TIN TỨC
icon bar

Tiếng nói nhà văn: Chợ nổi đang có nguy cơ… chìm

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-06-03 16:37:36
mail facebook google pos stwis
909 lượt xem

Tiếng nói nhà văn (Tuần báo Văn nghệ, số 22, ngày 01/6/24)

Nhà thơ NGUYÊN HÙNG
 


Tọa đàm về chủ đề chợ nổi do VOV giao thông chủ trì (trên tàu Marguerite, ngày 19/4/2024).


Chợ nổi trước nguy cơ bị chìm dần

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đúng nghĩa là những mạch máu giao thông của miền đất gạo trắng nước trong, luôn tấp nập xuồng ghe, là nơi thương hồ quanh năm tới lui buôn bán và du khách thập phương đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, nên thơ. Do vậy, sự hình thành nhiều chợ nổi trên mảnh đất Tây Đô, Hậu Giang nói riêng và trên Đồng bằng sông Cửu Long nói chung… là để thỏa mãn nhu cầu thiết thực cho sự đi lại, buôn bán của nhân dân địa phương, đồng thời làm nơi tham quan cho du khách năm châu. Và đó là lý do ra đời của các chợ nổi, điển hình là các chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, Phụng Hiệp, Ô Môn, Thốt Nốt, Trà Ôn, Long Xuyên, Cái Bè…

Là lực lượng chính làm nên linh hồn của các chợ nổi, qua bao thăng trầm, những người thương hồ vẫn song hành cùng đời sống bà con miền Tây Nam Bộ. Sau những chuyến hàng xuôi ngược, họ mang những trái ngon miệt vườn, đặc sản nông thôn đến mọi miền đất nước và khi trở về sẽ đầy ắp tiếng cười, niềm vui... Với đời thương hồ, chiếc ghe không chỉ là phương tiện kiếm sống mà còn là mái nhà, là nơi chốn đi về của cả gia đình, và chợ nổi chính là xóm làng của họ.

Có thể khẳng định rằng, các chợ nổi ở miền Tây sông nước trong một thời gian dài đã góp phần làm nên bản sắc riêng của nơi đây bởi những hình ảnh sinh động của cảnh trên bến dưới thuyền, tàu ghe dập dìu với đủ các loại nông sản và trái cây của miệt vườn. Tại đây, ngoài việc chiêm ngưỡng khung cảnh thơ mộng của chợ nổi lúc bình minh thì cảm giác ngồi lênh đênh trên thuyền, hòa mình vào không khí buôn bán tấp nập sáng sớm và thưởng thức tô bún riêu ngay trên ghe thuyền… cũng là trải nghiệm thú vị. Một ví dụ tiêu biểu là chợ nổi Cái Răng, được tọa lạc tại điểm giao thoa của sông Cần Thơ, sông Cái Răng, rạch Cái Nai, rạch Bà Vèn, cách thành phố Cần Thơ về phía đông nam khoảng 4 cây số hướng đi Sóc Trăng. Nơi đây còn mang nhiều dấu ấn văn hóa nghệ thuật của một vùng đất lịch sử hào hùng và văn hóa rực rỡ nổi tiếng cả nước. Chợ nổi Cái Răng là loại hình chợ độc đáo và đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long mà không nơi nào trên đất nước Việt Nam có được. Và đây cũng là khu chợ tiêu biểu, sầm uất, nổi tiếng nhất cho nét văn hóa sông nước miền Tây, là nơi khiến khách du lịch năm châu từng hơn một lần háo hức muốn đến để tham quan…

Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình đô thị hóa, các loại hình siêu thị mọc lên ở khắp nơi, đồng thời do hạ tầng giao thông trên bộ phát triển mạnh mẽ, giờ đây xe thu mua đã vào được đến tận vườn, nên hầu như các thương lái không còn có nhu cầu mua bán qua chợ nổi, điều đó dẫn đến việc nhiều chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày mỗi bị vắng vẻ và teo tóp dần. Nhiều chợ nổi lừng danh một thời như Cái Bè (Tiền Giang), Phụng Hiệp (Hậu Giang)… đã không còn hoạt động. Đến như một chợ nổi vốn đình đám như chợ nổi Cái Răng mà hiện nay chỉ còn chưa tới vài trăm ghe thuyền và được duy trì chủ yếu nhờ ngân sách của chính quyền địa phương, bất chấp nơi này đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2016. Cảnh tấp nập người mua kẻ bán, thuyền ghe san sát và khách du lịch dập dìu tham quan ở các chợ nổi chỉ còn là dĩ vãng.

