TIN TỨC
icon bar

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tại TPHCM trong Ngày thơ Việt Nam

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2023-02-08 12:26:44
mail facebook google pos stwis
1238 lượt xem

21 GIỜ & 30 PHÚT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUANG THIỀU

Tôi vào Thành phố Hồ Chí Minh dự Ngày thơ lần thứ 21 theo lời mời của Hội nhà văn TP. Nhưng lại phải trở về Hà Nội để khai mạc Đêm thơ Nguyên tiêu tại Hoàng Thành Thăng Long. Vì vậy, tổng cộng tôi chỉ có khoảng 21 tiếng và 30 phút lưu lại ở thành phố này kể cả mấy tiếng ngủ.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu trong Ngày Thơ Việt Nam tại TPHCM (Ảnh: NH)

1/ Xuống sân bay đi thẳng đến nhà một nhà thơ rất "đặc biệt" với tôi là nhà thơ Trúc Phương. Tôi chỉ kịp uống với anh một ly rượu. Kịp nhìn màn hình máy tính mà anh chỉ cho tôi xem đang viết tiếp trường ca "Từ hai phía mặt trời". Đây có thể nói là trường ca " khổng lồ " nhất trong tất cả trường ca của văn học Việt Nam từ cổ chí kim tính về độ dài và nội dung chứa trong trường ca đó. Khoảng 6000 trang A4 bản thảo.

Một sức làm việc phi thường, một cảm hứng sáng tạo bất tận. Anh nói với tôi hy vọng sẽ sống được thêm 24 tháng nữa để hoàn thành trường ca. Tôi nói với anh: anh có muốn chạy trốn đời sống này cũng không được, anh còn nợ cuộc đời nhiều lắm, anh phải ở lại mà trả cho hết đã rồi đi đâu mới có thể đi. Có những món nợ lại mang tới cảm hứng sống mãnh liệt cho con người. Nhà thơ Trúc Phương mang món nợ đó.

 

2/ Từ nhà của nhà thơ Trúc Phương, tôi tìm đến "dinh thự" của nhà thơ, hoạ sỹ Đỗ Trung Quân. Gần đến nhà anh, tôi nhắn tin: "Máy bay cách nhà cụ 2 km". Đỗ Trung Quân kêu lên: "Ôi trời ".

Tôi với Đỗ Trung Quân xưng hô với nhau là cụ. Mà đúng cụ quá chứ còn gì. Khó ngủ, thi thoảng khó thở, hay nghĩ nhưng chẳng quan trọng điều gì nữa.

Chúng tôi ôm nhau trước cửa nhà rất lâu trong im lặng. Một cảm xúc lạ thường tràn ngập. Và trong suốt khoảng thời gian ngắn ngủi bên nhau, chúng tôi hầu như trò chuyện với nhau bằng im lặng. Và tôi nhận thấy cuộc trò chuyện đó là cuộc trò chuyện đầy đủ nhất.

Tại "dinh thự" của Đỗ Trung Quân, tôi được anh tặng cho tôi bức chân dung anh vẽ tôi. Chúng tôi nói với nhau về một cuộc trưng bày chung của hai người. Thật tuyệt vời nếu điều đó thực hiện được. Mà tại sao lại không thực hiện được. Chỉ có điều tôi càng ngày càng không có thời gian để vẽ. Nhưng  cảnh chúng tôi ngồi bên nhau trò chuyện bằng im lặng bên cạnh chiếc máy thở của anh đã là một cuộc "trưng bày" quan trọng nhất của chúng tôi rồi.

 

3/ Tôi vào TP Hồ Chí Minh dự Ngày thơ với một lý do đặc biệt mà dù mưa bão tôi cũng đi. Bởi chỉ cách đây không lâu, thành phố này như một thành phố không người: trống rỗng và đau buồn. Chỉ có ký ức của chúng ta vẫn còn giữ nguyên vẹn những ngày tháng đau thương đó. Và chính ký ức ấy là một phần làm ra thơ ca.

Trong lễ cầu siêu mà chính quyền thành phố tổ chức cho những người mất vì covid, báo Tuổi trẻ đặt tôi viết một bài ngắn như một lời cầu siêu. Trong đó có đoạn: " Đêm đêm, chúng ta nghe vang lên những tiếng gọi da diết, khẩn cầu. Đó là tiếng con gọi cha mẹ, vợ gọi chồng, anh gọi em, bạn bè gọi bạn bè. Và đêm đêm trên bầu trời thành phố, chúng ta thấy linh hồn những người đã mất bay lượn và không muốn rời xa ngôi nhà của mình, thành phố của mình và những người thân yêu của mình. Tất cả những điều đó không làm chúng ta sợ hãi và tuyệt vọng mà làm cho chúng ta thêm sức mạnh để sống, thêm giấc mơ để vươn tới ".

