TIN TỨC
icon bar

Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-07-20 07:29:55
mail facebook google pos stwis
509 lượt xem

Trân trọng cảm ơn nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đã viết lời bạt cho tập thơ nhạc "Trăm khúc hát một chữ duyên"; trân trọng cảm ơn Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam đã đăng tải bài viết này trong số tháng 6 năm 2024heart
 

ÂN TÌNH GIỮA DUYÊN NỢ THƠ VÀ NHẠC
 

Nhà thơ LÊ THIẾU NHƠN

Từ khi tân nhạc xuất hiện tại Việt Nam, thì những ca khúc thơ phổ nhạc không xa lạ gì với công chúng. Lịch sử tân nhạc Việt Nam tròm trèm một thế kỷ, thật khó thống kê bao nhiêu bài thơ được phổ nhạc. Thơ phổ nhạc chẳng đếm xuể, nhưng có ai hát hay không, lại là chuyện khác.

Nhà thơ Nguyên Hùng có thể xem như một trường hợp may mắn, vì nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc, vẫn thường xuyên vang lên trong đời sống cộng đồng.

Chắc chắn nhà thơ Nguyên Hùng không phải là một tác giả đứng đầu với số lượng bài thơ được phổ nhạc. Thỉnh thoảng, người nọ tuyên bố có mấy trăm bài thơ được phổ nhạc. Thỉnh thoảng, người kia in tuyển tập dày cộm giới thiệu những ca khúc phổ thơ mình. Rôm rả lắm và tưng bừng lắm, dù ai cũng hiểu sự thành bại của thơ phổ nhạc rất khó lường. Giữ kỷ lục hiện nay vẫn là nhà thơ Tạ Hữu Yên (1927-2013) được xác định có cả thảy 147 bài thơ được phổ nhạc, trong đó có những ca khúc tiêu biểu như “Đất nước” do Phạm Minh Tuấn phổ nhạc hoặc “Cảm xúc tháng Mười” do Nguyễn Thành phổ nhạc.

Vậy thì, thử nghiêm túc đặt câu hỏi, thơ được phổ nhạc của nhà thơ Nguyên Hùng có vị trí ra sao trong sinh hoạt văn nghệ? Trước hết, phải nói rằng, nhà thơ Nguyên Hùng có duyên nợ với âm nhạc. Từ những bài thơ công bố ngẫu nhiên trên báo hoặc trên sách, thơ Nguyên Hùng đến tay các nhạc sĩ. Và niềm vui tiếp theo là thơ ông được giai điệu cõng đi xa hơn và ông có thêm ân tình tri kỷ với những người viết ca khúc. Lợi đơn lợi kép của nhà thơ Nguyên Hùng rất rõ ràng như thế.

Tập thơ nhạc chọn lọc “Trăm khúc hát một chữ duyên” có thể xem như một cuộc điểm danh nho nhỏ cho những tác phẩm của nhà thơ Nguyên Hùng đã được phổ nhạc. Điều thú vị là có một số bài thơ lại được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. Có thể kể dăm ví dụ. Thứ nhất, bài thơ “Cánh buồm tình ái” được nhạc sĩ Trung Kim phổ thành ca khúc “Cánh buồm thao thức”, còn nhạc sĩ Lê An Tuyên phổ thành ca khúc “Em và biển”. Thứ hai, bài thơ “Ngàn năm em và anh” được nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Tiến phổ thành ca khúc “Tình yêu em và anh”, còn nhạc sĩ Võ Xuân Hùng phổ thành ca khúc “Khúc hát ngàn năm”. Thứ ba, bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” được nhạc sĩ Hữu Xuân phổ thành ca khúc “Gửi dòng sông”, còn nhạc sĩ Võ Xuân Hùng phổ thành ca khúc lấy đúng tên gốc “Gửi dòng sông câu ví”.

Đặc biệt hơn, phải nhắc đến ca khúc “Trầm tích trong em” được nhạc sĩ Đỗ Tiến Lập phổ từ hai bài thơ “Một thoáng Quy Nhơn” và “Biển quê em” của nhà thơ Nguyên Hùng. Trộn hai bài thơ thành một ca khúc, không phải đơn giản. Bởi lẽ, ít nhất nhạc sĩ phải yêu và phải hiểu nhà thơ.