 

Nỗi trăn trở của các chuyên gia và các nhà quản lý

Trong hành trình xuôi dòng Mekong bên lề cuộc thi “Chuyện của những dòng sông” do VietNamNet tổ chức trong các ngày 19-21/4/2024, Kênh VOV Giao thông và Mekong FM đã chủ trì một buổi tọa đàm bổ ích với chủ đề “Để chợ nổi không chìm”. Tham gia thảo luận, các diễn giả là những người quản lý và các chuyên gia, đều chia sẻ sự trăn trở, những ý kiến tâm huyết, hầu mong góp một tiếng nói để giữ gìn, phát triển chợ nổi - nét đặc sắc của vùng đất Chín Rồng.

Người thì chua xót trước thực trạng “Chợ nổi đang hoạt động như một xác sống, nó không tồn tại một cách tự nhiên nữa. Đường cao tốc dài ra, đường sông sẽ ngắn đi. Người ta xây bờ kè, làm con đường chạy dọc theo bờ kè khiến chợ nổi ngày càng tồn tại khó khăn hơn…”. Người cho rằng, “Chợ nổi của ngày xưa, của những năm trước là của thương hồ, của người dân làm ra sản phẩm đem ra buôn bán, trao đổi hàng hoá. Còn bây giờ, chợ nổi hoàn toàn dành cho du lịch và cách sắp xếp chợ nổi ngày xưa không còn phù hợp với tình hình hiện tại nữa. Chợ nổi mang thấm đẫm tính văn hóa vùng miền. Bây giờ phức cảm dòng sông của người trẻ không còn nữa thì tính văn hoá trong chợ cũng mai một dần. Đó là những lý do chính khiến chợ nổi ngày càng "chìm" đi”.

Một doanh nhân băn khoăn: “Chợ nổi ở đâu sẽ có nguy cơ làm ô nhiễm khúc sông đó. Những chiếc thuyền của người dân khu chợ nổi sinh sống chụm vào nhau trông thì rất đẹp, rất nên thơ nhưng ở đó trẻ con không đi học được, người ốm đau khó khăn đến bệnh viện. Vậy chúng ta có nên giữ chợ nổi không? Nếu nó tự mất đi, nghĩa là người dân không cần nữa, cuộc sống của họ ổn định hơn".

Vị tiến sĩ đến từ Viện Kinh tế và du lịch lại cho rằng cần phải hồi sinh chợ nổi bởi mô hình này phân bố ở 8/13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khi nhắc đến vùng đất Mekong, có hai từ rất thân thương là miệt vườn và miệt thứ, cả hai đều xuất hiện không gian sinh thái chợ nổi. Như vậy, chợ nổi được sinh ra từ câu chuyện kết tinh trí tuệ lao động Việt Nam, đặc biệt là là những thương dân sinh sống trên vùng đất này. Chợ nổi là sản phẩm dẫn dắt rất nhiều cảm xúc cho khách quốc tế đến tham quan.

 

Ý kiến nhà văn

Dưới góc độ của người làm thơ yêu thích du lịch, chúng tôi thấy sẽ rất lấy làm tiếc, nếu một ngày nào quay lại miền Tây, không còn được thấy cảnh mua bán sinh động và vui mắt trên sông rạch của người dân nơi đây. Chợ nổi là thành quả, sự kết tinh trí tuệ để ứng phó với 28.000 km kênh rạch với nhiều kích cỡ khác nhau và là nét đặc trưng sông của ĐBSCL, là không gian văn hóa gắn liền với lịch sử vùng đất, là tài sản quý cần được gìn giữ. Mong rằng, chính quyền các tỉnh miền Tây đều có phương án bảo tồn và phát triển thích hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương mình, có tham khảo kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ đã và đang thực hiện với chợ nổi Cái Răng.

