TIN TỨC
icon bar

Nhớ bác sĩ khả kính

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-09-08 20:50:10
mail facebook google pos stwis
412 lượt xem

Truyện ký của NGUYỄN THANH            

Trong cuộc đời cầm phấn gắn bó với nghề “gõ đầu” trẻ đứng lớp dạy Văn, rồi lân la đến với làng văn, nghĩ lại thực sự tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì đã không ít lần may mắn gặp được những tâm hồn đồng điệu. Nhớ lại khi còn bé nhỏ ở làng Tân Quới chưa đến trường, ba tôi – một lão nông yêu thi ca đã sớm dạy cho tôi chữ quốc ngữ, chữ Hán và thi pháp để biết rõ thế nào là tiếng bình trắc, tiếng trắc và niêm luật nghiêm ngặt của thơ Đường. Đến khi vào học lóp sơ đẳng Tiểu học tại quê nhà, thầy Nguyễn Văn Quế là một hồn thơ (bút danh Văn Quê) từ Cần Thơ, qua bắc (phà: le bac) chạy xe đạp sang tận làng Tân Quới dạy học, thường cho bọn học trò nhà quê chúng tôi học thuộc lòng thơ của Nguyễn Bính.


Nguyễn Thanh - BS Lê Văn Khoa - Vợ chồng bạn người Pháp Pierre và Dominique (từ trái sang) trong một bữa cơm thân mật tại gia đình.

Vượt qua một kỳ thi khá gay go sau ba năm học sơ đẳng ở trường làng, tôi tiếp tục vào học các trường Nam Tiểu học hai năm rồi dự cuộc thi tuyển vào trường Trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Tại Tây Đô, miền đất màu mỡ của văn học nghệ thuật nước nhà ở phương Nam, từng là nơi tỵ địa của nhiều danh sĩ yêu nước cùng những chính trị gia, nhà trí thức giàu tinh thần dân tộc như Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Trần Kiết Tường, Hồ Hữu Tường, Kiều Thanh Quế… Cũng tại thị trấn sông nước Cầm thi thơ mộng này, tôi đã gặp tận mặt và có cơ hội bàn bạc thế sự văn chương với những nhà giáo và văn nghệ sĩ tiến bộ như GS. Lý Chánh Trung, Sơn Nam, Kiên Giang, Vũ Hạnh, Trần Quang Long và những nhân sĩ, trí thức giàu tinh thần dân tộc như GS. Nguyễn Bá Thảo, BS. Lê Văn Thuấn, nhà văn Nguyễn Bá Thế, nhà giáo Nguyễn Văn Xứng, BS. Lê Văn Khoa (tức là Khoa lớn vì ở Tây Đô có hai Bác sĩ cùng tên Lê Văn Khoa)…

Đặc biệt, với BS. Lê Văn Khoa, nhà trí thức đáng kính, một người thầy thuốc mang tâm hồn nghệ sĩ rất khả kính luôn có tấm lòng nhân hậu với thế hệ trẻ mà chúng tôi đã coi nhau như bạn vong niên qua nhiều thập kỷ.