 

4/ Hội Nhà văn thành phố tổ chức Ngày thơ thực sự ấn tượng. Một trong những ấn tượng mạnh mẽ là khi bước vào khuôn viên Ngày thơ, tôi đã thấy nhà thơ Nguyễn Duy và nhà thơ Trần Mạnh Hảo có mặt ở đó. Trong bài phát biểu của mình trước các đại biểu tham dự Ngày thơ ở đó, tôi nói sự hiện diện của hai nhà thơ Nguyễn Duy và Trần Mạnh Hảo cho tôi nhớ đến nhà thơ giải Nobel người Balan - Wislawa Szymborska. Bà nói nhà thơ như đám mây bay qua mọi biên giới. Đấy là những đám mây mang theo tiếng hát. Tiếng hát có thể hạnh phúc, có thể khổ đau, nhưng đó là tiếng hát về con người. Trong bài phát biểu mở đầu như một lời thưa trong đêm thơ ở Hoàng Thành Thăng Long, tôi nói: " Thơ ca hãy đứng về phía con người, vinh danh con người và bảo vệ con người ". Mọi được thua của cá nhân không được phép bước vào vương quốc của thi ca.

Các nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Duy cùng các lãnh đạo thành phố tham dự Ngày Thơ (Ảnh: NH)
 

5/ Nhà văn Nguyễn Thu Phương đạo diễn một chương trình ĐẸP. Khu các nhà thơ trẻ rất ấn tượng. Cảm giác như là gặp các minh tinh màn bạc "hoa ngữ". Nhìn họ, nghe họ... mới nhận ra rõ hơn bao giờ hết là mình đã già và họ mới chính là những người đang bước vào sân khấu chính của cuộc đời và sáng tạo. Cảm giác đó thật xúc động và đầy phấn khích. Đấy là cuộc sống. Và nó chỉ đi về phía trước cho dù trên đường đi nó phải vượt qua nhiều ghềnh thác.


 Nhà văn Nguyễn Thu Phương đang chỉ đạo bộ phận kỹ thuật trình chiếu màn hình led nội dung chương trình (ảnh NH)
 

6/ Không thế dự hết buổi sáng của Ngày thơ ở thành phố Hồ Chí Minh. Vội ra sân bay. Tôi đã có cả trăm lần đến và rời thành phố này. Nhưng lần này cảm giác thật xao động và nỗi nhớ khác biệt hơn tất cả những lần trước. Trong giọng nói và ánh nhìn của tất cả những người tôi gặp trong ngày thơ ở thành phố đang mở ra một chân trời mới.
 

Chính quyền và người dân thành phố đã và đang lấp đầy những khoảng trống rỗng của thành phố sau đại dịch covid đau thương. Còn để lấp đầy những trống rỗng trong tâm hồn con người là việc của các nhà thơ và những văn nghệ sỹ chân chính.

Và đấy là tất cả. Nếu không, chúng ta không sống nổi.

________

MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU CÙNG CÁC NHÀ VĂN TP.HCM

Ảnh: Nguyên Hùng.

Bình luận

  • avatar comment
    2023-02-08 11:15:38
    Bài viết nổi bật Ảnh chụp rất trọng tâm , ý nghĩa , Điểm nhấn bố cục, các khung ảnh đậm

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
NSƯT Phan Thị Thu Lan, người chở đò thầm lặng
Nghệ sĩ Phan Thu Lan vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007
Xem thêm
Diệp Minh Châu – Người nghệ sĩ huyết họa chân dung lãnh tụ
Nghệ sĩ Diệp Minh Châu (1919-2002), người Bến Tre, là một nghệ sĩ lớn của Việt Nam.
Xem thêm
Tạp chí Văn nghệ HTV - Mỗi tuần một nhân vật: Tác giả Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ
Tạp chí Văn nghệ HTV giới thiệu tác giả Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ
Xem thêm
Hương bưởi sau nhà
Bài của Nguyễn Thanh trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Nhìn lại bức tranh VHNT năm 2021 - Chân dung Nghệ sỹ, Đại tá Trần Minh Hân
Trích đoạn chuyên mục Chân dung nghệ sỹ của Truyền hình Hà Nội
Xem thêm
Đặc tình của A25?
Nguồn: FB nhà thơ Mai Nam Thắng
Xem thêm
Biệt khúc nghĩa tình trong bài thơ “Có lẽ nào?”
Bài cảm nhận của nhà văn trẻ Tuấn Trần
Xem thêm
Nguyên Hùng, một chữ duyên bén trăm ca khúc
Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng giới thiệu tập thơ nhạc Trăm khúc hát một chữ duyên
Xem thêm
Một yếu nhân mang phẩm chất văn nhân
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Hoàng Cát là thế: Anh cứ yêu bằng trái tim thi sĩ
Bài viết của Vương Trọng & chùm thơ Nguyên Hùng
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Nhà thơ Nguyên Hùng có thể xem như một trường hợp may mắn, vì nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc, vẫn thường xuyên vang lên trong đời sống cộng đồng.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng: Làm thơ như một cuộc chơi
Bài của nhà văn nhà báo Trịnh Phương Trà trên báo Phú Yên cuối tuần
Xem thêm