Theo các chuyên gia, đối với chợ nổi, việc bảo tồn phải hài hòa lợi ích của thương hồ - nhà nông - du khách - nhà nước. Đặc thù của chợ nổi hình thành là để mua bán, không có nhiệm vụ phục vụ du lịch nên bảo tồn hoạt động giao thương phải đi đầu, sau đó mới đến làm mới hoạt động giải trí. Tuy nhiên, với tinh thần bảo tồn chợ nổi ở ĐBSCL như một di sản văn hóa phi vật thể, chúng ta không thể ứng xử với công tác này như đối với các dự án kinh tế, nghĩa là không thể tính toán lợi nhuận quy thành tiền. Để bảo tồn nét đặc sắc của chợ nổi - không gian văn hóa gắn liền với lịch sử vùng đất, qua đó nuôi dưỡng tình yêu quê hương và phát triển du lịch, chúng ta cần có sự đầu tư thích đáng. Về điều này, chúng tôi tâm đắc với ông Đặng Bảo Hiếu, Chủ tịch Focus Travel và Chủ tịch bến du thuyền Ana Marina, khi ông cho rằng, muốn phát triển chợ nổi bây giờ thì không nên đặt nặng mục tiêu sinh kế cho người dân, mà nên xem xét chợ nổi như một không gian du lịch. Phía sau không gian du lịch, những người kiếm lợi sẽ trích một phần lợi nhuận tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho những người làm phục vụ ngành du lịch. Phần khác sẽ tái cơ cấu phát triển hạ tầng cho du lịch để mở rộng phát triển, nâng chất lượng sản phẩm.

Và để thực hiện được vòng tròn khép kín này, không gì tốt hơn chính các nhà đầu tư du lịch tư nhân. Họ vừa dựng và khai thác các resort, các khu du lịch; vừa phục dựng chợ nổi lại vừa đầu tư sản xuất các sản phẩm đem bán ở chợ nổi, như rau củ, trái cây và các sản phẩm đặc thù khác của địa phương.

Trong chuyến đi miền Tây lần này, chúng tôi may mắn được đến thăm khu chợ nổi Tân Phong, một địa chỉ du lịch mới ở Cù lao Tân Phong (thuộc huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Và thật đáng mừng khi khách thăm được Tiến sĩ Phan Xuân Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du Ngoạn Việt, chủ đầu tư dự án phục dựng chợ nổi Tân Phong, khẳng định: “Tôi đặt ra mục tiêu, sứ mệnh cho bản thân là phải phục dựng lại cho bằng được chợ nổi, bằng bất cứ giá nào”. Tại đây, chúng tôi được tham quan các vườn cây ăn trái sum suê dọc hai bờ kênh rạch, được thưởng thức hương vị của xoài, bưởi, mít, xoài… và được nghe các điệu lý cải lương Nam Bộ. Và, thật thú vị khi được chứng kiến bàn tay khéo léo của người nông dân làm nên những sản phẩm mỹ nghệ từ bèo lục bình. Các mặt hàng từ lục bình tuy đơn giản nhưng bền đẹp, là những sản phẩm thân thiện với môi trường, hiện đang rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Chính nhà đầu tư đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân ở miền sông nước, đặc biệt ở các cù lao nằm giữa các con sông, nơi điều kiện giao thương bằng đường bộ còn nhiều khó khăn.

Chợ nổi Tân Phong đang được phục dựng và chỉ mới trong giai đoạn chuẩn bị đưa vào khai thác, nhưng chúng tôi tin rằng, với cách tổ chức, với mô hình hoạt động của Tiến sĩ Phan Xuân Anh, nơi đây hứa hẹn sẽ nhanh chóng thu hút được nhiều khách du lịch, qua đó góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển nó. 

Thế nhưng, việc tạo nên sức hấp dẫn để có thể níu chân du khách quay lại những lần sau là chuyện không dễ. Vấn đề bảo tồn và không ngừng cải thiện hiện trạng, việc giữ chợ, giữ chân thương hồ để chợ luôn tấp nập, đông vui cũng không phải là điều đơn giản, đòi hỏi người tổ chức và địa phương luôn phải biết linh hoạt, sáng tạo, trên nguyên tắc cần đặt lợi ích của thương hồ lên hàng đầu. Có thương hồ thì mới có chợ nổi, bởi vậy, mục tiêu tối cao là phải bảo tồn hoạt động giao thương và văn hóa chợ nổi. Nếu bảo tồn hiệu quả, chợ nổi Tân Phong sẽ trở thành sản phẩm du lịch bền vững.
 