Ca khúc “Trầm tích trong em” khiến những ai am tường thơ phổ nhạc bất chợt liên hệ với ca khúc “Thà như giọt mưa”. Nhạc sĩ Phạm Duy phổ bài thơ “Khúc tình buồn” của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, thành ca khúc “Thà như giọt mưa” có câu “thà như giọt mưa, khô trên mặt Duyên”, mà nguyên tác thơ không hề nhắc đến nhân vật Duyên. Liệu có phải nhạc sĩ Phạm Duy đã bịa ra Duyên không? Không phải, nhạc sĩ Phạm Duy đã đọc tập thơ “Thiên tai” của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên và phát hiện sự vương vấn giữa thi sĩ với Duyên qua hai bài thơ “Đi trong mưa nhớ Duyên” và “Bài hối trên tay Duyên”, nên khéo léo cho Duyên bước vào ca khúc “Thà như giọt mưa”. Sở dĩ dông dài vướng víu cũng chỉ để khẳng định, nhà thơ có thơ được phổ nhạc thì đồng nghĩa có thêm độc giả hơi độc đáo là nhạc sĩ.

Với độc giả không hứng thú trầm bổng tiết tấu, liệu thơ Nguyên Hùng có thể chinh phục họ chăng?  Những bài thơ trong “Trăm khúc hát một chữ duyên” cho thấy thơ Nguyên Hùng giàu nhạc tính. Nhiều câu thơ của ông đã tự ngân nga ngay trong văn bản “Ơi dòng sông ngọt lịm điệu đò đưa/ Ơi dòng sông mặn mòi câu ví dặm”. Song, ở chính những bài thơ được phổ nhạc, vẫn thể hiện nhà thơ Nguyên Hùng không chỉ làm thơ bằng nhạc cảm. Ngôn từ của ông, khi đắm đuối “Anh lớn lên trên sóng/ Nên say hoài biển xanh”, khi bâng khuâng “Ngồi đây ai cũng có đôi/ Thương về phương ấy một trời một em”, khi buồn bã “Những niềm vui chẳng còn mong níu kéo/ Tìm đậu bến nào ngày tháng không nhau”.

Nhà thơ Nguyên Hùng không dụng công cấu trúc ý tứ hay đẽo gọt chữ nghĩa. Thơ ông nhẹ nhàng và êm ái. Tuy nhiên, bên cạnh sự xao xuyến “Biển triệu năm cứ xanh/ Tóc nửa đời đã bạc/ Nghìn năm em và anh/ Yêu mãi hoài vẫn khát” thì thơ Nguyên Hùng cũng có sự phẫn nộ “Những kẻ nào đang lấn từng bãi đá/ Biển hãy dồn sóng dữ cuốn chúng đi”.

Nguồn cơn sáng tạo bền bỉ nhất của nhà thơ Nguyên Hùng vẫn là niềm vương vấn xứ Nghệ chôn nhau cắt rốn. Cứ chạm đến vùng trời Nghi Lộc – Cửa Lò là ông bồi hồi: “Anh đi tìm em lần theo hương biển/ Theo vị mặn mòi trong những câu ca” để day dứt “Cửa Lò chiều chúng mình trôi đâu?” và để ngổn ngang “Nơi quê hương vẫn nặng nỗi thương nhà”.

5/2024
L.T.N.



Nhà văn NGUYỄN TRƯỜNG

Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Niên
 

Thơ Nguyên Hùng nhiều tâm trạng trước tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi đắm say thông qua hình ảnh biển - ẩn dụ về không gian, thời gian bao la, mênh mông, sâu thẳm, vĩnh hằng... nên chinh phục được trái tim độc giả. Ta hiểu vì sao đến nay đã có hơn 100 bài thơ của anh được phổ nhạc, trong đó hơn 70 bài đã thu dựng. Gần chục ca khúc từ thơ Nguyên Hùng đã được VTV, VTC, HTV… làm chương trình tác giả - tác phẩm hoặc chọn biểu diễn trong các chương trình ca nhạc. Anh có một số bài thơ được 3-4 nhạc sỹ cùng phổ thành ca khúc khác nhau. Nhiều bài phổ nhạc rất thành công như “Sóng không từ biển”, “Bến xưa”, “Em và biển”, “Hoa muống biển”… Riêng ca khúc “Lời hẹn tình quê” nổi tiếng đến nỗi trên YouTube có đến mấy ngàn MV và clip, trong đó có clip thu hút đến hơn 7 triệu lượt người nghe, 2 clip thu hút 4 triệu người nghe. Còn các clip vài trăm ngàn lượt nghe thì nhiều không kể xiết…

(Trích “Tâm thức biển trong thơ Nguyên Hùng”, ANTG cuối tháng 11/2022).


