởng kịch bản phim Tài liệu xuất sắc nhất,
  • 01 giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất,
  • Giải nhất về tác giả kịch bản của Cục Điện ảnh – Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch phim truyện "Long Thành cầm giả ca". Bộ phim được nhận giải nhất Cánh Diều Vàng của Hội Điện ảnh năm 2012.
  • 01 giải Bông Sen Vàng,
  • 05 Bông Sen Bạc,
  • 02 Cánh Diều Vàng.
  • 01 giải Galaxy của truyền hình Nhật Bản

       .....và nhiều giải thưởng cao về phim tài liệu của Hội Điện ảnh Việt Nam.


QUAN NIỆM VĂN HỌC

Nếu chỉ được chọn 1 trong 3 – thơ, văn xuôi và điện ảnh thì tôi chọn thơ. Cho dù làm thơ rất khó, càng ngày càng khó, càng lớn tuổi càng khó. Chỉ khi thật sự xúc động tôi mới có thể làm thơ.

Khó nhất của người làm thơ là sự chai lì cảm xúc, đánh mất cảm xúc. Dù là thơ chính luận thì cũng cần phải có cảm xúc. Tất cả mọi sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là thơ, nếu đánh mất cảm xúc thì đều thất bại.


HÌNH ẢNH TƯ LIỆU

Bài đăng trên báo Hàn Quốc với tấm ảnh lưu niệm nhà thơ Văn Lê và nhà văn Bang Hyun Suk

Nhà văn Bang Hyun Suk và nhà thơ Văn Lê (đứng giữa) tại Hội thảo quốc tế Văn học Việt - Hàn tại TPHCM năm 2015.

Nhà văn Văn Lê (giữa) trong lần nhận giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM năm 2019

Số lượt xem: 3692

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trần Kim Dung
Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Nguyễn Văn Mạnh
Trưởng Ban biên tập Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Lê Thanh Huệ
Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam/ Hội viên Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Đào Phong Lan
Học viên Khoá 5 Trường Viết văn Nguyễn Du; Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Triệu Xuân
Nguyên chủ biên: Nguyệt san Văn chương Ngày nay, Hợp tuyển Văn Thơ Chọn Lọc.
Xem thêm
Phạm Trung Tín
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Trình Quang Phú
Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển phương Đông.
Xem thêm
Thanh Tùng
Tác giả của Thời hoa đỏ nổi tiếng một thời
Xem thêm
Châu La Việt
Tác giả hàng chục đầu sách nhiều thể loại, gồm thơ, kịch, truyện ký...
Xem thêm
Phạm Tiến Duật
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.
Xem thêm
Phạm Ngọc Cảnh
Tác giả của bài thơ nổi tiếng Lý ngựa ô ở hai vùng đất
Xem thêm
Đỗ Xuân Thu
Nguyên Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ
Xem thêm
Trúc Phương
Nguyên Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Cửu Long và Vĩnh Long.
Xem thêm
Nguyễn Trọng Oánh
Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Xem thêm
Y Phương
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn
Ủy viên BCH Hội Nhà văn TPHCM, Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 2020-2025).
Xem thêm
Đoàn Vị Thượng
Một trong những tác phẩm được nhiều độc giả yêu thơ biết đến là bài thơ “Bụi phấn”.
Xem thêm
Nguyễn Vũ Tiềm
Nhà thơ, nhà phê bình tài hoa
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo
Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012 với tập thơ Đồng dao cho người lớn và trường ca Con đường của những vì sao
Xem thêm
Bùi Anh Tấn
Tác giả của hơn 20 tiểu thuyết và hơn 100 tập phim truyền hình đã phát sóng
Xem thêm