Lê Văn Khoa (1927-1999) là người Ba Láng, một vùng nông thôn cây trái xanh um trĩu quả và nhân dân rất giàu truyền thống lao động, thuộc quận Cái Răng, Cần Thơ. Nhạc phụ bác sĩ là nhà văn – luật sư kháng chiến Nguyễn Văn Yên có chân trong hội Nhà văn và đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long. Cha mẹ ruột Lê Văn Khoa thuộc gia đình trung lưu khá giả sống nghề ruộng vườn quen thuộc theo ông bà từ bao đời trước. Thuở nhỏ, Lê Văn Khoa tỏ ra là một đứa bé ham học, trong lớp thường thể hiện là một học sinh gỏi luôn có hạnh kiểm tốt. Biết rõ con mình hơn ai hết, cha mẹ Lê Văn Khoa ăn xài tiết kiệm, cố dành dụm tiền bạc, gởi cho con ra học trường thuốc Hà Nội. Là sinh viên xuất sắc tốt nghiệp với hạng cao từ trường Đại học Y khoa Hà Nội, chàng bác sĩ trẻ Lê Văn Khoa được ưu tiên về làm việc tại Sài Gòn. Không bao lâu, nặng lòng với quê hương nhau rún ở miệt vườn, bác sĩ Lê Văn Khoa xin về làm việc tại Cần Thơ để gần nhà. Bác sĩ Khoa lập gia đình với Nguyễn Thị Phương Dung vốn là một nữ sinh trẻ đẹp của trường Áo Tím - trường Nữ Trung học Gia Long (nay là Trường Nguyễn Thị Minh Khai) dáng người cao ráo và khuôn mặt đẹp sắc sảo như một hoa khôi. Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa đôi trai tài gái sắc với những lời chúc tụng tốt đẹp từ họ hàng và bè bạn trong ngày cưới không ngờ chưa được mấy năm thì trở thành một bi kịch trong gia đình. Chàng bác sĩ trẻ tài hoa không ngờ trước được người bạn trăm năm của mình đã trót bị hệ lụy từ một trận đòn ma trắc vô đầu như trời giáng bởi bàn tay ác độc của cảnh sát Pháp lúc bấy giờ. Nguyễn Thị Phương Dung là một nữ sinh cốt cán, hiếu học lại năng nổ hoạt động xã hội, đã tham gia phong trào yêu nước ngày 9 tháng giêng năm 1950 tại Sài Gòn của Trần Văn Ơn, học sinh trường Pétrus Ký. Dù giỏi chuyên môn từng trị hết bệnh cho nhiều người, bác sĩ trẻ Lê Văn Khoa đành bó tay trước căn bệnh tâm thần (mental disease) bắt đầu giày vò người bạn đời của mình. Nguyễn Thị Phương Dung đã có những hành động như người vô thức khiến cho bà hằng ngày bị gia đình cách ly trong một phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với người lạ và người thân trong gia đình.

***

Không những là một thầy thuốc giỏi chuyên môn ở cơ quan bệnh viện, bác sĩ Lê Văn Khoa còn được coi là một nhà trí thức năng nổ giàu tinh thần xã hội. Ngoài những thời gian tận tụy hết lòng chăm sóc cho người bệnh ở nhà thương với đầy dủ bổn phận, bác sĩ Khoa còn hoạt động văn hóa sang nhiều lĩnh vực khác. Nhìn thoáng qua khuôn mặt phúc hậu luôn rạng rỡ với nụ cười thân thiện nở trên môi bác sĩ, người ta có thể biết được tinh thần làm việc không mệt mỏi của người thầy thuốc tài năng họ Lê. Với nguyện vọng giúp đời, chia sẻ đau thương với người ốm đau bệnh tật, thương ngu72i bệnh hơn thương mình, Bác sĩ Lê Văn Khoa hăng hái mở Dưỡng đường Trường Thọ  với bốn tầng lầu tại đường Trịnh Tấn Truyện (nay là Ngô Hữu Hạnh) phù hợp với ngành nghềcùng với nhà sách và nhà in Tri Tân, tại đường Pasteur (nay là Võ Thị Sáu), sử dụng ba tầng lầu sau biệt thự tư gia để công nhân để làm nơi sắp chữ in sách báo. Bác sĩ Lê Văn Khoa còn mở Tư thục Khoa Thi tại đường Nguyễn Đình Chiểu, bên cạnh công viên Đồ Chiểu – nơi nuôi chứa ba nhà giáo cơ sở cách mạng từ trước 1975 là giáo sư là Trần Trúc Sơn (sau 1975 là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ); Trịnh Tri Tấn (Hiệu trưởng Trung học Nguyễn An Ninh – TP. HCM) và Lê Hoàng Thọ (Chánh Văn phòng UBND TP. Cần Thơ). Sau ngày thống nhất đất nước, tư thục Khoa Thi được Bác sĩ hiến cho nhà nước làm trường Bổ túc Văn hóa cho cán bộ, công nhân viên. Thừa thắng xông lên khi còn sung sức, BS. Khoa khai trương luôn Nhà hàng Quê Hương đối diện với Tòa án Thành phố tại đường Phan Đình Phùng. Mục đích đã rõ ràng, lợi nhuận thu được từ những cơ sở hoạt động, bác sĩ không ngại dành một phần lớn cho công tác xã hội.