 

Thạc sỹ, NSƯT PHAN THU LAN

Nguyên Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
 

Tôi biết đến tên Nguyên Hùng từ bài hát “Sóng không từ biển”, vì ông chính là tác giả phần lời của bài hát do nhạc sĩ Lê An Tuyên phổ nhạc năm 2010. Đây là ca khúc được VTV chọn làm tên cho một chương trình ca nhạc sau đó một năm – “Sóng không từ biển – những ca khúc phổ thơ được yêu thích”, gồm các tác phẩm: Thuyền và biển, Mơ về nơi xa lắm, Mùa hoa cải, Sóng không từ biển, Trái tim và Khúc hát sông quê.

Những năm sau đó tôi lần lượt được nghe thêm rất nhiều bài hát được phổ nhạc từ thơ của ông.

Đọc thơ Nguyên Hùng, tôi thấy thơ ông chân thực và gần gũi với cuộc sống. Thơ Nguyên Hùng dạt dào cảm xúc yêu thương bởi ông là một người có tâm hồn thi sĩ và trái tim nhạy cảm, một tâm hồn thơ thuần khiết, mộc mạc và chân tình. Hình ảnh thơ, ý thơ nối tiếp liền mạch với những cung bậc cảm xúc về tình yêu con người, tình yêu quê hương... Không phải ngẫu nhiên mà thơ Nguyên Hùng được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành công. Hồn thơ đầy tính nhạc của ông đã được nhạc chắp cánh!

Nguồn: Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, 6/2024.

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đặc tình của A25?
Nguồn: FB nhà thơ Mai Nam Thắng
Xem thêm
Biệt khúc nghĩa tình trong bài thơ “Có lẽ nào?”
Bài cảm nhận của nhà văn trẻ Tuấn Trần
Xem thêm
Nguyên Hùng, một chữ duyên bén trăm ca khúc
Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng giới thiệu tập thơ nhạc Trăm khúc hát một chữ duyên
Xem thêm
Một yếu nhân mang phẩm chất văn nhân
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Hoàng Cát là thế: Anh cứ yêu bằng trái tim thi sĩ
Bài viết của Vương Trọng & chùm thơ Nguyên Hùng
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng: Làm thơ như một cuộc chơi
Bài của nhà văn nhà báo Trịnh Phương Trà trên báo Phú Yên cuối tuần
Xem thêm
Chiến thắng Điện Biên Phủ từ góc nhìn thế giới
Nhà văn Lê Thanh Huệ sưu tầm và biên soạn.
Xem thêm
Viễn Phương và cảm xúc lãnh tụ
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Cuộc trò chuyện đầu năm giữa nhà văn Nguyễn Trọng Tân với bạn văn ở TPHCM
Nhà văn Nguyễn Trọng Tân, tác giả của các tiểu thuyết Thư về quá khứ, Đa đoan cõi tạm, Thiên mệnh, Thiên thu huyết hệ, Phù sa máu…
Xem thêm
Những người bây giờ như Oanh ít lắm, hiếm lắm
Cánh buồm thao thức trân trọng giới thiệu bài viết “Nghệ nhân Nhân dân - Thi sĩ Nguyễn Hồng Oanh về miền mây trắng” của nhà thơ Lê Quốc Hán.
Xem thêm
Cung thứ
Bài viết của Lê Thanh Huệ về nhà văn đa tài Nguyễn Thanh,
Xem thêm
Người nghệ sĩ tài hoa
Nguyễn Thanh (Nguyễn Tấn Thành) là người nghệ sĩ đa tài vì anh sáng tác và thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, tiểu luận phê bình, dịch thuật, âm nhạc, biên dịch,…
Xem thêm
Phan Văn Trị - Mãnh liệt ngòi bút thơ tranh đấu
Phan Văn Trị (1830-1910) , nguyên quán huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Sau lên Gia Định học và đỗ Cử nhân nên gọi là Cử Trị.
Xem thêm
Vui buồn “chuyển thể”
Nguồn: Văn nghệ số 1+2/2024
Xem thêm
Nguyễn Đình Thi - kẻ sĩ tài hoa
Bài đăng báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết của nhà thơ Vương Trọng.
Xem thêm
Châu La Việt - Những con đường xanh mãi mỗi trang văn
Nguồn: Bài của Phùng Văn Khai trên Thời báo Văn học - Nghệ thuật.
Xem thêm