TIN TỨC
icon bar
  • Tin tức văn nghệ
  • Ra mắt tác phẩm mới “Những dấu chân thơ” của nhà thơ Trần Kim Dung

Ra mắt tác phẩm mới “Những dấu chân thơ” của nhà thơ Trần Kim Dung

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-06-12 00:58:54
mail facebook google pos stwis
1533 lượt xem

NGUYÊN HÙNG

Sáng 28/10/2023, Hội thơ Nghệ Tĩnh tại TPHCM đã tổ chức sinh hoạt kỳ 5 trong năm (tháng 10/2023) với nội dung CHÚC MỪNG TÁC PHẦM MỚI của nhà thơ Trần Kim Dung.

Nhà thơ Trần Kim Dung, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở An Đà, quận Ngô Quyền, Hải Phòng; hội viên Hội Nhà văn TPHCM. Tập “Những dấu chân thơ” được chính thức ra mắt lần này là tác phẩm thơ thứ ba của chị, tiếp theo “Bầu trời dưới đáy sông” (2017) và “Muôn nỗi gần xa” (2022).

Tới dự buổi sinh hoạt kết hợp ra mắt sách này, Hội thơ Nghệ Tĩnh tại TPHCM rất vui mừng được đón tiếp các vị khách quý: Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, ủy viên BCH Hội Nhà văn TPHCM, trưởng Ban nhà văn trẻ, ủy viên Hội đồng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam; nhà thơ Xuân Trường, hội viên HNV Việt Nam, Chủ nhiệm CLB Thơ Phương Nam; cô giáo nhà thơ Phạm Thị Như Vân…

Clip hình ảnh buổi sinh hoạt sáng 28/10/2023

Ảnh: Nguyên Hùng, Nguyễn Bá Vương... – Dựng clip: Nguyên Hùng
Nhạc nền: Ca khúc “Qua cầu Bạch Đằng Giang” (Đỗ Tiến Lập – Trần Kim Dung)

Buổi sinh hoạt đã được diễn trong không khí gần gũi, ấm cúng và rất bổ ích bởi những chia sẻ sâu sắc và chân thành. Đã có nhiều bài đọc và phát biểu cảm nhận tích cực về tập sách “Những dấu chân thơ”, nhưng trong phạm vi bản tin này, chúng tôi xin tóm lược một số nhận định, đánh giá chính, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Nhà thơ Xuân Trường nhận định: “Những dấu chân thơ” hay những bước chân lãng du thi ca qua nhiều vùng đất, tác giả Trần Kim Dung đã đi bằng những cung bậc cảm xúc bềnh bồng với nhịp điệu chậm rãi. Tập thơ “Những dấu chân thơ” vẽ nên một bức tranh dài rộng, sơn thủy hữu tình, từ những miền đất thiêng liêng gắn liền với lịch sử dân tộc đến những vùng đất xa xôi bên ngoài Tổ quốc. Nơi nào tác giả Trần Kim Dung đã ghé đến đều lưu lại trong chị những niềm riêng sâu lắng. Chị không hời hợt với những địa danh theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, mà lặng lẽ đứng vào không gian ấy để tự nhắc nhở về dĩ vãng chung và tự chưng cất thành kỷ niệm riêng”; “Cầm tập thơ “Những dấu chân thơ”, cứ ngỡ tác giả Trần Kim Dung đang làm một hướng dẫn viên du lịch thực thụ. Thế nhưng, chị không chủ đích nói cảnh sắc trước mặt mà chị thầm thì hồn vía mỗi kỳ quan. Ví dụ, cách chị thấm thía dư vị đấu trường La Mã: “Nghe cuộc mua vui đã đến canh tàn/ Hoàng đế chủ nô tràn ra các cửa/ Để lại đấu trường chất chồng máu ứa/ Đêm rùng mình lạnh toát cả thành Rôm”.

