TIN TỨC
icon bar

Nhà thơ Nguyên Hùng: “Giá mỗi chiều được về quê ngụp tắm”

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2021-09-30 19:47:47
mail facebook google pos stwis
2037 lượt xem

Là cựu nghiên cứu sinh Đại học Thủy Lợi Matxcơva, đã có 15 năm là trưởng phòng Khoa học kỹ thuật và trợ lý Tổng giám đốc một công ty với gần 1.000 cán bộ, kỹ sư, nhưng Nguyên Hùng mà tôi biết lại là một nhà thơ sống chân tình, thật thà, cởi mở với bạn bè. Trong những cuộc trò chuyện, anh không nhắc tới những ngày tháng quyền hành, không nhắc tới những học hàm học vị, chỉ có những sẻ chia bằng những nụ cười, thơ, nhạc. Thơ của anh có duyên cũng bởi chất thật thà, giản dị ấy. Nguyên Hùng nói, đó chính là “chất Nghệ” mà dù có xa hàng chục năm thì anh vẫn luôn gìn giữ cho mình.

Nguyên Hùng yêu quê tới mức, 40 năm sống ở Nga, Hà Nội, Sài Gòn, giọng anh vẫn giữ chất sóng chất gió của vùng biển Nghi Lộc, thơ anh bao năm vẫn trăn trở những hoài nhớ về câu ví, dòng sông, bờ biển quê nhà. Mà đặc biệt nhất ở anh, là tính cách bộc trực, cởi mở, chân tình mà bất cứ ai tiếp xúc cũng nhận ra “chất Nghệ”, cũng có khi pha chút gàn và bảo thủ như anh tự nhìn nhận.

PV: Người ta đồn nhà thơ Nguyên Hùng cưới được vợ nhờ biết “nịnh” bố vợ bằng thơ. Thực hư chuyện này như thế nào?

NH: Cũng không hẳn thế. Sự thực là khi mới làm quen với vợ tôi bây giờ, tôi có làm bài thơ vui có tựa “Đơn xin làm con rể” gửi cho cô ấy. Cũng có thể coi đây là lá đơn bằng thơ, vì cũng có thưa gửi, trình bày hoàn cảnh, đề đạt nguyện vọng và hứa hẹn… Bài thơ có chút hóm hỉnh, vì thoạt tiên thì thưa hai cụ, đến giữa chừng thưa hai bác và cuối đơn đã chuyển sang thưa ba má. Và có lẽ do giọng thơ thật thà và hóm hỉnh nên đã gây được ấn tượng ngay với cô ấy. Nhưng, nếu chỉ “tấn công” cô ấy bằng thơ thì không chắc thành công đâu. Các cụ thân sinh vợ tôi ngày ấy cũng sớm nhận ra cậu con rể tương lai không đến nỗi nào.

PV: Người phụ nữ mà anh “cưới bằng thơ” ấy có chia sẻ nhiều hoặc tạo nhiều cảm hứng sáng tạo trong sáng tác của anh không?

NH: Vợ tôi dù không hào hứng với việc tôi làm thơ và in thơ, nhưng cũng không đến nỗi tỏ ra phản đối, và thực tế là tôi đã cho xuất bản 5 tập thơ trong khi vẫn còn thơ cho vài tập nữa. Trong số các sáng tác của mình, có nhiều bài tôi viết bằng cảm hứng từ “người phụ nữ” mà bạn nói và một số đã được các nhạc sĩ phổ thành những ca khúc rất dễ thương.

PV: Hàng chục năm làm trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nhưng đọc thơ Nguyên Hùng vẫn rất dịu dàng, trữ tình. Cách nào để anh có thể gác những phần khô khan, thô ráp hoặc sự tính toán, kĩ càng (khi người ta vẫn nghĩ về khoa học kỹ thuật) để sống với thơ trữ tình?

NH: Các bạn biết đấy, ở xứ mình, có không ít các nhà thơ xuất thân từ nghề dạy toán hoặc các ngành khoa học kỹ thuật. Tôi cũng chỉ là một trong số rất nhiều người đã bị thơ quyến rũ đến mức đôi lúc sao nhãng cả công việc chính của mình.

