TIN TỨC
icon bar

Thế đấy, Bùi Mạnh Nhị!

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2021-11-04 14:42:19
mail facebook google pos stwis
3598 lượt xem

CHÂU LA VIỆT

Nhà báo Trần Quốc Toàn bảo tôi: "Thơ Bùi Mạnh Nhị hay, rất cổ điển. Thế mà chưa chịu in tập". Tôi bảo Toàn:"Nhưng thơ Nhị (và văn nghị luận) đã vào sách giáo khoa, là mơ ước của bao cây bút rồi". “Tôi cũng nghĩ thế", Toàn thốt lên rồi gửi tặng tôi bài viết:"THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU / UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” mới đăng trên Báo Thể thao Văn hoá ngày hôm nay (1/9/2021), phân tích học thuật về đóng góp của Bùi Mạnh Nhị: "Phó giáo sư- Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo khoa ở các sách Ngữ văn lớp 6, lớp 7 và lớp 10 nâng cao từ năm 2006. Trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, ở các bộ “Chân trời sáng tạo” , “Kết nối tri thức và cuộc sống” “Cánh diều” ông đều có trang tác giả. Ở sách “Ngữ văn 6” tập 1 bộ “Cánh diều”, văn Bùi Mạnh Nhị được dạy ở bài số 4 “Văn bản nghị luận”, với tên gọi “Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu về lòng yêu nước”.

Bài viết rất hay, tôi thốt lên với Trần Quốc Toàn, và xin phép anh được trích đăng những gì thêm về con người Bùi Mạnh Nhị mà không phải ai cũng biết ....

Một thầy giáo nghiêm cẩn

Nghiêm cẩn mới bền sức để cho tới hôm nay vẫn tiếp tục marathon trên con đường giáo dục mà vách đích luôn ở phía trước. Bùi Mạnh Nhị từng đi thi học sinh giỏi Văn lớp 7 toàn tỉnh Nam Hà (cũ) và toàn miền Bắc! Tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội vào những năm non sông liên dải, giáo dục một nhà, cử nhân ngữ văn ĐH Sư Phạm Hà Nội Bùi Mạnh Nhị thành giảng viên trẻ ĐHSP TP.HCM, và bắt đầu băng băng. Nói như người bạn đồng môn, dù lớn tuổi hơn, nhà văn Trương Nguyên Việt – Triệu Phong thì “Anh bước lên bục giảng, cùng những người thầy rất xuất sắc của chúng tôi như Lê Trí Viễn, Trần Thanh Đạm, Nguyễn Tấn Phát, Hồ Văn Nho, Lâm Vinh, Hồ Sỹ Hiệp, Trần Xuân Đề, Lê Ngọc Trà, Trần Hữu Tá, Phùng Quý Nhâm… góp phần đào tạo những người thầy… Chính trên giảng đường này, anh từng bước trưởng thành, trở thành Phó Giáo sư, Tiến sỹ khoa học, phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Khoa ngữ văn, rồi Hiệu trưởng Trường ĐHSP TPHCM, và sau đó được đưa ra Hà Nội làm Vụ trưởng Vụ Tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, rồi Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước.  Học sinh của anh sau này đảm nhận nhiều cương vị lớn trong xã hội, nhưng bao giờ cũng nhất mực trân trọng, yêu quý và biết ơn mỗi khi nhắc đến thầy Bùi Mạnh Nhị…”.

Trở lên là bạn động viên bạn làm tốt chuyện phấn bảng. Còn như thầy giúp trò tiến bộ thì có chuyện thơ này. Đây là bài thầy Lê Trí Viễn viết cho Bùi Mạnh Nhi ngày trò Nhị xin thầy cho đi học thêm, bài thơ có tên TIỄN BÙI MẠNH NHỊ ĐI THI TIẾN SĨ: “Nhị đi thầy chúc đỗ ông nghè / Đỗ ông nghè mà tổng chẳng đe / Nhưng trái tim thầy rồi sẽ trống / Nhị đi, thơ lạnh, lấy gì che”.