Với tham luận “Cuộc du ngoạn bằng thơ đầy cảm xúc”, nhà văn Vũ Ngọc Dung hào hứng bày tỏ sự ngưỡng mộ: “Lần theo “Những dấu chân thơ”, độc giả được chứng kiến biết bao điều kỳ thú như những “chuyến du ngoạn không đồng”. Chính sự phong phú về kiến thức lịch sử, địa lý, xã hội… sự chịu đọc, chịu nhớ và tìm hiểu nhiều điển tích, điển cố… mà qua từng bài thơ chị đã ghi chú công phu, rành rẽ những chi tiết, mà nhiều người khi đọc chưa bắt gặp bao giờ!” … “Cứ lần theo từng bước chân của chị, chúng ta sẽ lần lượt đi từ Bắc, chí Nam. Từ xứ Lạng, mái đình Trà Cổ những nơi địa đầu của tổ quốc linh thiêng. Về xứ Thanh mảnh đất địa linh nhân kiệt. Nơi xuất thế ba triều vua của dân tộc vẻ vang. Ta được đến Vũng tàu, Côn Đảo nơi cực Đông của tổ quốc Việt Nam. Ta lại về Đất Mũi Cà Mau, Kiên Giang đến Phú Quốc Đảo Ngọc, cực Nam cuối cùng của đất nước thân yêu!... Nơi đâu trong thơ Trần Kim Dung cũng đều là những bức tranh thủy mặc với những nét chấm phá, đầy đủ những màu sắc thắm dịu, tươi mát nhẹ nhàng; Với độ ánh sáng trong suốt, lung linh huyền diệu! Những khắc họa làm mê mẩn hồn người!...

Nhà báo nhà thơ Phan Ngọc Quang đã đọc bằng giọng Nghệ một cách rất cảm xúc bài viết có tên “Những bước chân thơ không biết mỏi”, trong đó có những đánh giá thật xác đáng: “Mỗi tác phẩm thơ của chị đều được dựng nên một dáng đứng hào hùng về vùng đất địa linh nhân kiệt từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên với những cá tính riêng biệt không lẫn vào đâu được (Quê hương Phù Ninh, Tháng ba Tây Nguyên, Khiêm lăng, Lên Bản Giốc, ...). Từng trang viết càng khẳng định hơn không chỉ là sức đi của tác giả mà còn minh chứng cho một kiến thức hiểu biết sâu rộng của một người thông tỏ địa lý. Trần Kim Dung đã mượn thơ ca để vẽ nên một tấm bản đồ rực rỡ cho non sông đất nước bằng sắc màu của ngôn từ và xúc cảm. Đất nước hiện qua thơ chị như một tấm thổ cẩm nhiều hoa văn tinh xảo vừa gần gũi, thân quen lại vừa xinh đẹp, kiêu sa”… “Những câu thơ của chị qua lăng kính lịch sử đã tạc nên những chiến công hiển hách trong niềm tự hào chung của truyền thống dựng nước và giữ nước bền bỉ, kiên gan (Thành Cổ Loa, Trước nghĩa trang đồi A1, Nhớ Đằng Giang, Bãi cọc Cao Quỳ, Về Côn Đảo...)”…

Các nhà thơ Phố Giang, Trần Quang Khánh, Nguyễn Xuân Hương… đã có những chia sẻ chân tình với những cảm nhận, đánh giá rất tốt đẹp về “Những dấu chân thơ”. Riêng Đại tá nhà thơ Trần Quang Khánh, ngoài nhận định chung về tập thơ, anh còn phân tích một cách rất sâu sắc vài bài thơ rút từ trong tập, như bài thơ “Chiếc lá trôi sông” với hình ảnh em bé Biển Hồ “Mò sâu tận đáy bùn lầy/Mong sao vớt được một ngày trong mơ”

Bên cạnh các tham luận và phát biểu chia sẻ về tác phẩm mới, các nhà thơ còn có thơ viết tặng tác giả và các thi phẩm “thơ tặng thơ” cũng đã được cất lên với nhiều cung bậc cảm xúc khó quên. Đó là các bài thơ của các hội viên Nguyễn Văn Thưởng, Cao Tiến Sỹ, Phan Ngọc Quang…

Trong phát biểu ngắn của mình, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nhấn mạnh, đại ý: “Viết về những địa danh thì nhà văn có thể tham khảo Google mà không cần đến tận nơi, nhưng với nhà thơ thì phải đặt chân tận nơi để trải nghiệm và tìm cảm xúc. Viết được một tập thơ về những địa danh, về những vùng đất không đơn giản, vì nhà thơ phải hội đủ 2 điều kiện: đi được và có tố chất thi sĩ”

Buổi sinh hoạt đã khép lại bằng những lời chia sẻ chân tình của tác giả, nhà thơ Trần Kim Dung và những “pô” ảnh kỷ niệm về sự kiện đặc biệt vui này.

