TIN TỨC
icon bar
  • Thơ Nguyên Hùng
  • Bến thời gian - Nhà văn Lê Thanh Huệ bình bài thơ Huế và em

Bến thời gian - Nhà văn Lê Thanh Huệ bình bài thơ Huế và em

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-12-31 10:26:42
mail facebook google pos stwis
397 lượt xem

Bài  bình thơ của nhà văn Lê Thanh Huệ đăng trên Tạp chí Văn nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu, số 188, 6/2024.

LÊ THANH HUỆ

Bài thơ Huế và Em, tác giả Nguyên Hùng, in lần đầu ở Báo Tài Hoa Trẻ, số xuân Nhâm Thìn (2012), trang 47. Năm nay, tròn một con giáp (12 năm) là năm tuổi của một bài thơ, nó như bước vào tuổi dậy thì. Tôi ngẩn ngơ trước vẽ đẹp bài thơ vì tìm được thêm những thông điệp mới từ bài thơ có 153 chữ.

Mời bạn đọc bài thơ này:

HUẾ VÀ EM

Nguyên Hùng


Em đưa anh về thăm Huế mới

Thăm lại Phú Xuân, Thuận Hóa một thời

Trời Ngự Bình xanh cao vời vợi

Nước Hương Giang êm ả lững lờ trôi.

 

Thăm Đại Nội thử làm vua chốc lát

Để cả đời thư thái phận thường dân

Rời đỉnh phù du chung niềm vui thường nhật

Được nói cười thỏa thích giữa người thân.

 

Đi thuyền rồng trên sông đêm nghe hát

Ta ngược dòng về khúc Nam Ai

Cầu Trường Tiền vắt ngang làm khuông nhạc

Mỗi bóng người qua – một nốt nhạc ngân dài.

 

Ta bên nhau suốt chiều dài đất nước

Để xuân nay dừng chiêm ngưỡng Huế xưa

Thắp nén nhang viếng tiền nhân thuở trước

Hỏi Huế bây giờ đã trẻ lại chưa?

 

Em đưa anh về thăm chốn cũ

Tìm lại tuổi xanh áo trắng phượng hồng

Em và Huế đang ngược thời thiếu nữ

Anh xin làm bến đợi phía cuối sông.

 

HOÀI NIỆM

Bài thơ bắt đầu bằng câu thơ tả thực: “Em đưa anh về thăm Huế mới”, thông báo “anh” đã đến Huế và biết Huế tự lâu rồi. Về tổng thể mọi thứ ít đổi thay, cả về địa danh “Phú Xuân, Thuận Hóa”; cả về hình thế núi sông vẫn như ngày trước anh đã đi qua: “Trời Ngự Bình xanh cao vời vợi/ Nước Hương Giang êm ả lững lờ trôi”.

Có thêm tuổi đời, đi thăm đền đài lần này, tác giả thêm cảm nhận nhân tình thế thái ít đổi thay theo thời gian; giúp chiêm nghiệm phận làm người trước biến cố lịch sử sâu sắc hơn: “thử làm vua chốc lát” không phải mong mỏi trải nghiệm tiện nghi vua chúa dùng; chỉ “Để cả đời thư thái phận thường dân”. Kết quả của việc này là tâm bình thân ổn: “Rời đỉnh phù du chung niềm vui thường nhật/ Được nói cười thỏa thích giữa người thân”.

Mang cảm giác thanh thản, tác giả đi thuyền rồng xem biểu diễn ca Huế. Từ cảm nhận khúc “Nam Ai” của người không sinh ra và lớn lên ở Huế đã có liên tưởng vô giá: cầu Trường Tiền (cũ) công trình lịch sử thấp thoáng trong đêm bao phủ bởi tiết tấu nhạc đang nghe, tạo thành hình ảnh kết nối nghệ thuật âm thanh với công trình “Cầu Trường Tiền vắt ngang làm khuông nhạc”. Cảm nhận nối tiếp cảm nhận về nghệ thuật và công trình văn hóa lan tỏa vào những người Huế thân thương. Họ làm nên lịch sử văn hóa của mảnh đất này: “Mỗi bóng người qua – một nốt nhạc ngân dài”. Đảo trật tự 2 câu thơ như cách đảo thời gian để đi từ kết quả về nguyên nhân, ta có trọn vẹn mệnh đề lô gic: Người dân Huế đang sống, không chỉ là chứng nhân mà chính họ cùng với tiền nhân mới là nhân tố xây dựng và tỏa lan giá trị của xứ Huế mộng mơ…

MŨI TÊN THỜI GIAN

Cảm nhận trên không phải là bất ngờ, nếu ta tiếp tục đọc câu thơ tiếp theo, nó không đi theo chiều thời gian mà đi ngược mũi tên thời gian, chỉ để lý giải khi thăm Huế hôm nay, nghe điệu dân ca, nhìn các công trình và con người, cho ra cảm giác mới; có được nhờ những lần qua Huế, đi khắp đất nước và để tích tụ văn hóa dân tộc, có phần Huế hòa trong đó như là một phần của sự thống nhất vĩnh hằng: “Ta bên nhau suốt chiều dài đất nước/ Để xuân nay dừng chiêm ngưỡng Huế xưa”.