Cùng lúc với với bao bề bộn công tác mang tính văn hóa xã xhội đó, BS. Lê Văn Khoa còn cưu mang những sinh viên nghèo của Đại học Cần Thơ, có nhà ở xa, cho ăn ở lại cấp tiền tiêu xài tại khu nhà sau của tư gia bác sĩ. Các em Trường, em Dũng, Duyên, Dung… trong số nhiều sinh viên được bác sĩ Khoa giúp đỡ trong thời đại học về sau khi đã thành đạt, tốt nghiệp bác sĩ, hằng năm vẫn đến thăm gia đình bác sĩ, thắp hương lên bàn thờ từ đường Bác sĩ tại số 9 Võ Thị Sáu chung dãy liền kề với trường học Đăng Khoa của tôi. Xưa nay, kẻ tài hoa cũng thường hào hoa. Bác sĩ Khoa cũng nằm không ngoài thông lệ đó. Do có địa vị tốt trong xã hội, tính tình vui vẻ, bặt thiệp lại gặp cảnh vợ bị bệnh tâm thần mãn tính nên bác sĩ Lê Văn Khoa đã trở thành đối tượng bị theo đuổi của bởi nhiều người đẹp gần xa.

Một điểm son rạng rỡ cũng cần phải nói đến ở Bác sĩ Lê Văn Khoa là trong quan hệ làm việc và giao du, ông chỉ tới lui với anh em văn nghệ sĩ tiến bộ và những nhân sĩ trí thức tốt như GS. Thuần Phong Ngô Văn Phát (Nhà thơ Tố Phang), nhà văn Nhất Tâm Nguyễn bá Thế, và nhà giáo, sinh viên học sinh thuộc thành phần đạo đức tốt trong xã hội. Khoảng giữa thập niên 1970, trong thời gian tôi trốn đi sĩ quan cộng hòa, phải đi dạy tư,viết báo và mở Trung tâm Van hóa dạy thêm tại Tây Đô, bác sĩ Lê Văn Thuấn, bác sĩ Lê Văn Khoa, là những ân nhân đã giúp đỡ tôi một cách rất chân tình. Bác sĩ Khoa đã tạo điều kiện thuận tiện cho tôi cùng học trò tôi ở các tư thục Thủ Khoa Huân, Bồ Đề. Ngọc Phú… tổ chức những buổi đi tham quan các phần mộ tại đó tôi đọc bài thuyết trình về các nhà thơ yêu nước: Phan Văn Trị  tại huyện Phong Điền, Thủ khoa Nghĩa tại Bình Thủy… Nghe tôi chân thành thuật lại tình trạng đổ nát, xiêu vẹo rất tiêu điều của nơi an nghĩ các nhà thơ yêu nước mà cuộc đời gắn liền với sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, bác sĩ Lê Văn Khoa đã tỏ ra ngậm ngùi. Bác sĩ nhiệt thành ngỏ ý ông và tôi sẽ đứng ra chủ trương cùng một nhóm giáo sư, sinh viên học sinh kêu gọi Mạnh Thường Quân hỗ trợ, tùng tu lại những di tích lịch sử quý giá đó. Nhưng tiếc thay, từ giữa hai thập niên 1960-1980, chiến tranh đế quốc gây ra ngày càng khốc liệt khiến anh em giáo viên, văn nghệ sĩ tư tưởng tiến bộ chưa kịp có cơ hội thực hiện một việc phải đáng làm…

