TIN TỨC
icon bar

Những nốt trầm lặng lẽ trên cung đàn thời gian

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2025-01-13 19:35:43
mail facebook google pos stwis
202 lượt xem

TUẤN TRẦN

Mình yêu thơ, bởi chỉ thơ thôi mới có vạn trạng ngữ nghĩa cho mình giao đãi cảm quan nghệ thuật. Trong thơ là thế giới được mã hóa kí hiệu học nhiều nhất tạo ra một dòng ngữ lưu mênh mông để mình có thể nhúng “số phận” chữ nghĩa của mình trôi dập dờn, vươn với hay ngụp lặn trong cái lấp lánh của ảnh tượng. Thơ Đinh Nho Tuấn, Trần Mai Hường, Huệ Triệu, Nguyên Hùng, Thanh Hoàng,… Tuy khác - giống, chung – riêng (như đã bình - cảm) nhưng tất cả đều là tổng hòa một khối kiến trúc hình thái nhịp điệu lặng lẽ, nhịp nhàng của thơ.

Ấy là thế giới dung dị, đời thường, cái nhẹ nhàng nhung nhớ, cái thao thức, bồi hồi, cái “thấp thoáng” bóng hình ai đó trong thơ. Với Nguyên Hùng chữ nghĩa và nhân sinh “nhẹ bồng”, biết cất cánh bay cao như cách chim xuôi chiều gió. Đó là những “nhịp điệu cảm tình”, cuộc hành trình êm đềm của tiếng thơ, hay lòng người luôn thấy “thỏa đáng” với cái đẹp phơi phới của những bông hoa, tán lá đang che chắn cuộc đời… Bởi vậy rất duyên với âm nhạc để xứng đáng cho đời thấu- nghe- ngâm ngợi.

Thơ Phùng Hoàng Anh xôn xao tình đời, tình người. Ôm ấp tình yêu riêng và thiêng liêng trong những vần “lục bát đôi câu”. Đó là sự dạt dào của một tiếng thơ nuôi dưỡng sự sống và hương sắc của mùa xuân đương ràn rực. Những gặp gỡ, cơ duyên, mảnh hồn hạnh ngộ trở nên biếc xanh trong hội sinh tình nghĩa. Như thư mưa gió phố, Phùng Hoàng Anh là hồn thơ nữ ứa trào chan chứa giọt mật hạnh phúc, trên những cành xuân dập thở những đơm nở chồi nụ…

Đinh Nho Tuấn đặt thơ vào bối cảnh thời đại kịch liệt để luôn có những chông chênh, động chạm và trải bày ra nỗi niềm xoay xở, lật trở, níu vương, neo bám đời, người. Một sự băn khoăn sống sao cho ra hình hài sự sống, giao đãi người- người sao cho phải. Sau tất cả những tiếng lòng nhọc nhằn đối thoại với đời sống để tựa nương nhau qua cơn cuộc đời. Có những chật hẹp, bí bức, nhiều khoảng trống, ngõ lối thăm thẳm vào vườn thơ.

Thanh Hoàng đong đầy chân quê, tình người sau cơn bĩ cực. Cái quan trọng cuối cùng là thỏa đáng tâm niệm mình - người. Trong tiếng thơ Thanh Hoàng là “đối đãi”, là “gìn vàng giữ ngọc”, là gói ghém, nâng niu, góp nhặt bền bỉ chút tình tri âm. Dặm dày một hồn quê neo đậu bến quê quánh vắng. Là trong đơn khó, cơ hàn vẫn vươn tay run rẫy, vững tâm nâng đỡ một “nhỏ nhoi”…

