TIN TỨC
icon bar

Nguyên Hùng, một chữ duyên bén trăm ca khúc

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-08-10 12:06:27
mail facebook google pos stwis
1634 lượt xem

Nhà thơ NGUYỄN VĂN HÙNG

Từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà thơ Nguyên Hùng vừa gửi về quê Nghệ tặng tôi hai cuốn sách cùng xuất bản một lần, cùng lấy giấy phép tại NXB Hội Nhà văn. Đấy là "Trăm khúc hát một chữ duyên" và "Ký họa thơ - 81 chân dung Văn học".

Tôi là người yêu thơ, ham đọc, với lĩnh vực âm nhạc và phổ thơ, kể cũng thấy gần gũi nhưng xa lạ là chính. Ví dụ, bài thơ thường "bị" nhạc sỹ cắt bỏ, biến hóa, tái tạo lại mỗi khi họ chuyển nó sang ca khúc; và tôi chưa giải thích nổi tại sao nhiều bài thơ, nhà thơ viết thành công, mà các nhạc sỹ lại không mấy mặn mà. Và ngược lại, không ít bài thơ "thường thường bậc trung" lại thành bài hát nổi tiếng? Trường hợp nhà thơ Nguyên Hùng, tôi đã được nghe trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhiều nhạc sỹ phổ thơ anh khá thành công, như các ca khúc "Bến xưa", "Sóng không từ biển", "Ngày bình yên sẽ đến", "Lời hẹn tình quê", "Gửi dòng sông câu Ví", "Hoa muống biển", "Lung linh dòng điện",... Biết vậy tôi đâm ra quý phục anh hơn vì đấy là chuyện mình chưa bao giờ làm được. Đáng lưu ý, ca khúc "Sóng không từ biển" (nhạc sỹ Lê An Tuyên phổ thơ Nguyên Hùng) có mặt trong chương trình cùng tên bài thơ, với 6 ca khúc được yêu thích, của VTV, sản xuất năm 2012. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo sau khi nghe Nguyên Hùng và CD thơ phổ nhạc, đã nêu nhận xét đầy thuyết phục: "Vâng, vừa làm nghề tư vấn điện vừa làm thơ, TS. Thủy công - nhà thơ Nguyên Hùng đã thực sự sống với cuộc sống đầy vất vả gian khổ để có những sáng tác mới đóng góp cho đời dòng điện sáng, và cho bạn đọc những dòng thơ đầy ý nghĩa. Đọc thơ và nghe nhạc phổ từ thơ anh, ta thấy cả một tấm lòng!".

Riêng tôi, đọc "Trăm khúc hát một chữ duyên" dù chưa kỹ, nhất là chưa "đọc" được bản nhạc, điều chắc chắn là thơ Nguyên Hùng giàu ý tưởng, giàu nhạc tính, nhạc điệu. Bài thơ "Biển và em" (sau thành ca khúc "Sóng không từ biển"), bài "Ngàn năm em và anh" (phổ thành ca khúc "Tình yêu em và anh"), là những dẫn chứng có lẽ nhiều bạn yêu thơ và nhạc đều thống nhất với tôi:

NGÀN NĂM EM VÀ ANH

Biển triệu năm cứ xanh
Tóc nửa đời đã bạc
Nghìn năm em và an
Yêu mãi hoài vẫn khát.

Trời triệu năm cứ xanh
Mây triệu năm cứ bạc
Nghìn năm em và anh
Thương yêu không phai nhạt!

Thơ ngắn, hình ảnh quen mà lạ, tình cảm nén lại, thể thơ năm chữ, ca khúc phổ loại thơ này tôi đồ rằng sẽ dễ thành công hơn những bài thơ khác, hơi dài dòng, sa vào kể tả, câu chữ đơn giản, kiểu như "Có lẽ nào", "Người thuyền trưởng Anh hùng", và phần nào đó cả "Cửa Lò quê hương tôi"?! Chợt nhiên, nghĩ lại chữ "duyên" ở tên sách; nếu không có chút duyên giữa nhà thơ và nhạc sỹ, sẽ rất khó hy vọng sản sinh ra những đứa con mang tên Ca Khúc khỏe mạnh, đẹp và giàu sức cộng hưởng, lan tỏa như thế.