Về câu hỏi của bạn, có lẽ tôi xin được chia sẻ điều này: Tôi yêu văn thơ từ hồi còn học trường huyện, cuối cấp 3 từng có nguyện vọng thi vào Tổng hợp Văn, nhưng nhà trường khi đó (1973) đã xếp tôi thi vào Đại học Thủy lợi(!?). Dù sau này học lên đến tiến sĩ ngành công trình thủy thì tôi vẫn luôn thầm trách Ban tuyển sinh trường huyện ngày nào, vì trong tôi tình yêu văn chương vẫn lớn hơn tình yêu khoa học kỹ thuật.

PV: Mỗi năm, dù rất bận anh vẫn thu xếp về quê dăm bận. Xứ Nghệ có lẽ mang nhiều ý nghĩa với cuộc sống và sáng tác của anh?

NH: Chính xác thì trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm tôi cố gắng thu xếp về quê vài ba chuyến. Thú thực, nếu có điều kiện thì có thể bay ra bay vào nhiều hơn, vì có quá nhiều sự kiện, nhiều dịp hiếu hỷ để cùng gánh vác, chia sẻ với người thân, họ hàng và bạn bè ở quê. Trong đó, các cuộc gặp mặt với thầy cô giáo cũ, bạn bè cũ trường huyện luôn có ý nghĩa rất đặc biệt với thế hệ chúng tôi, và đó cũng là một trong những mạch cảm xúc phong phú cho thơ.

Tôi may mắn là có một số thơ viết về biển, về quê hương được nhạc sĩ Lê An Tuyên - một người em đồng hương tài hoa - phổ thành những ca khúc được nhiều người yêu thích và được giới thiệu nhiều trên màn ảnh nhỏ, như Sóng không từ biển, Bến xưa, Lời hẹn tình quê… Những chuyến về quê của tôi ngày càng ấm áp hơn, sâu lắng hơn với những nốt nhạc - lời thơ được cất lên qua giọng hát của bạn bè, người thân.

Nói về quê, có lẽ tôi xin trích mấy câu thơ của mình:

Ơi dòng sông ngọt lịm điệu đò đưa

Ơi dòng sông mặn mòi câu ví dặm

Giá mỗi chiều được về quê ngụp tắm

Giữa trong xanh da diết một cánh buồm...

(Gửi dòng sông câu ví)

PV: Viết thơ chân dung, trước anh, nhà văn Xuân Sách, Trần Nhương… đã rất nổi tiếng dù không ít bầm dập. Anh có ngại mình sẽ mang tiếng, sẽ “bầm dập” khi họa chân dung văn nghệ sĩ? Và việc ít người nhìn nhận sự sáng tạo trong thể loại thơ này có khiến anh ngần ngại?

NH: Cuốn “Chân dung 100 nhà văn” của Xuân Sách thì tôi được đọc từ hai chục năm nay, trước cả khi được tác giả ký tặng một bản copy ngày ông còn sống. Cuốn “Khúc khích với văn nhân” của Trần Nhương tôi cũng được tác giả tặng một trong hai tập mới đây, trong lúc tôi đang viết cuốn sách tương tự. Thú thực, khi bắt tay viết cuốn sách của mình, tôi cũng đã rất phân vân. Nhưng không phải vì sợ bị đụng chạm, mà chỉ sợ gây nhàm chán, vô vị, nếu mình viết không tới. Nếu Xuân Sách thiên về bóc mẽ, chế giễu các nhân vật, nếu Trần Nhương lồng vào những tiếng cười “khúc khích” khi miêu tả các văn nhân thì có lẽ tôi thiên về sự ngưỡng mộ, vinh danh các văn nghệ sĩ. Tôi yêu mến họ hoặc bởi con người, hoặc bởi tài năng, hoặc bởi sức lao động sáng tạo không mệt mỏi, và đó là động lực để tôi bắt tay và hoàn thành “dự án” của mình trong vòng 4 tháng.