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Những ai là chủ nhân các giải thưởng cuộc thi thơ Nhân nghĩa đất phương Nam?
Kết quả chấm giải cuộc thi: Giải Nhất Đinh Nho Tuấn; Giải Nhì Đào Phong Lan...
Xem thêm
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực TPHCM: Nhà văn được gặp nhau là vui!
Videoclip hình ảnh Đại hội ... và kết quả bầu đại biểu dự Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khóa XI (2025-2030) sẽ được tổ chức vào nửa đầu năm sau.
Xem thêm
Danh sách 70 tác giả có thơ được chọn đăng trong tập thơ “Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya
Tham gia vào tập thơ “Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya" có 70 thí sinh (bao gồm 33 tác giả được chọn vào Vòng Chung khảo).
Xem thêm
Nguyên Hùng với tập “Ký họa thơ”
Nguồn: Công an TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sách mới đã đến trước “Cửa sổ văn học VOH”
Chương trình Cửa sổ văn học giới thiệu 2 cuốn sách mới của Nguyên Hùng.
Xem thêm
Tạp chí Văn Nghệ HTV giới thiệu Ký họa thơ
Trích Điểm tin của Tạp chí Văn Nghệ HTV, sáng 22/9/2024
Xem thêm
Bạn bè đồng nghiệp chung vui cùng “Lục bát chân mây”
Clip hình ảnh tổng hợp buổi ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Chat với AI: Bây giờ còn cần nhà phê bình nữa không?
Mời các bạn dành thời gian đọc cho vui vì ChatGPT bình thơ cũng rất được, thậm chí là rất thú vị.
Xem thêm
81 chân dung - 81 mảnh ghép văn học
Lời tác giả tự giới thiệu cuốn sách mới.
Xem thêm
Những mảnh ghép của cảm xúc
Nguồn: Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 7/2024.
Xem thêm
Phim Tết của Trấn Thành
Nguổn: Diễn đàn Văn Nghệ Việt Nam số 6-2024
Xem thêm
Trường ĐH Cần Thơ trao học bổng cho cụ ông U90 học thạc sĩ
GD&TĐ -Trường ĐH Cần Thơ tặng học bổng khích lệ tinh thần học tập suốt đời cho học viên Nguyễn Tấn Thành (87 tuổi) trúng tuyển đầu vào Thạc sĩ tại trường.
Xem thêm
Nhạc sĩ Đỗ Tiến Lập – người thầy với nhiều giải thưởng âm nhạc
Đối với người viết bài này và cả những người quan tâm đến lĩnh vực sáng tác ca khúc, ấn tượng đối với nhạc sĩ Đỗ Tiến Lập là những giải thưởng. Anh là người đã đạt những giải thưởng về ca khúc ở các cuộc thi từ cấp tỉnh đến cấp trung ương.
Xem thêm
Cần Thơ: Cụ ông gần 90 tuổi đi thi thạc sĩ
Dù đã gần 90 tuổi nhưng với tình yêu văn chương, văn hoá dân tộc, cụ ông Nguyễn Tấn Thành ở Cần Thơ vẫn quyết tâm lấy bằng thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam và hướng đến trình độ Tiến sĩ.
Xem thêm
24 giờ với chuyến trải nghiệm tại ấp đảo Thiềng Liềng (Cần Giờ)
Trong chương trình của cuộc thi “Chuyện của những dòng sông” do báo VietNamNet tổ chức, đoàn nhà báo nhà văn 20 người vừa có chuyến đi đến ấp đảo Thiềng Liềng.
Xem thêm
Nên mạnh dạn để các CLB biểu diễn các tiết mục cho ngày lễ chính của Ngày Thơ
Theo nhà văn Trần Văn Tuấn, các kỳ Nguyên Tiêu sau, nên mạnh dạn để các CLB biểu diễn các tiết mục cho ngày lễ chính mà không cần thiết phải thuê mướn các ca sĩ chuyên nghiệp.
Xem thêm