Bài thơ chỉ 4 dòng và in liền hàng nhưng cũng được phân làm hai đoạn rất rõ. Hai câu trên chỉ là sự, là luận, hai câu dưới mới là tình. Hai câu trên chỉ là việc làm trong môi trường sư phạm chung, ai cũng có thế nhìn vào để mà phán xét cho nên, dù muốn thân mật hơn thì thầy vẫn cứ mực thước, tề chỉnh, đúng phép xã giao, câu thơ chỉ là câu chúc như một lời nói thường! Hai câu trên mới chỉ có vững vàng một giáo chức mẫn cán, hai câu dưới đã có chân thành và yếu đuối một con người.

Một bạn văn chịu chơi

Trong đời sống thường nhật thời bao cấp khó khăn ở TP.HCM người thơ Bùi Mạnh Nhị chịu chơi tới mức nổi tiếng là giỏi chịu đựng bạn bè văn nghệ. Nhà thơ Hoài Anh chuyển từ Hà Nội vào tá túc ở nhà anh cả tháng! Nhà thơ trẻ Cao Xuân Sơn mới ra trường, chờ việc, tá túc ở nhà anh cả tháng. Chơi với Lưu Trọng Văn, nhưng ông em đẹp trai Lưu Trọng Mã, tới nhà tá túc cũng cả tháng! Vậy mà vẫn cười, vẫn không bỏ lớp và không bỏ các chiếu rượu văn nghệ!

Bùi Mạnh Nhi đã có không ít giải thưởng thơ, đã có thơ trong những tuyển tập bề thế “Nghìn năm thơ Việt (1010-2010)” (NXB Văn học, 2010 ) “Một thế kỷ văn học yêu nước, cách mạng thành phố Hồ Chí Minh” (NXB Văn Nghệ TP.HCM, 2016) nhưng Bùi Mạnh Nhị chưa có tập thơ riêng. Viết ít nhưng nét phong cách Bùi Mạnh Nhị, những người yêu thơ đã nhận ra. Giáo sư toán học Trần Văn Nhung chỉ kể, chỉ bình một bài hay của Bùi Mạnh Nhị mà nghe ra phong cách ấy! Ông kể: Thầy Hiệu trưởng Bùi Mạnh Nhị mời chúng tôi uống "rượu Tây xách tay" chai rượu do bà Giáo sư Hiệu trưởng Trường Đại học Caen Basse-Normandie của Pháp đích thân cùng chồng lựa chọn, mang sang tặng. Khi đã bắt đầu ngấm rượu, Bùi Mạnh Nhị đọc thơ mình, bài “Vô đề”:

Rót cho đầy ly cạn / Uống cho cạn ly đầy // Ta uống đừng bảo ta tỉnh / Ta uống chớ nói ta say // Ly này thật thà như trẻ / Ly này cao sâu như già // Rót đất trời vào ly nhỏ/ Thiên địa rung rinh lòng ta // Rót cho đầy vĩnh cửu / Uống cho cạn thoáng qua // Sao em nhìn ta bật khóc /Rượu này có nước mắt pha…?

Khi đã ngấm rượu, tôi nói: Nào, ta cùng thử xem có bao nhiêu cặp từ đối xứng: Đối xứng 1-1 "Rót"-"uống", "cạn"-"đầy", đối xứng 2-2 nhưng lệch "đầy ly"-"ly đầy", "ly cạn"-"cạn ly", đối xứng 3-3 "đầy ly cạn"-"cạn ly đầy" và đối xứng 4-4 "Rót cho đầy ly cạn"-"uống cho cạn ly đầy". Như vậy điều thú vị ở đây là tác giả đã lồng ghép được đến 6 cặp từ đối xứng chỉ trong một "không gian chật hẹp" của hai câu thơ ngắn. Cả bài 12 câu thơ được chia thành sáu cặp. Tính đối xứng được bảo đảm trong từng cặp. Mỗi cặp mang một ý khác nhau. Nhưng tổng hòa lại thành cả bài thơ cho ta cảm xúc khoan khoái đa chiều”!

Cách bình để tìm ra tính đối xứng trong cấu tứ bài thơ của giáo sư Nhung thật hay. Chính đối xứng tạo ra thi lực để mạch thơ tuôn chảy, để những động từ cặp đội cụng li, tạo những âm bồi chỉ những đôi tai bỗng tăng thính lực giữa cuộc say nghe được. Nghe được cả dấu chấm câu nước mắt rơi xuống, khiến thơ đổi chiều, làm hiện ra lung linh trong ly rượu chuyện đời.