Trần Mai Hường tạo ra không gian tâm tưởng cựa quậy, phập phồng trong khung khổ kí ức. “Âm thầm như cơn bão” trở về nơi vườn tình đầy “ưu ái” anh/ em. Trong thơ chị có cái “nữ nhi thực là lụa gấm” lẫn cái “cảnh tượng ngữ nghĩa” trong trạng thái khi dập dờn, khi như nhiên, gián đoạn và chênh chao, phong nhiêu mà thanh thoát trên bầu không tưởng tượng. Những khoảnh khắc xoắn xuýt, lưu luyến, vẽ nên nhiều dáng tình… Với mảng “tình thi” Trần Mai Hường tạo dấu ấn bởi hành trình lý giải nguồn cơn đưa dẫn hai con người cùng quá giang một đoạn đời, rồi vì nỗi vật chất, tiền nong nào đó đã đứt quãng những neo buộc để váng vất bóng dáng quá khứ… Đau đáu lý giải nỗi đau trần thế với “ngàn đao vạn đòn” chia biệt, căn nguyên của đớn đau cuối cùng vẫn là từ “sợi tình tơ nghĩa”.

Thơ Huệ Triệu là thế giới những “bức thư thiêng liêng”, những lời thưa thốt yêu thương với nhân thế, với hương quê vị quán. Tiếng thơ như tiếng vọng xa xăm, ôm giấu vào cõi lòng những dòng nhựa sống rộn ràng, rung rinh… ngậm ngùi những “sông sâu bến lạ”…

Một cõi nhân gian ngắn ngủi, thơ đã “quấn búi” trong hỉ, nộ, ái ố, rồi tìm đường “đào thoát” cho sự mắc cạn của linh hồn trong phù sinh vạn thế. Dù là nhẹ nhàng và thắm thiết yêu đời như Nguyên Hùng hay day dứt khôn nguôi như Đinh Nho Tuấn. Thì trước hết nhà thơ đã phải ứa trào giọt nước mắt đớn đau của sinh thể để rồi mới nhìn, nhìn cho thấy cái rộng, cái sâu, cái khác của nhân sinh, tình người…

Như hàng cây xanh thẳm, tiếng chim líu lo, như cánh bướm mong manh bay trong vườn đời mênh mông. Thơ luôn rộng mở đón những rì rào biếc xanh, cho chú chim sâu đậu vào bờ vai…

Cảm ơn thơ, những người bạn của thơ đã giúp mình tạo ra những khoảng run ngân giữa nhịp đời xuôi ngược.

(Ghi chú: Cá nhân người viết kính xin lỗi và mong được “thể tất” vì đại từ “mình” được sử dụng trong bài thơ có thể chưa thực sự phù hợp trên một phương diện/ góp độ nào đó).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng: Có nụ mừng nụ…
Nguồn: Trang web Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Để văn học Việt Nam cất cánh bay xa?
Bài trả lời phỏng vấn của “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam”
Xem thêm
Phùng Văn Khai - Gương mặt thứ 81!
Bài của Nguyễn Thanh Tú trên Website Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Làm thế nào để văn học Việt Nam vươn ra thế giới?
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TPHCM số 156, ngày 26/12/2024.
Xem thêm
Nghệ sĩ, khi đã chín
Nguồn: Tạp chí Tri thức
Xem thêm
Đôi điều về Anh Đức nhân 10 năm người con của An Giang về với đất
Bài viết Đôi điều về Anh Đức nhân 10 năm người con của An Giang về với đất và một số hình ảnh về cuộc hội thảo cùng 2 clip đã được trình chiếu tại sự kiện này.
Xem thêm
Cái đích của nhà văn là viết ra văn
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Trí tuệ nhân tạo có tranh mất việc của nhà phê bình?
Bài in Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 31 (tháng 12/2024)
Xem thêm
NSƯT Phan Thị Thu Lan, người chở đò thầm lặng
Nghệ sĩ Phan Thu Lan vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007
Xem thêm
Diệp Minh Châu – Người nghệ sĩ huyết họa chân dung lãnh tụ
Nghệ sĩ Diệp Minh Châu (1919-2002), người Bến Tre, là một nghệ sĩ lớn của Việt Nam.
Xem thêm
Tạp chí Văn nghệ HTV - Mỗi tuần một nhân vật: Tác giả Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ
Tạp chí Văn nghệ HTV giới thiệu tác giả Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ
Xem thêm
Hương bưởi sau nhà
Bài của Nguyễn Thanh trên báo Văn nghệ
Xem thêm