Và thú thực, tôi không coi tập “102 mảnh ghép văn nhân” là một cuốn chân dung văn học mà chỉ là một cuốn kỷ yếu nho nhỏ. Đây cũng không phải là tập hợp những gương mặt tiêu biểu được tuyển chọn mà chỉ đơn giản gồm các phác hoạ về bạn bè quen biết hoặc những người tôi từng đọc, từng nghe và đem lòng yêu mến... Trong số họ có những nhà văn, nhà thơ rất nổi tiếng, đồng thời cũng hiện diện các tác giả có thể lần đầu bạn đọc nghe tên.

Nhiều năm gần đây, do văn hóa đọc bị suy giảm nhiều nên có thực tế đáng buồn là người đọc ít biết ít nhớ đến tác phẩm của các nhà văn nhà thơ, kể cả các tác giả được giải thưởng Nhà nước hoặc cao hơn, vì vậy, tôi muốn qua cuốn “102 mảnh ghép văn nhân” góp phần giúp bạn đọc yêu văn chương điểm lại, nhắc lại những gì mà các nhà văn nhà thơ đã viết. Nếu cuốn sách được đón nhận, có thể tôi sẽ viết tiếp tập tiếp theo, vì còn nhiều văn nghệ sĩ tôi yêu mến nhưng chưa đủ tự tin để tìm hiểu và viết về họ.

PV: Là chủ nhiệm Hội thơ Nghệ Tĩnh ở TP.HCM, anh nhận xét gì về thơ của người Nghệ xa quê? Câu lạc bộ hiện sinh hoạt như thế nào để vừa hòa nhập giữa Sài Gòn mà vẫn giữ nhiều “chất” Nghệ?

NH: Đây là một câu hỏi khó. Tôi chỉ xin phép được giới thiệu đôi nét về Hội thơ mà tôi được bầu làm chủ nhiệm từ đầu năm 2013 và tái bầu chọn từ năm 2016.

Hội thơ Nghệ Tĩnh tại TP.HCM được thành lập ngày 28/6/2008, đến nay đã tuyển chọn cho xuất bản 6 tập thơ in chung (Thao thức Lam Hồng - 2008, Tìm về lời ru - 2009, Tự tình với biển - 2010, Thương nhớ Lam Hồng - 2011, Đau đáu một miền quê – 2013, Lam Hồng 6- 2015) được nhiều bạn đọc yêu mến và từng được chọn giới thiệu trên sóng VTV.

Theo tôi, người ta thường làm nhiều thơ và thơ hay hơn khi họ xa quê. Chính tình cảm nhớ nhà nhớ quê là nguồn cảm hứng không ngừng cho những vần thơ và trang viết. Với người xứ Nghệ vốn nặng lòng với quê hương xứ sở thì điều này càng rõ hơn. Và thực tế, trong số các sáng tác của các nhà thơ hội viên Hội thơ Nghệ Tĩnh tại TP.HCM, chiếm một phần không nhỏ là các bài thơ về mảnh đất miền Trung chịu thương chịu khó của cha ông mình.

Vào thời điểm hiện nay, trong số hơn 30 hội viên của Hội thì có gần 10 người đã được gia nhập Hội Nhà văn TP.HCM, Hội Nhà văn Việt Nam, nhưng tôi cho rằng, bản thân các nhà thơ này nói riêng và cả Hội thơ Nghệ Tĩnh nói chung vẫn luôn giữ được chất “gàn”, sống và yêu hết mình của người Nghệ.

