TIN TỨC
icon bar

Tiến sĩ thủy lợi Nguyên Hùng ngẫu hứng ký họa thơ

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-10-03 16:10:39
mail facebook google pos stwis
233 lượt xem

PHẠM TUẤN

Tiến sĩ thủy lợi Nguyên Hùng ra mắt hai cuốn sách mới ‘Trăm khúc hát một chữ duyên’ và ‘Ký họa thơ’, tại Hội Nhà văn TP.HCM vào sáng 2/10.  


Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM tặng hoa nhà thơ Nguyên Hùng trong buổi ra mắt 2 tập sách mới, ngày 02/10/2024.

Tiến sĩ thủy lợi Nguyên Hùng sinh năm 1954 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Ông có nhiều năm giảng dạy tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ, rồi hơn 15 năm làm công tác quản lý khoa học kỹ thuật tại Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 2, trước khi chuyển sang theo đuổi đam mê sáng tác. 

Từ năm 2007 đến nay, tiến sĩ thủy lợi Nguyên Hùng đã xuất bản các tập thơ “Cánh buồm thao thức”, “Sóng không từ biển”, “Bay về phía bão”, “Dấu chân lục bát”, “108 đoản khúc thơ”… Đặc biệt, tiến sĩ thủy lợi Nguyên Hùng có gần trăm bài thơ được các nhạc sĩ phổ thành hơn 110 ca khúc, mà ông gom lại chung trong cuốn sách “Trăm khúc hát một chữ duyên”.

Là người quảng giao và trọng tình cảm, tiến sĩ thủy lợi Nguyên Hùng có sở thích làm thơ chân dung về những người mình yêu mến, từ các bậc tài danh đã khuất đến những bạn bè thường gặp mỗi ngày. Năm 2017, ông từng có tập “102 mảnh ghép văn nhân”, bây giờ ông lại có thêm “Ký họa thơ”.

Thể loại thơ chân dung thì nhiều người đã thử bút, tiêu biểu như tập “Chân dung” lừng lẫy của nhà thơ Xuân Sách (1932-2008) hoặc tập “Thương nhớ tài hoa” bay bổng của nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm (1940-2022). Tiến sĩ thủy lợi Nguyên Hùng cũng kế thừa tinh thần ấy, và ông viết theo cách của mình. Dĩ nhiên, ông không thể có cái đáo để sâu cay như nhà thơ Xuân Sách và cũng không có cái khéo léo uyển chuyển như nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm.

Tập “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng gồm 81 nhân vật, sử dụng chất liệu tác phẩm và cuộc đời mỗi người để chắp nối vần điệu trân trọng. Tại buổi ra mắt sách vào sáng 2/10 tại TP.HCM, nhiều nhân vật có mặt trong “Ký họa thơ” cũng xuất hiện và bày tỏ sự tri ân với đồng cảm từ phía tác giả Nguyên Hùng.


"Ký họa thơ" với những chân dung bằng vần điệu thi ca.

 

Mỗi con người mang một số phận bí ẩn. Để nhận diện được họ một cách chân xác hoàn toàn không hề dễ. Khoa học có cách để giúp các nhà quản lý định danh gắn chip, nhận diện khuôn mặt, thậm chí có thể quản lý mọi hành vi của mỗi cá thể, nhưng để biết họ nghĩ gì thì không. Mà nghĩ lại là thuộc tính người cơ bản nhất. Với các nhà văn, các nghệ sỹ lại càng khó. Bởi mỗi người trong số họ đều là những vì sao cô đơn với hành trình riêng biệt không thể định danh.

Cho dù văn là người, đã có không ít những văn nghệ sỹ mà hành động sống, những biểu hiện bên ngoài của họ khác xa với tác phẩm mà họ sáng tạo nên. Bởi tác phẩm chứa đựng lòng mong mỏi, khao khát vươn tới chứ không đơn thuần là biểu hiện hiện tại. Cái bản thể của mỗi văn nghệ sỹ chứa trong nó một con tim luôn cựa quậy, luôn trăn trở với bao nên và không nên. Muốn và không muốn. Cùng đó là mơ ước. Còn phải, phải thế nọ, phải thế kia lại là ý chí, sản phẩm được hình thành từ kinh nghiệm, từ du nhập kiến thức của bộ não. Nhìn ra được, vẽ được cái “hồn Trương Ba” ẩn bên trong lớp “da hàng thịt” của mỗi người văn mới khó nhưng cũng là tuyệt nhất.