***

Ngày 30.4.1975 rực rỡ hơn cả một mùa xuân đến sớm, mang ánh dương tự do ấm áp về trên khắp non sông ba miền. Trong bình minh những ngày đầu mới vừa giải phóng, do hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước mới vừa chấm dứt chiến tranh, một số người phương Nam chưa hiểu cách mạng rong lòng đâm ra dao động hoang mang, muốn liều lĩnh vượt biên rời bỏ quê hương. Bác sĩ Lê Văn Khoa và người viết bài này nhiều lần giữa đêm đen đã mạnh dạn từ chối dứt khoát lời mời xuống tàu vượt biển… do một số một số người thân quen thuộc âm thầm đề nghị. Sau đó, đất nước dần đi vào ổn định, tự nhận thấy mình chưa đóng góp được gì vào sự nghiệp đấu tranh gian khổ mà vĩ đại của dân tộc qua suốt hai mùa kháng chiến, bác sĩ Lê Văn Khoa đã có nhưng hành động tự nguyện đóng góp vào thành công của sự nghiệp cách mạng vô cùng cao đẹp. Bác sĩ vui vẻ hiến trọn dảy phố rộng dùng làm nhà sách Tri Tân ngày trước để chính quyền cách mạng làm cơ sở Xét Nghiệm cho sở Y Tế Thành phố. Và tư thục Khoa Thi bên cạnh công viên Nguyễn Đình Chiểu, bác sĩ Lê Văn Khoa tặng cho nhà nước để làm trường Bố túc Văn hóa cho cán bộ, công nhân viên. Bác sĩ chỉ còn giữ lại Phòng in Roneo khiêm tốn gồm một gian nhỏ tại đường Võ Thị Sáu, ngày ngày vẫn khám bệnh phục vụ nhân dân trong phòng mạch tại nhà. Uy tín rộng lớn của một người thầy thuốc chân chính, nhân hậu đứng ở vị trí cao trong ngành Y tế vùng vẫn còn trọn vẹn tinh khôi như ngày nào. Do vậy, qua mấy mùa bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân từ sau ngày giải phóng, bà con địa phương hiểu rõ bác sĩ đã chân thành đề nghị ông, một người thầy thuốc tài đức ra ứng cử Hội đồng nhân dân. Cơ hội cho người hiền có tài đức thay mặt đồng bào, đứng ra nhắc nhở nghĩa vụ cũng như bảo vệ quyền lợi cho bà con địa phương và quần chúng.

Vừa qua tuổi hiếm, BS. Lê Văn Khoa đã đoàn tụ về thế giới vô ưu an của y thần Hippocrates từ hơn hai thập niên qua. Nhưng trong tâm khảm tôi vẫn còn nhớ mồn một như in chân dung đôn hậu của một người bạn vong niên - người thầy thuốc ưu tú khả kính, có tài năng đức hạnh và phong cách đúng với chân lý lời nói “Thầy thuốc như mẹ hiền” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi và các bạn làm nghề “gõ đầu” trẻ cùng bao nhiêu thế hệ sinh viên học sinh mãi mãi không bao giờ quên nghĩa ân cao đẹp của người bạn hiền giàu lòng nhân ái, có tình thương sâu đậm thế hệ ngày mai.

Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, tôi bồi hồi nhớ lại bác sĩ Lê Văn Khoa, người lương y khả kính - người bạn vong niên giàu tài đức. Vào năm 1995 khi lớp học tôi còn ở địa chỉ cũ ọp ẹp, sau một lần bác sĩ và tôi cùng trao đổi nhau về công tác giáo dục. Bác sĩ Lê Văn Khoa, đã quyết định dành cho tôi gần trọn vẹn biệt thự nhà mình nơi con đường mang tên người nữ anh hùng đất đỏ miền Đông làm trường học để tôi yên tâm đứng lớp làm công tác giáo dục trong trong hòan cảnh một đất nước Thuấn Nghiêu thịnh trị thanh bình.