Nhà thơ Nguyên Hùng tên thật là Nguyễn Nguyên Hùng, quê Nghi Lộc, Nghệ An, là sinh viên Đại học Thuỷ lợi Hà Nội (1973-1978), nghiên cứu sinh Đại học Thuỷ lợi Moskva (1988-1994), Tiến sĩ công trình thuỷ và nền móng. Chủ nhiệm Hội Thơ Nghệ Tĩnh tại TP.HCM. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm đã xuất bản: Cánh buồm thao thao thức (NXB Hội Nhà văn, 2007), Sóng không từ biển (NXB Hội Nhà văn, 2009), Bay về phía bão (NXB Văn Học, 2013), Dấu chân lục bát (NXB Hội Nhà văn, 2014), 102 mảnh ghép văn nhân (NXB Hội Nhà văn, 2017)…

Ông có gần 50 bài thơ được phổ nhạc, trong đó nhiều ca khúc được giới thiệu trong chương trình tác giả - tác phẩm của VTV như: Sóng không từ biển, Bến xưa, Lời hẹn tình quê…

P.V. (Báo Nghệ An cuối tuần, 6/2017).

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Quanh một bài thơ đoạt giải gây tranh cãi
Chùm thơ, 3 bài, đã giúp tác giả người Thái Tòng Văn Hân, giành giải B trong cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ 2019-2020. Nhưng chính ban giám khảo và người được giải cũng không thể ngờ, một trong ba bài thơ đó lại gây tranh cãi nảy lửa trong dư luận. Đó là bài “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”.
Xem thêm
Phải kiêu hãnh làm người!
Người Việt Nam chúng ta, ngay trong ngày hôm nay, nếu không có đủ tự tin kiêu hãnh làm người thì đừng nói có thể làm được bất kỳ điều gì, dù nhỏ nhất như tự bưng bát cơm ăn, tự mặc quần áo, tự giải quyết vấn đề cá nhân lặt vặt mà người khác giới hoặc lú lẫn, hoặc mới sơ sinh cần phải hỗ trợ như một lẽ tất nhiên.
Xem thêm
Bùi Phan Thảo: “Khi đời mình cũng cheo leo đồi dốc”
Giờ đây, quê hương Quảng Trị, đã có nhiều tiếng nói thi ca mới, trẻ trung, hiện đại, đa chiều, thế sự… vừa là kế tục truyền thống, mang hơi thở, nhịp điệu cuộc sống mới hôm nay, tiêu biểu chính là Bùi Phan Thảo, thơ anh đang tạo nhiều âm vang và dư ba trong lòng bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc…
Xem thêm
Một Nhà thơ – Thầy thuốc Nhân dân nặng lòng với chiến dịch phòng chống Covid tại TP.HCM
Một Nhà thơ – Thầy thuốc Nhân dân nặng lòng với chiến dịch phòng chống Covid tại TP.HCM
Xem thêm
Văn học trẻ TPHCM: Chờ đột phá
Tháng 12/2021, Hội Nhà văn Việt Nam dự kiến tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 tại Đà Nẵng. Hiện tại, Hội Nhà văn TP.HCM vừa hoàn tất danh sách đề cử 15 tác giả trẻ gửi ban tổ chức. Đây là cơ hội để nhận diện văn học trẻ của thành phố hiện nay.
Xem thêm
‘Tôi không tin một tác phẩm thiếu thực tế lại chạm được vào cảm xúc con người’
Sau những dự án về biển đảo với những ấn phẩm ra đời song hành cùng các hoạt động xã hội sôi nổi tri ân hậu phương của những người lính Trường Sa, nhà thơ nhà báo Lữ Mai lại tiếp tục đồng hành cùng những cựu chiến binh trong hành trình kiếm tìm đồng đội. Tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống nhưng không chỉ có tiếng bom đạn, không chỉ có đau thương mà còn có những cảm xúc ngậm ngùi, hoài niệm trên hành trình đưa hài cốt các anh về đất mẹ. Chư Tan Kra là địa danh đã đi vào lịch sử