- Trang chủ
- Kết quả tìm kiếm
Nếu như “Trăm khúc hát một chữ duyên” là nơi thơ nhạc giao hòa khi giới thiệu 81 ca khúc sáng tác từ thơ Nguyên Hùng thì với tập “Ký họa thơ” (81 chân dung văn học) như một cuốn kỷ yếu nho nhỏ cho thấy rõ một Nguyên Hùng có khả năng đặc biệt trong việc khắc họa chân dung nhiều văn nhân bằng cách "lắp ghép" tên tác phẩm của nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học cùng những hiểu biết thẩm thấu chuyện đời, chuyện nghề văn nhân...
Vâng, cái "đôi khi" thật ghê gớm chứ không phải thường đâu. Biết thế, nhà thơ chỉ viết vỏn vẹn có tám câu thôi; nhưng là bốn cặp chăm ngôn có sức thuyết phục người đọc khó tính.
Tạp chí Văn nghệ HTV - Mỗi tuần một nhân vật: Tác giả "Trăm khúc hát một chữ duyên" và "Ký họa thơ"
Qua bài thơ mô tả Trần Đăng Khoa, Nguyên Hùng đã vẽ nên bức chân dung chân thực về nhà thơ, tôn vinh ba phẩm chất nổi bật: giỏi, giàu và dị. Ông giỏi trong lĩnh vực thơ ca, giàu tính nhân văn, được xem như dị nhân trong phong cách sống và tư duy.
Trong bài viết ngắn này, tôi muốn đồng cảm và tiếp nhận tập Ký hoạ thơ (81 chân dung văn học) của Nguyên Hùng do Nxb Hội Nhà văn ấn hành năm 2024 để tìm hiểu và khẳng định sự thành công của anh qua nghệ thuật ký họa/ khắc hoạ chân dung văn học bằng thơ của một nhà thơ đối với thi hữu và văn hữu một cách chân thành, trách nhiệm và nhân ái.
Hai lần với hai tác phẩm có thể coi là giống nhau cả về Chủ đề, Mục đích và Nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt. HAI TRONG MỘT - Sẽ là khó nếu như non tay với cảm giác trùng lặp. Nhưng Nguyên Hùng đã vượt qua. Anh viết cẩn trọng hơn và dùng từ “ký họa”. Vẫn là chân dung nhưng ở dạng ký họa.
NGUYÊN là linh khí non Hồng
HÙNG văn xứ Nghệ soi dòng sông Lam
"Cánh buồm thao thức" trời Nam
"Sóng không từ biển" dạo thầm khúc duyên...
Chữ duyên - cội nguồn “Trăm khúc hát” và nhiều thi phẩm khác của Nguyên Hùng - chính là sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với vùng quê tuy gian khó nhưng đầy ắp tình người, giàu truyền thống cách mạng và thi ca; là lòng yêu thương vô bờ của tác giả đối với gia đình, những người xung quanh và cuộc đời này; là khát vọng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ cao đẹp để góp phần tô thắm cho đời…
Thơ lồng trong thơ. Đời đằm trong thơ. Nhà thơ ngậm ngùi ngồi trong thơ hay cái đẹp tôn vinh cái đẹp. Dùng thơ vẽ “hồn thơ”. Dùng thơ vẽ “đời thơ”. Dùng thơ vẽ số phận của nhà thơ cho “nên thơ”.
Người nghệ sĩ chảy cùng dòng lịch sử
Như ngọn cỏ, nhành cây, viên sỏi giữa đời!
Anh vẽ lại chân dung Người Nghệ Sĩ