TIN TỨC
icon bar

Nguyễn Trọng Oánh

Nguyên Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ giải phóng.

Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội.

 

Nhà thơ NGUYỄN TRỌNG OÁNH (1929 – 1993)


Tên khai sinh Nguyễn Trọng Oánh

Bút danh khác: Nguyễn Thành Vân.

Quê quán: xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Nguyễn Trọng Oánh xuất thân trong một gia đình nông dân, là học sinh trung học tham gia Cách mạng tháng Tám, hoạt động thanh niên địa phương. Năm 1950, ông nhập ngũ vào Sư đoàn chủ lực 304, từng là cán bộ tuyên huấn. tham gia làm báo trung đoàn và đại đoàn. Năm 1955, ông dự trại viết truyện anh hùng của Tổng cục chính trị. Năm 1957, tạp chí Văn nghệ quân đội thành lập, Nguyễn Trọng Oánh là một trong những thành viên đầu tiên của Ban biên tập tạp chí. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nguyễn Trọng Oánh công tác ở Liên khu IV. Năm 1967, ông vào nhận nhiệm vụ ở miền Nam. Lúc đầu ở Tây Nguyên, sau đó vào B2 làm biên tập tạp chí Văn nghệ giải phóng.

Sau khi nhà văn Nguyễn Thi hy sinh, Nguyễn Trọng Oánh thay thế làm Tổng biên tập tạp chí. Năm 1975, ông cùng đơn vị tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh tiếp quản Sài Gòn. Đất nước thống nhất, Nguyễn Trọng Oánh trở ra Hà Nội tiếp tục công việc sáng tác ở tập chí Văn nghệ quân đội. Năm 1980, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm 1984 ông xin cấp trên miễn nhiệm để chuyên sáng tác.

Nguyễn Trọng Oánh làm báo, viết văn từ kháng chiến chống Pháp, nhưng phải đến sau hòa bình ông mới được bạn đọc chú ý. Trong giai đoạn đầu của cuộc đời sáng tác, Nguyễn Trọng Oánh chủ yếu làm thơ: Những vần thơ mộc mạc, dung dị, chân thật như chính cuộc đời tác giả được in trong các tập Thơm hương bốn mùa, Ngày đẹp nhất, Lời người cầm súng. Tuy đã có những tập thơ trình làng nhưng những tác phẩm làm nên diện mạo của Nguyễn Trọng Oánh lại là văn xuôi. Từ những trang “nhật ký chiến dịch” đến bộ tiểu thuyết hai tập Đất trắng, sau đó là cuốn Con tốt sang sông, Nguyễn Trọng Oánh thật sự gây ấn tượng với bạn đọc ngay từ lúc tác phẩm mới ra đời (đặc biệt với Đất trắng 1979). Nhà văn đã miêu tả hiện thực khốc liệt của chiến tranh một cách trung thực và nghiêm túc. Với văn phong chân thật và giản dị, tác giả Đất trắng đã ký thác, gửi gắm biết bao yêu thương, đau xót, bao nếm trải trong từng trang viết của mình, tác phẩm thực sự chiếm được sự mến mộ của độc giả, là một dấu son của nền văn xuôi chống Mỹ.

Nguyễn Trọng Oánh là nhà văn chiến sĩ, đã có những đóng góp đáng kể  trong việc đào tạo lực lượng trẻ cho nền văn học kháng chiến và với những sáng tác của mình, ông đã có một vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Nguyễn Trọng Oánh mất tại Hà Nội ngày 24.12.1993 do một căn bệnh hiểm nghèo.
 

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN

  • Thơm hương bốn mùa (thơ – 1961)
  • Ngày đẹp nhất (thơ – 1974)
  • Người cầm súng (thơ – 1977)
  • Nhật ký chiến dịch (ký sự – 1977)
  • Đất trắng (tiểu: thuyết hai tập, tập 1 – I979, tập 2 – I984)
  • Con tốt sang sông (tiểu thuyết – 1989).


GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

  • Giải thưởng văn học Bộ quốc phòng 1984 cho bộ tiều thuyết Đất trắng
  • Giải thưởng Hội nhà văn 1985 cho bộ tiều thuyết Đất trắng.


HÌNH ẢNH TƯ LIỆU

Nhà văn Nguyễn Trọng Oánh (ngồi hàng đầu, ngoài cùng bên phải) với các nhà văn Tạp chí Văn nghệ Quân đội.


Đôi bạn chung thủy: Nhà văn Nguyên Ngọc và nhà thơ nhà văn Nguyễn Trọng Oánh

 

ĐẤT TRẮNG | TIỂU THUYẾT CHIẾN TRANH VN HAY

 

MỘT SỐ BÀI VIẾT VỀ NGUYỄN TRỌNG OÁNH

...

Bài đã đăng lên website:

- Nguyễn Trọng Oánh | Hồi ký của Nguyên Ngọc
Xem thêm
Số lượt xem: 2740

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đào Phong Lan
Học viên Khoá 5 Trường Viết văn Nguyễn Du; Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Triệu Xuân
Nguyên chủ biên: Nguyệt san Văn chương Ngày nay, Hợp tuyển Văn Thơ Chọn Lọc.
Xem thêm
Phạm Trung Tín
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Văn Lê
Nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, NSƯT với hàng chục tác phẩm nhiều thể loại
Xem thêm
Trình Quang Phú
Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển phương Đông.
Xem thêm
Thanh Tùng
Tác giả của Thời hoa đỏ nổi tiếng một thời
Xem thêm
Châu La Việt
Tác giả hàng chục đầu sách nhiều thể loại, gồm thơ, kịch, truyện ký...
Xem thêm
Phạm Tiến Duật
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.
Xem thêm
Phạm Ngọc Cảnh
Tác giả của bài thơ nổi tiếng Lý ngựa ô ở hai vùng đất
Xem thêm
Đỗ Xuân Thu
Nguyên Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ
Xem thêm
Trúc Phương
Nguyên Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Cửu Long và Vĩnh Long.
Xem thêm
Y Phương
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn
Ủy viên BCH Hội Nhà văn TPHCM, Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 2020-2025).
Xem thêm
Đoàn Vị Thượng
Một trong những tác phẩm được nhiều độc giả yêu thơ biết đến là bài thơ “Bụi phấn”.
Xem thêm
Nguyễn Vũ Tiềm
Nhà thơ, nhà phê bình tài hoa
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo
Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012 với tập thơ Đồng dao cho người lớn và trường ca Con đường của những vì sao
Xem thêm
Bùi Anh Tấn
Tác giả của hơn 20 tiểu thuyết và hơn 100 tập phim truyền hình đã phát sóng
Xem thêm
Hoàng Nhuận Cầm
Tác giả của Chiếc lá buổi đầu tiên, Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu,.
Xem thêm
Hoàng Cầm
Hoàng Cầm nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống.
Xem thêm
Lưu Quang Vũ
Tôi và chúng ta nhiều năm về sau nữa/ Còn cháy theo anh tới mùa hạ cuối cùng.
Xem thêm