Có phải đó là giọt lệ cùa Quỳnh Nga, bà Bùi Mạnh Nhị, cô giáo dạy văn học Nga ĐHSP TP.HCM từng xuống lề đường Pasteur bán phở, lấy tiền nuôi con để chồng qua Nga mang về bằng tiến sĩ. Chắc là vậy, nên lối thơ thông minh, nghĩ trước, cảm sau, cảm rồi nghĩ thêm của Bùi Mạnh Nhị… thường nói về một người đàn bà: “Anh viêt tên em vào mong manh / Để thành bất tử / Viết vào chòng chành / Để hóa nhịp võng đưa…” (Trần Quốc Toàn).

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Viễn Phương và cảm xúc lãnh tụ
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Cuộc trò chuyện đầu năm giữa nhà văn Nguyễn Trọng Tân với bạn văn ở TPHCM
Nhà văn Nguyễn Trọng Tân, tác giả của các tiểu thuyết Thư về quá khứ, Đa đoan cõi tạm, Thiên mệnh, Thiên thu huyết hệ, Phù sa máu…
Xem thêm
Những người bây giờ như Oanh ít lắm, hiếm lắm
Cánh buồm thao thức trân trọng giới thiệu bài viết “Nghệ nhân Nhân dân - Thi sĩ Nguyễn Hồng Oanh về miền mây trắng” của nhà thơ Lê Quốc Hán.
Xem thêm
Cung thứ
Bài viết của Lê Thanh Huệ về nhà văn đa tài Nguyễn Thanh,
Xem thêm
Người nghệ sĩ tài hoa
Nguyễn Thanh (Nguyễn Tấn Thành) là người nghệ sĩ đa tài vì anh sáng tác và thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, tiểu luận phê bình, dịch thuật, âm nhạc, biên dịch,…
Xem thêm
Phan Văn Trị - Mãnh liệt ngòi bút thơ tranh đấu
Phan Văn Trị (1830-1910) , nguyên quán huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Sau lên Gia Định học và đỗ Cử nhân nên gọi là Cử Trị.
Xem thêm
Vui buồn “chuyển thể”
Nguồn: Văn nghệ số 1+2/2024
Xem thêm
Nguyễn Đình Thi - kẻ sĩ tài hoa
Bài đăng báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết của nhà thơ Vương Trọng.
Xem thêm
Châu La Việt - Những con đường xanh mãi mỗi trang văn
Nguồn: Bài của Phùng Văn Khai trên Thời báo Văn học - Nghệ thuật.
Xem thêm
Nguyễn Thanh – Nơi hội tụ những dòng sông nghệ thuật
Nguyễn Thanh đã được đánh giá là một ngòi bút tích cực trên bình diện văn học nghệ thuật trên nhiều lĩnh vực: “Nguyễn Thanh – một con người tài hoa trên nhiều lĩnh vực”
Xem thêm
Giai điệu núi sông
Bài viết công phu của nhà văn nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh về Văn Cao
Xem thêm
Dự báo của nhà văn Nguyễn Trường
Khả năng dự báo đúng được khoa học vật lý định nghĩa là khả năng nhớ tương lai của một vài người, nó không giống như khả năng nhớ quá khứ mà ai cũng có được.
Xem thêm
Ai đi ngược dốc Phủ Cam một mình | Nguyễn Duy
Ông Tường đi rồi/ Thế là thoá/Thoát nghèo/Thoát khổ.
Xem thêm
Hoàng Phủ Ngọc Tường – bạn văn của Bọ Lập
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa tạ thế hôm kia, ngày 24/7/23, thọ 87 tuổi. Vậy là ông về Trời theo vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sau nửa tuần trăng.
Xem thêm
Nhớ Thu Bồn || Bạn văn của Bọ Lập
Rút từ Bạn văn 2 của Nguyễn Quang Lập
Xem thêm
Bắt đầu từ một người lính
Nguồn Văn nghệ số 21/2023
Xem thêm