Cuối sách "Trăm ca khúc một chữ duyên" giới thiệu chùm bài viết của ba tác giả: Nhà báo - nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, nhà văn Nguyễn Trường, và Thạc sỹ - NSƯT Phan Thu Lan; bạn đọc thấy ở họ sự hiểu biết và tình cảm trân trọng, yêu mến nhiều ca khúc phổ thơ của nhà thơ Nguyên Hùng, quê Nghi Lộc - Nghệ An. Lê Thiếu Nhơn lý giải, trước hết phải nói rằng Nguyên Hùng có duyên nợ với âm nhạc; và theo anh nguồn cơn sáng tạo bền bỉ nhất của nhà thơ trước sau vẫn là niềm vương vấn xứ Nghệ chôn nhau cắt rốn. Nguyễn Trường sau khi khái quát một số "ưu thế" của thơ Nguyên Hùng, đã tự lý giải, vì sao tính đến gần đây có hơn 100 bài thơ được phổ nhạc trong đó đến 70 bài được thu dựng, chọn tham gia các chương trình của thành phố, khu vực, quốc gia. Phan Thu Lan xét từ góc độ âm nhạc thì cho rằng, không phải ngẫu nhiên thơ Nguyên Hùng được nhiều nhạc sỹ phổ nhạc thành công. Hồn thơ đầy tính nhạc của ông đã được nhạc chắp cánh...

Xin chúc mừng anh, một người bạn thơ đồng hương hơn tuổi mà gần gũi, thân quen ngay từ những cái bắt tay ban đầu!
 

Một vài tấm ảnh chụp tại dịp Khai trương Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo ở Diễn Châu, Nghệ An (12/6/2024)


Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng đứng giữa; bên phải là Nguyên Hùng, Phạm Trường; bên trái là Nguyễn Vũ Trọng Thi (con trai nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo) và Phạm Hùng.
Ảnh NVH


Từ trái: Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, KTS Nguyễn Vũ Trọng Thi, nhà thơ Phạm Hùng. Ảnh NH.


Từ trái: Phu nhân nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, KTS Nguyễn Vũ Trọng Thi, nhà thơ Phạm Hùng và Nguyên Hùng.
Ảnh NVH

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy những quầng sáng trong lam lũ, nhọc nhằn
Bài của nhà văn Sương Nguyệt Minh trên Văn nghệ Online.
Xem thêm
Nhà phê bình Vũ Nho: Tuổi bảy mươi vẫn ham đi tìm cái mới lạ
Những phát hiện mới của Vũ Nho trong công trình “Hồ Xuân Hương Thơ và đời”.
Xem thêm
Nguyên An, người cần mẫn viết chân dung – Tiểu luận của Vũ Nho
Mỗi người viết phê bình văn học có một cách thức, một con đường riêng đi vào thế giới văn chương. Có thể nói Nguyên An là một người thủy chung và có đóng góp quan trọng vào thể loại chân dung văn học.
Xem thêm
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng: Có nụ mừng nụ…
Nguồn: Trang web Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Để văn học Việt Nam cất cánh bay xa?
Bài trả lời phỏng vấn của “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam”
Xem thêm
Phùng Văn Khai - Gương mặt thứ 81!
Bài của Nguyễn Thanh Tú trên Website Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Làm thế nào để văn học Việt Nam vươn ra thế giới?
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TPHCM số 156, ngày 26/12/2024.
Xem thêm
Nghệ sĩ, khi đã chín
Nguồn: Tạp chí Tri thức
Xem thêm
Đôi điều về Anh Đức nhân 10 năm người con của An Giang về với đất
Bài viết Đôi điều về Anh Đức nhân 10 năm người con của An Giang về với đất và một số hình ảnh về cuộc hội thảo cùng 2 clip đã được trình chiếu tại sự kiện này.
Xem thêm
Cái đích của nhà văn là viết ra văn
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Trí tuệ nhân tạo có tranh mất việc của nhà phê bình?
Bài in Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 31 (tháng 12/2024)
Xem thêm
NSƯT Phan Thị Thu Lan, người chở đò thầm lặng
Nghệ sĩ Phan Thu Lan vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007
Xem thêm
Diệp Minh Châu – Người nghệ sĩ huyết họa chân dung lãnh tụ
Nghệ sĩ Diệp Minh Châu (1919-2002), người Bến Tre, là một nghệ sĩ lớn của Việt Nam.
Xem thêm