Một vài hình ảnh cuộc Tọa đàm về đề tài chợ nổi do VOV giao thông chủ trì:


Ông Đặng Bảo Hiếu, Chủ tịch Focus Travel và Chủ tịch bến du thuyền Ana Marina


Tiến sĩ Phan Xuân Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du Ngoạn Việt.

Một góc chợ nổi Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) vừa được phục dựng.


Gia công các sản phẩm mỹ nghệ từ thân bèo lục bình khô ở khu chợ nổi Tân Phong.

 


Thăm Thạnh Phú (Bến Tre) và Cù lao Tân Phong (Tiền Giang)

Dựng clip: Nguyên Hùng (từ nguồn ảnh của Đoàn)
Nhạc nền: - Nhớ Phương Nam (thơ Đỗ Xuân Thu, nhạc Lê An Tuyên, Xuân Lâm thể hiện)
- Bến xưa (thơ Nguyên Hùng, nhạc Lê An Tuyên, Đăng Thuật thể hiện)


Các nhà thơ Hồ Bất Khuất và Nguyên Hùng.

Bản in báocool

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chiếc nóp quê hương
Tùy bút của NGUYỄN THANH, Nguyên Tổng thư ký Hội Văn nghệ Giải phóng TP Cần Thơ, thuộc Liên hiệp Các Hội VHNT TP Cần Thơ.
Xem thêm
Thư pháp của thầy giáo Lê Nhân
Thầy giáo Lê Nhân dạy toán đã nhiều năm. Đã xác lập được uy tín của mình trong sự nghiệp giáo dục, ít nhất ở địa phương. Con người đó về việc rèn nghề, khỏi cần bàn tới: chỉn chu, thấu đáo và chuyên sâu.
Xem thêm
Tử tế – Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Khi anh tỉnh dậy thì trời đã sáng hẳn. Anh gọi nàng nhưng không có ai trả lời. Anh gọi điện xuống lễ tân khách sạn thì được biết nàng đã đi từ tờ mờ sáng và tiền phòng nàng cũng đã thanh toán.
Xem thêm
Đừng quay lưng với những dòng sông
Bài đăng VietNamNet (Cuộc thi Chuyện của những dòng sông)
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa - Truyện ngắn Nguyễn Xuân Vượng
Một câu chuyện xúc động về tình yêu thời chiến
Xem thêm
Nhớ bác sĩ khả kính
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
Xem thêm
Sống mãi với hồn xuân
Tạp bút của Nguyễn Thanh
Xem thêm
Bềnh bồng chợ nổi thị trấn Cầm Thi
Miền đất mới phương Nam khu biệt ở vùng Tây Nam bộ với sông ngòi giăng mắc chằng chịt như một mảng lưới kênh rạch sông nước ngút ngàn.
Xem thêm
Con đường của Hạ - Truyện ngắn giải nhất của Phương Trà
Tại cuộc thi “Sáng tác văn học về công nhân, công đoàn”, nhà văn Phương Trà đã đoạt giải Nhất thể loại truyện ngắn với tác phẩm “Con đường của Hạ”
Xem thêm
Đất nước mùa xuân || Tùy bút của Nguyễn Thanh
Hằng năm, không phải đợi đến hoa đào hoa mai đua nhau khoe sắc hay đàn chim én lũ lượt ríu rít bay về trong làn gió đông se lạnh, Nàng Xuân rực rỡ vẫn hiện diện bốn mùa trong trời đất như một biểu tượng cho tuổi thanh xuân sung mãn
Xem thêm
Mùa nước nổi quê tôi | Ký của Nguyễn Thanh
Đồng quê biển nước mênh mang/ Hoa điên điển nở, mười phương mai vàng.
Xem thêm
Ám ảnh | Ký của LS Nguyễn Minh Tâm
Trích từ tập ký PHẬN NGƯỜI của Ls Nguyễn Minh Tâm
Xem thêm
Nhà không có đàn ông
Truyện ngắn của Đào Phương Lan
Xem thêm
Khi đã vượt giới hạn
Bài viết của Kiều Bích Hậu về quán ăn từ thiện Mãn Tự chay
Xem thêm
“Hoa đào năm ấy” và chùm thơ Lạng Sơn tháng 2/1979 của Nguyễn Duy
Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng! / lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thuở nào
Xem thêm
Ân tình xứ Nghệ
Bài của Phạm Thùy Vinh, Tổng biên tập Tạp chí Sông Lam
Xem thêm