TIN TỨC
icon bar

Thủy chung phải từ trong tâm tưởng

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-05-26 00:12:51
mail facebook google pos stwis
1059 lượt xem

BẠN BÈ VIẾT VỀ THƠ NGUYÊN HÙNG
(Mời click vào dòng chữ trên để truy cập chuyên mục)

 


Cảm nhận của LÊ THANH HUỆ

 

MÀ HƯƠNG TÓC RỐI GIÓ BAY MẤT RỒI

Nguyên Hùng

Cá Vàng ngày ấy giờ đâu

Chạnh thương ông lão bên cầu ngóng trông

Nắng chiều nhuộm tím triền sông

Nghiêng nghiêng mắt lưới bềnh bồng sóng chao.

 

Ngày xưa có cả trăng sao

Lão giờ tay trắng hanh hao tháng ngày

Vẫn còn hơi ấm bàn tay

Mà hương tóc rối gió bay mất rồi.
 

Bỏ qua câu thơ mở đầu, bài thơ là bức tranh đẹp ứng với miền sông nước mà người đọc mến yêu. Hình ảnh ông lão đứng bên cầu ngóng trông; thời khắc Nắng chiều nhuộm tím triền sông và lúc đó, hình ảnh Nghiêng nghiêng mắt lưới bềnh bồng sóng chao tạo nên bức tranh thủy mặc buổi hoàng hôn của ngày khiến những người lớn tuổi liên tưởng đến thời khắc chạng vạng cuộc đời khi mà tất cả đã bị gió bay mất rồi; với cảm nhận rồi ai cũng ra đi với bàn tay trắng, làm nên một nỗi buồn mênh mang hòa vào sông nước.

Liên tưởng với chuyện buồn của Puskin

Cá Vàng ngày ấy giờ đâu và cảnh ông già gắn với miền sông nước khiến độc giả liên tưởng đến câu chuyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của đại văn hào Nga Puskin. Chúng ta đi theo mạch này, câu chuyện ẩn sau những vần thơ lục bát mới nhuốm vẻ đẹp miền sông nước có thêm thân phận ông lão xuyên suốt tháng năm.

Cá Vàng ngày ấy là cớ sự làm cho người vợ hiền của ông lão đánh cá trở nên tham tàn.

Bạn đứng trước hàng trăm tỷ, bạn có chắc chắn mình không thay đổi?

Tôi thì chắc chắn bị thay đổi ngay lập tức. Và nếu con cá vàng đó to bằng con con cá ngừ đại dương, nó có giá ngàn tỷ Việt Nam đồng, sẽ làm cả họ hàng tôi thay đổi, chí ít là xé xác tôi ra nếu tôi không chia cho họ vài trăm tỷ...

Cá Vàng ngày ấy giờ đâu, để cho ông lão bên cầu ngóng trông.

Có lẽ người vợ tham giầu sang đó đã bỏ ông lấy người chồng khác và để thời gian biến ông từ trai trẻ đến buổi hoàng hôn cuộc đời. Trong thời khắc cuối ngày Nắng chiều nhuộm tím triền sông. Với thân phận Lão giờ tay trắng hanh hao tháng ngày.

Chính lúc này, tiềm thức của lão chỉ truy xuất xứ liệu thời xa vắng còn đang hạnh phúc: Ngày xưa có cả trăng sao.

Khi ở vào thời khắc cuối cuộc đời, dư âm hạnh phúc của những ngày còn sớm tối bên vợ mới tràn về, lão cảm thấy Vẫn còn hơi ấm bàn tay của vợ chăm sóc minh khi ốm đau, lúc khó khăn.

Hoàng hôn đến đưa ông lão về thực tại nhưng là thực tại của yêu thương mà ở đó, chút hoài niệm rất nhỏ, rất quen thuộc, không mất tiền mua: mùi hương tóc rối gió bay mất rồi.

Đó là quy luật của lòng vị tha mà thi sỹ, tiến sỹ Nguyên Hùng gửi vào 56 chữ của bài thơ. Không quan trọng gì cả, đừng chạy đua giành giật tiền tài vật chất để con người hóa bạc bẽo với nhau. Con cá vàng, con trâu vàng, không bằng người vợ bằng xương thịt, dù có lúc dữ dằn vì sự tham lam hoặc vì tranh chấp trở nên thù hận nhưng vẫn sớm tối bên chồng kể cả lúc họ đã đi xa. Vấn đề không phải là tạm thời chấp nhận mà là phấn đấu, chiến đấu để giữ được nhau, được ở bên nhau đến trọn đời.

Đừng để đến khi không còn thời gian, đứng bên cầu bắc sang bến bờ cuộc sống, bên kia là hạnh phúc, bên này là khổ đau, không còn đủ sức bước lên được cầu và do đó chỉ còn niềm tiếc nuối với đau thương.

Lúc đó, chỉ còn sự thủy chung do hoàn cảnh tạo ra và là sự thủy chung trở về trong mất mát.

Chúng ta có quyền suy diễn: do nhà thơ Nguyên Hùng bảo vệ thành công luận án tiến sỹ ở nước Nga nên cảm nhận được thơ Puskin và dùng truyện cổ tích Nga làm thi tứ cho bài thơ này. Nếu vậy, những người từng học tập công tác ở Nga đều làm thơ hay?!...

Lập luận trên để chúng ta ghi nhận cách sử dụng vốn văn học cổ nhân loại của nhà thơ tiến sỹ Nguyên Hùng đã tạo ra bài thơ Việt Nam nối dài câu chuyện cổ tích mà cả thế giới đều biết; giúp câu chuyện đi tiếp vào về phía tương lai.

Thay vì đóng lại câu chuyện cổ tích, Nguyên Hùng mở ra cho câu chuyện được viết tiếp bởi thế hệ đi sau.

Bài thơ là tấm lòng nhân hậu của những người đàn ông Việt Nam ẩn trong sự thủy chung đến trọn đời. Do đó nó lan tỏa ra thế giới qua đường lối ngoại giao trung thực và thủy chung.
 

Chân dung Đại thi hào Nga, thi sĩ, nhà văn, nhà viết kịch Aleksandr Sergeyevich Pushkin - Chân dung do họa sỹ Vasily Tropinin vẻ vào năm 1827.

Nhà thơ, tiến sỹ Nguyên Hùng đã có thời gian thực hiện luận án tiến sỹ ở Moskva (1988-1994).


Ghi chú: Những chữ in nghiêng lấy nguyên văn từ bài thơ.

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nghệ thuật ký họa chân dung bằng thơ của Nguyên Hùng
Bài viết công phu của PGS-TS Hồ Thế Hà
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Bài của nhà văn Kao Sơn trên Văn nghệ Công an
Xem thêm
“Trăm khúc hát” ngân vang từ “một chữ duyên”
Chữ duyên - cội nguồn “Trăm khúc hát” và nhiều thi phẩm khác của Nguyên Hùng - chính là sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với vùng quê tuy gian khó nhưng đầy ắp tình người, giàu truyền thống cách mạng và thi ca
Xem thêm
Vài nét về chữ Duyên trong thơ Nguyên Hùng
Cảm nhận sau khi đọc một số tập thơ, và đặc biệt tập thơ nhạc “Trăm khúc hát một chữ duyên” của Nguyên Hùng
Xem thêm
Nguyên Hùng và duyên thơ – nhạc
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TPHCM
Xem thêm
Nguyên Hùng “yêu mãi hoài vẫn khát”
Bài của nhà giáo nhà thơ Trần Hà Yên, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm