- Trang chủ
- Kết quả tìm kiếm
Nguyên Hùng là một nhà khoa học nhưng lại yêu thơ đến say lòng. Không chỉ in thơ, anh còn cho ra mắt những tác phẩm độc, lạ khi tạo thêm mối duyên tơ giữa âm nhạc và văn chương, giữa thi sĩ và nhạc sĩ mà bằng chứng là tuyển tập “Trăm khúc hát một chữ duyên”.
Có lẽ nào? Là một tiếng sáo lòng, là câu hỏi không thể tỏ tường. Là cơn gió xiêu bạt làm đứt lìa một mối lương duyên nặng nghĩa. Là sự tuyệt vọng của người đàn ông trong những đổ vỡ. Và rồi cũng là tự trách mình và thứ tha cho cuộc đời hiện tồn những khổ đau.
Đọc thơ Nguyên Hùng tôi nhớ quê tha thiết, bởi cái hiền hòa, chân thành, ngọt ngào, thấm đượm như dòng Lam thanh bình, yên ả. Thơ Nguyên Hùng chảy mãi, dòng chảy của những hồi ức, của sử ca, của những con người chân lý, của cảnh đẹp quê hương. Của những tự sự với “Em” rất đong đưa, giao cảm. Thơ Nguyên Hùng đầy chiêm trải, cái vừa phải, chừng mực của những cảm xúc đã tạo ra những bản tình ca đẹp, đủ hoa và lửa dọc đường đi tới…
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà thơ Nguyên Hùng vừa gửi về quê Nghệ tặng tôi hai cuốn sách cùng xuất bản một lần, cùng lấy giấy phép tại NX. Hội Nhà văn. Đấy là "Trăm khúc hát một chữ duyên" và "Ký họa thơ - 81 chân dung Văn học".
Ôi! Quý làm sao tám mươi mốt bông hoa
Tám mốt chân dung, tôi chưa kể hết
Xin cảm ơn nhà Ký Hoạ Thơ tài hoa đã viết
Để tôi đọc nhiều lần về các văn nhân
Tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn trong chuyến Hành trình về nguồn “Âm vang Trường Sơn” do Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức, MC Quỳnh Hoa đã đọc 2 bài thơ xúc động, trong đó có bài “Một thoáng Nghĩa trang Trường Sơn” của nhà thơ Nguyên Hùng, một thành viên trong Đoàn, và sau đây là cảm nhận của đồng nghiệp về bài thơ này.
Trong gia tài văn chương của mình, TS Nguyễn Nguyên Hùng đã có 6 tập thơ trên chặng đường sáng tác được coi là lối rẽ thênh thang của một kỹ sư thủy lợi song toàn.
Từ khi tân nhạc xuất hiện tại Việt Nam, thì những ca khúc thơ phổ nhạc không xa lạ gì với công chúng. Lịch sử tân nhạc Việt Nam tròm trèm một thế kỷ, thật khó thống kê bao nhiêu bài thơ được phổ nhạc. Thơ phổ nhạc chẳng đếm xuể, nhưng có ai hát hay không, lại là chuyện khác.
Hòn Ngư, Hòn Mắt chung chiêng
Sóng không từ biển - từ miền em thôi
Giặc tan
Người về với nhân dân
Sống cùng nhân dân, nói lên tiếng nói của nhân dân;
Khi nằm xuống, Người về nơi Đất Mẹ