Thắp nén nhang viếng tiền nhân thũa trước”, chỉ để hỏi tiền nhân về tương lai của các cụ (tức là thời nay): “Hỏi Huế bây giờ đã trẻ chưa”. Theo logic hình thức, câu hỏi các cụ đã mất phải là “Huế bây giờ đã già chưa?”. Từ băn khoăn này, đọc tiếp câu thơ về không gian: “Em đưa anh về thăm chốn cũ”. Vậy là tác giả đang đưa độc giả du hành ngược thời gian, tìm những giá trị trường tồn của Huế: “Tìm lại tuổi xanh áo trắng phượng hồng”. Câu thơ có mầu sắc được chọn lựa cẩn thận cho ra 3 mầu cơ bản: xanh - tượng trưng cho sức sống, tươi mới, vững bền; trắng - sạch sẻ, tươi mới và trọn vẹn; hồng - tình yêu trong sáng, hồn nhiên, ngọt ngào lãng mạn. Theo đó, những mầu có thể hòa trộn theo tỷ lệ khác nhau thành các gam mầu đủ để vẻ nên bức tranh của Huế xưa và nay…

Và do mải mê trong hoài niệm nên: “Em và Huế đang ngược thời thiếu nữ”. Tác giả bị bỏ rơi lại trong thời hiện tại, muốn tìm lại xưa phải đón ở bến thời gian do mình tạo ra: “Anh xin làm bến đợi phía cuối sông”. Đó là con sông thời gian chảy về ngày xưa trong dòng tâm tưởng, khơi lại giá trị xưa đang mai một của hôm nay.

***

LIÊN TƯỞNG TỪ BÀI THƠ

Bến thời gian?

Tác giả mời độc giả lên thuyền ngược dòng sông thời gian, chúng ta thấy lại lịch sử Thuận Hóa xưa được gọi tắt và bị trệch là “Huế” nay trong phương ngữ cư dân bản địa của nhiều dân tộc cùng lấy Huế làm quê cha đất tổ và được kể lại như sau:

Bến mà tác giả đợi trên con sông thời gian có tên: thế kỷ thứ 14.

Cuối năm 1282, Hốt Tất Liệt sai Toa Đô chỉ huy hạm đội hải quân Nguyên vào biển cửa Đợi, ngược sông Thu Bồn, tiến đánh Chiêm Thành. Chế Mân chỉ huy hai vạn quân Chiêm rút khỏi kinh đô vào rừng núi chống cự. Nhà Trần điều quân và thuyền chiến sang giúp Chiêm chống quân Nguyên cùng với việc Đại Việt yểm trợ ngăn chặn đường bộ quân Nguyên. Toa Đô đánh nhiều lần không được. Hai đạo quân Đại Việt, Chămpa hợp lưu tại Cửa Đợi (Cửa Đại) tạo nên dòng rip nhấn chìm đại quân xâm lược….Trong nhiều năm liền, không thể vượt qua Đại Việt và Chiêm Thành, quân Nguyên bỏ mộng xâm lược hai nước anh em trên dải đất ven biển Đông.

Năm 1288, Chế Mân lên ngôi nối nghiệp cha, là vị vua thứ 34 của vương quốc Chiêm Thành; trị vì từ năm 1288 đến năm 1307. Người Việt vẫn gọi ông với cái tên Việt hóa thân thương: Chế Mân - một vị vua anh minh, thương dân và hòa bình với các nước lân bang, nên được nhân dân hai nước tôn trọng.

Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời du ngoạn Chiêm Thành, được Chế Mân tiếp đãi nồng hậu. Cảm mến tấm lòng và trí tuệ quốc vương, chia tay, Trần Nhân Tông hứa gả con gái Huyền Trân cho Chế Mân, chỉ ngại lúc đó Chế Mân đã có chính thất hoàng hậu Tapasi. Là người anh hùng, không lấy không của ai cái gì, cũng để khẳng định giá trị của mối tình hòa hiếu và sự vô giá của chính công chúa Đại Việt, nơi không thiếu tơ lụa, bạc vàng… năm 1306, Chế Mân dâng châu Ô và châu Lý (vốn là 2 vùng đất hiểm trở và nghèo nàn cạnh kinh đô Trà Kiệu giàu có bậc nhất khu vực giáp biển Đông) cho nhà Trần của Đại Việt, nói là của hồi môn để có lý do phong Huyền Trân làm hoàng hậu Paramecvari. Về quân sự việc giao vùng biên ải giữa hai đèo cao cho Đại Việt làm thành trì trấn giữ mạn bắc sẽ tốt cho phòng thủ Chăm Pa…

Bằng công sức muôn dân, nhà Nguyễn biến nơi đây thành những xóm làng bên bờ sông Hương, bắt nguồn từ đại ngàn dãy Trường Sơn; sông Hương uốn lượn ôm kinh thành Huế; sau đó hội lưu với sông Bồ tại ngã ba Sình trước khi đổ ra phá Tam Giang và chảy ra biển theo hai cửa Thuận An và Tư Hiền.

Theo logic hình thức chữ nghĩa, độc giả có quyền suy đoán cách đặt tên của người xưa: Một cửa sông thuận tiện trong bình an và một cửa sông sông hiền nơi biển hiền, đất hiền; thiên nhiên, con người hòa thuận…

Bên dòng Hương Giang, bà Huyền Trân đã gắn cuộc đời mình với mái tranh nghèo, con đò nhỏ tím trong chiều; mờ ảo trong những đêm trăng. Bà nằm lại giữa đại ngàn bên dòng sông Hương chờ ngày nước lũ đưa về biển đông nơi hội tụ mọi con sông là bến thời gian tồn tại vĩnh hằng… để sau đó lăng tẩm, đền đại mọc lên biến vùng đất nghèo nàn heo hút thành miền quê trù phú…

Đó là đoạn phim quay ngược theo hình trình thời gian mà nhà thơ mua vé cho chúng ta du hành, nó vừa giống vừa khác với chuyến du lịch thăm Huế nay của độc giả…
 

THI PHÁP

Việc sử dụng thời gian làm công cụ biến ảo có trong văn xuôi từ thời truyện cổ tích cho đến nay. Nhưng thuộc tính tương đối của thời gian chỉ mới được Eisten phát hiện đầu thế kỷ XX và thực nghiệm xác thực vào nửa cuối thế kỷ trước và đầu thiên niên kỹ này. Nhưng áp dụng bút pháp này nhuần nhuyễn vào thơ là rất hiếm.

Muốn có được điều đó, độc giả tách chiều thời gian đi về quá khứ khi đọc “HUẾ VÀ EM” mới tìm được thông điệp ẩn trong bài thơ:

Mọi sự kiện rồi sẽ qua đi, còn thơ ở lại.

Vì trong bài thơ này "Em" đưa “anh” về thăm Huế mới.

Nhưng lại đi tìm những giá trị trường tồn của Huế xưa...

***

BẢO TỒN

Từ khảo sát bài thơ theo chiều con thuyền ngược thời gian trên dòng Hương Giang; chúng ta tìm ra lập luận ẩn: Huế xưa dù ít xô bồ, khói bụi như bây giờ thì vẫn không thể không lưu lại chút ô nhiễm môi trường sống và môi trường văn hóa trong bức tranh tả thực hôm nay. Bài thơ là bức tranh sạch đẹp, trong suốt về Huế; cũng chính là bức tranh các giá trị cần được bảo tồn.

Dĩ nhiên, vài trăm năm sau sẽ có hai phương án cho Huế:

- Sẽ chắt lọc được vài giá trị hôm nay để đưa vào kho tàng văn hóa;

- Hoặc xóa sạch để Huế mới hoàn toàn...

Là do ý thức của chúng ta tác động lên con cháu chúng ta bằng các biện pháp tổng hợp trong đó có thơ ca.

***

Tôi chưa tìm được bài thơ nào về hoài niệm Huế của người không sinh ra và lớn lên ở Huế hay hơn bài thơ này. Do bài thơ gợi nên hoài niệm của những người đọc nó và thức tỉnh khát khao bảo tồn văn hóa cố đô bằng cách phát triển trên nguyên tắc phủ định kế thừa.