gắn với những cuộc chiến đẫm máu, nhưng Chư Tan Kra xuất hiện trong thơ Lữ Mai không chỉ là những trận đánh ác liệt, mà còn là một kỉ niệm, nơi tình đồng chí được tôn vinh và sống mãi. Chư Tan Kra mây trắng, tập trường ca mới nhất của chị vừa hoàn thành ngay lập tức đã tạo những hiệu ứng xã hội lan tỏa. Chị cho rằng, thực tế là điều kiện quan trọng để nảy sinh cảm xúc khi viết, chị không tin một tác phẩm thiếu thực tế sẽ chạm đến được cảm xúc của người đọc.
Xem thêm
Nhà văn Lê Văn Nghĩa – sống nghĩa tình, viết nghĩa nhân
Dẫu biết trước ngày nhà văn Lê Văn Nghĩa rời xa chúng ta sẽ không còn lâu. Dẫu biết hơn mười năm qua anh đã kiên cường chống chọi với bạo bệnh. Dẫu biết tình yêu chữ nghĩa mãnh liệt đã giúp anh vượt lên nỗi đau bệnh tật để bền bỉ sáng tác và nhiều quyển sách có giá trị liên tiếp được xuất bản, có những quyển sách được nối bản năm bày lần. Dẫu biết anh đã ở lằn ranh hết sức mong manh giữa sự sống và cái chết. Dẫu biết cuộc đời là hữu hạn…Nhưng, khi tin nhà văn Lê Văn Nghĩa vĩnh viễn ra đi, tôi và bạn bè anh, không chỉ bàng hoàng, tiếc thương, mà còn thấy rõ cái khoảng trống mà một nhà văn sống một cuộc đời nhân nghĩa và viết về nghĩa nhân, để lại.
Xem thêm
Thi sĩ Văn Công Hùng: Gã Pleiku lãng tử
Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế (1980),
Xem thêm
Bạn văn: Nguyễn Khắc Phê | Nguyễn Quang Lập
Nguyễn Khắc Phê là nhà văn đầu tiên mình gặp trong đời.
Xem thêm
Nhà văn Lê Văn Nghĩa giữa biết cười và dám cười
Nhà văn Lê Văn Nghĩa đã ra đi ở tuổi 68, lúc 22h25’ ngày 25/7 tại TPHCM, vì ung thư di căn.
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Khải
Đó cũng là lần đầu tiên mình tin anh Khải khuyên mình chân thành nhất. Trước nay anh nói câu gì mình cũng khả nghi. Anh sống khéo nổi tiếng, chưa chê văn ai nửa câu. Hoặc khen hoặc không chứ chưa bao giờ chê.
Xem thêm
Nhà văn Vũ Hạnh: Ngòi bút tỏa sáng tinh thần văn hóa dân tộc
Nhắc đến Vũ Hạnh, chắc hẳn bạn đọc sẽ nhớ đến tác phẩm vang bóng một thời như Bút máu.
Xem thêm
Bạn văn: Nguyễn Trọng Tạo
Thời đó anh Tạo nổi như cồn, bài thơ Tản mạn thời tôi sống được cả nước bàn tán xôn xao, đó là bài thơ có cái nhìn mới mẻ và xót xa về đất nước. Nhắc đến văn chương thời kì đổi mới không thể không nhắc đến bài thơ này.
Xem thêm
Nguyễn Trường viết về quê hương và người lính
Nhà văn Nguyễn Trường tên thật là Nguyễn Xuân Trường,
Xem thêm
Chúc mừng sinh nhật Lê Thiếu Nhơn
Làm thơ, viết báo, phê bìnhKiêm vai chủ web, một mình một sân
Xem thêm
Lưu Quang Vũ có tin ở hoa hồng?
Thơ và kịch dưới một mái nhà chungĐều bay bổng tài hoa và khát khao, quyết liệt
Xem thêm
Chữ Xuân Quỳnh tự hát
Chữ Xuân Quỳnh tự hátNhư hương quỳnh tự thơm
Xem thêm
Vĩnh biệt Đại tá nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Vẫn chân chất đứng bên rừng thốt nốt
Xem thêm
Tô Nhuận Vĩ dưới ngòi bút Nguyễn Quang Lập
Anh em lâu ngày gặp nhau không khỏi có chút ngậm ngùi. Ở Huế nhiều người yêu quí mình
Xem thêm
Khi nhà văn Triệu Xuân trình diễn thơ
Nhà văn Triệu Xuân đọc thơ Chế Lan Viên trong bệnh viện
Xem thêm