Ngày Thầy thuốc 27. 2. 2024
N.T

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chiếc nóp quê hương
Tùy bút của NGUYỄN THANH, Nguyên Tổng thư ký Hội Văn nghệ Giải phóng TP Cần Thơ, thuộc Liên hiệp Các Hội VHNT TP Cần Thơ.
Xem thêm
Thư pháp của thầy giáo Lê Nhân
Thầy giáo Lê Nhân dạy toán đã nhiều năm. Đã xác lập được uy tín của mình trong sự nghiệp giáo dục, ít nhất ở địa phương. Con người đó về việc rèn nghề, khỏi cần bàn tới: chỉn chu, thấu đáo và chuyên sâu.
Xem thêm
Tử tế – Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Khi anh tỉnh dậy thì trời đã sáng hẳn. Anh gọi nàng nhưng không có ai trả lời. Anh gọi điện xuống lễ tân khách sạn thì được biết nàng đã đi từ tờ mờ sáng và tiền phòng nàng cũng đã thanh toán.
Xem thêm
Đừng quay lưng với những dòng sông
Bài đăng VietNamNet (Cuộc thi Chuyện của những dòng sông)
Xem thêm
Tiếng nói nhà văn: Chợ nổi đang có nguy cơ… chìm
Bài đăng Tuần báo Văn nghệ số ra ngày 01/6/2024
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa - Truyện ngắn Nguyễn Xuân Vượng
Một câu chuyện xúc động về tình yêu thời chiến
Xem thêm
Sống mãi với hồn xuân
Tạp bút của Nguyễn Thanh
Xem thêm
Bềnh bồng chợ nổi thị trấn Cầm Thi
Miền đất mới phương Nam khu biệt ở vùng Tây Nam bộ với sông ngòi giăng mắc chằng chịt như một mảng lưới kênh rạch sông nước ngút ngàn.
Xem thêm
Con đường của Hạ - Truyện ngắn giải nhất của Phương Trà
Tại cuộc thi “Sáng tác văn học về công nhân, công đoàn”, nhà văn Phương Trà đã đoạt giải Nhất thể loại truyện ngắn với tác phẩm “Con đường của Hạ”
Xem thêm
Đất nước mùa xuân || Tùy bút của Nguyễn Thanh
Hằng năm, không phải đợi đến hoa đào hoa mai đua nhau khoe sắc hay đàn chim én lũ lượt ríu rít bay về trong làn gió đông se lạnh, Nàng Xuân rực rỡ vẫn hiện diện bốn mùa trong trời đất như một biểu tượng cho tuổi thanh xuân sung mãn
Xem thêm
Mùa nước nổi quê tôi | Ký của Nguyễn Thanh
Đồng quê biển nước mênh mang/ Hoa điên điển nở, mười phương mai vàng.
Xem thêm
Ám ảnh | Ký của LS Nguyễn Minh Tâm
Trích từ tập ký PHẬN NGƯỜI của Ls Nguyễn Minh Tâm
Xem thêm
Nhà không có đàn ông
Truyện ngắn của Đào Phương Lan
Xem thêm
Khi đã vượt giới hạn
Bài viết của Kiều Bích Hậu về quán ăn từ thiện Mãn Tự chay
Xem thêm
“Hoa đào năm ấy” và chùm thơ Lạng Sơn tháng 2/1979 của Nguyễn Duy
Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng! / lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thuở nào
Xem thêm
Ân tình xứ Nghệ
Bài của Phạm Thùy Vinh, Tổng biên tập Tạp chí Sông Lam
Xem thêm