Trong thời gian gần đây, thơ rơi vào bế tắc khiến một số tác giả sử dụng thể loại thơ mới dùng văn xuôi và gọi là thơ. Từ xưa đến nay, văn xuôi có chất thơ thường là hay và ngược lại, thơ có chất văn xuôi luôn dở tệ. Về phần mình, nhà thơ  Nguyên Hùng vẫn cần mẫn tìm đường đi cho thơ của mình, vừa đảm bảo có vần điệu, mềm mại, giàu hình ảnh, âm thanh và có sáng tạo ngôn từ… những tố chất gọi là thơ truyền thống; hòa trộn với nội dung mới mang hình hài siêu thực kết hợp kiến thức mới của nhân loại, những vấn đề của hôm nay và các dự báo cho tương lai… Với cách làm này, nhà thơ đang góp một tiếng nói trong việc định hướng con đường phát triển cho thơ hiện đại: trước hết phải từ những giá trị đã được khẳng định từ ngàn đời để đi lên./.

Sài Gòn, mùa đông năm 2024

L.T.H

Ghi chú: Những chữ viết xiên là trích nguyên văn từ ngữ của hai bài thơ.

Tác giả đọc "Huế và em" trong chương trình Nét Xuân của HTV.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Năm 2025 và những cánh cửa cho sự phát triển
Tình yêu dang cánh én/ Mang theo mùa xuân về
Xem thêm
Chùm ký họa chân dung một số văn nhân mặc áo lính
Nguyễn Minh Châu, Hoàng Nhuận Cầm, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Trọng Oánh, Phạm Ngọc Cảnh, Hoàng Cát
Xem thêm
Với nhà thơ Quang Chuyền
Thơ tặng và một số hình ảnh lưu niệm
Xem thêm
Ủ ngọt cho nhau | thơ Nguyên Hùng
Tia nắng mồ côi đã ửng hồng hương sắc/ Và môi em thắm lại những nụ cười.
Xem thêm
Chùm thơ ký họa chân dung nhà thơ - nhà giáo
Các ký họa chân dung các nhà giáo nhà thơ: Đặng Nguyệt Anh, Nguyễn Thị Ánh Huỳnh, Võ Kim Liên, Huệ Triệu, Trần Kim Dung, Triệu Kim Loan
Xem thêm
Những vầng trăng của ông – Chùm thơ & hình ảnh
Chùm thơ đăng báo Giáo dục & Thời đại; Clip hình ảnh Ngũ Long cháu gái
Xem thêm
3 bài thơ ngắn và một lời bình
Chùm 3 bài thơ Truông Bồn, Vờ Tết, Hình như tôi đã...
Xem thêm
Thơ lên webstie sau ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Thơ tặng 2 nữ nhà thơ: Nguyễn Bính Hồng Cầu và Trần Mai Hường
Xem thêm
Chùm thơ Nguyên Hùng dịch từ tiếng Nga
Chùm thơ của Raxul Gamzatov, Rozhdestvensky Robert và Solomon Fogelson
Xem thêm
Monh manh cánh buồm & Bên cầu nhớ cha
Thơ đăng Tạp chí Thương mại Hàng Hải số Kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
Xem thêm
Võ Miên Trường vén chiều thắp nắng
Tặng nhà thơ Võ Miên Trường nhân dịp ra mắt tập thơ Lục bát chân mây
Xem thêm
Nhìn thì có vẻ cũng sang | Thù tạc lục bát
Xướng họa thơ lục bát Nguyễn Minh Tâm - Nguyên Hùng
Xem thêm
Bí tứ bí vần
Chùm thơ ngắn 2 bài: Bí thư thăm nhà; Cụ Nghị Quế thăm nhà
Xem thêm
Tóc bạc trắng đầu còn trẻ dại
Tóc bạc trắng đầu còn trẻ dại/ Ước gì níu lại tháng ngày qua!
Xem thêm
Máu xương đồng đội, thịt da hóa trầm | Chùm thơ tri ân các anh hùng, liệt sĩ
Chùm thơ về Ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn, Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Hàng Dương...
Xem thêm
Gặp lại | Thơ Nguyên Hùng – Nhạc Vĩnh Phúc
Xin cám ơn số phận cho mình gặp lại nhau
Xem thêm
Chùm thơ về bóng đá của Nguyên Hùng
Nhân dịp này, Cánh buồm thao thức xin giới thiệu chùm thơ nhật ký bóng đá vừa tìm lại được trên trang FB Nguyên Hùng.
Xem thêm
Chùm ký họa 6 nhà văn, nhà thơ làm báo
Ngô Vĩnh Bình, Nguyễn Quang Thiều, Văn Công Hùng, Lê Thiếu Nhơn, Bùi Anh Tấn, Lại Văn Long
Xem thêm