Thử xem vài “ký họa thơ” của tiến sĩ thủy lợi Nguyên Hùng. Với nhà thơ Hoàng Cầm “Kiều Loan với bao niềm vui sướng / Vẫn lên đường tìm mãi lá diêu bông”. Với nhạc sĩ Văn Cao “Tự lúc nào trong âm thầm gác tối / Buồn tàn thu ám vận suốt một đời?”. Với nhà thơ Hoàng Cát: “Một chân mất bởi chiến tranh/ Một chân còn lại ông Lành bẻ đôi// Tưởng đâu thanh thản cuối đời/ Mà sao khổ nạn cõi người chưa buông”. Với nhà viết kịch Lưu Quang Vũ: “Có phải vì buông lời ông không phải là bố tôi/ Đành ngậm ngùi dắt yêu thương rời cõi tạm/ Người trong cõi nhớ ơi, ai là thủ phạm/ Để công lý được đòi bất chấp những chiếc ô”. Hoặc với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm “Vẫn tỉ tê thơ tuổi hai mươi / đằng sau cánh cửa /Để nhuận vợ mấy lần vẫn cầm tuổi hoàng hôn”.

Nhà văn Kao Sơn nhận xét: Chất liệu là tên các tác phẩm tiêu biểu, những câu thơ hay của “người mẫu”. Nhưng “khó” thì tất nhiên là rất khó. Với các nhà văn, nhà thơ lại càng khó. Văn là người. Ai cũng bảo thế. Văn của họ bày ra bằng giấy trắng mực đen, giữa thanh thiên bạch nhật, chả cần kính lúp cũng nhìn rõ từng dấu chấm phảy, chấm than, chấm lửng lơ. Vậy mà, nói là cứ lấy những tiêu đề tác phẩm, câu thơ nổi tiếng của họ rồi ghép, khéo léo chút là được, thì thực không hề dễ. Phải “biết” nhau lắm mới làm nổi. Biết ở đây có nghĩa là đã từng quen thân, đã từng tâm tình chia sẻ. Hay chí ít cũng đã đọc nhau nhiều, thậm chí “phải lòng” những tác phẩm của nhau.

Với một chân dung văn học, thì dù cho là một bài thơ ngắn, một ký họa hay một vài mảnh ghép đi nữa thì “chất văn học” vẫn luôn là một yêu cầu không thể xem nhẹ. Mọi cái nhìn, cách đánh giá, và ngay cả cách biểu đạt, có thể kinh viện, nghiêm túc, có thể đùa vui, thậm chí tếu táo chút kiểu thận mật bạn bầu… nhưng cuối cùng vẫn luôn phải đảm bảo tính văn trong đó. Nhân văn, không ác ý, không tầm thường hóa giá trị. Và nói chung phải là một tác phẩm văn học, một sản phẩm văn hóa. Nếu không nó không có chỗ đứng trong nền văn học và sẽ không được chào đón.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyên Hùng với tập “Ký họa thơ”
Nguồn: Công an TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sách mới đã đến trước “Cửa sổ văn học VOH”
Chương trình Cửa sổ văn học giới thiệu 2 cuốn sách mới của Nguyên Hùng.
Xem thêm
Tạp chí Văn Nghệ HTV giới thiệu Ký họa thơ
Trích Điểm tin của Tạp chí Văn Nghệ HTV, sáng 22/9/2024
Xem thêm
Bạn bè đồng nghiệp chung vui cùng “Lục bát chân mây”
Clip hình ảnh tổng hợp buổi ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Chat với AI: Bây giờ còn cần nhà phê bình nữa không?
Mời các bạn dành thời gian đọc cho vui vì ChatGPT bình thơ cũng rất được, thậm chí là rất thú vị.
Xem thêm
81 chân dung - 81 mảnh ghép văn học
Lời tác giả tự giới thiệu cuốn sách mới.
Xem thêm
Những mảnh ghép của cảm xúc
Nguồn: Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 7/2024.
Xem thêm
Phim Tết của Trấn Thành
Nguổn: Diễn đàn Văn Nghệ Việt Nam số 6-2024
Xem thêm
Trường ĐH Cần Thơ trao học bổng cho cụ ông U90 học thạc sĩ
GD&TĐ -Trường ĐH Cần Thơ tặng học bổng khích lệ tinh thần học tập suốt đời cho học viên Nguyễn Tấn Thành (87 tuổi) trúng tuyển đầu vào Thạc sĩ tại trường.
Xem thêm
Nhạc sĩ Đỗ Tiến Lập – người thầy với nhiều giải thưởng âm nhạc
Đối với người viết bài này và cả những người quan tâm đến lĩnh vực sáng tác ca khúc, ấn tượng đối với nhạc sĩ Đỗ Tiến Lập là những giải thưởng. Anh là người đã đạt những giải thưởng về ca khúc ở các cuộc thi từ cấp tỉnh đến cấp trung ương.
Xem thêm
Cần Thơ: Cụ ông gần 90 tuổi đi thi thạc sĩ
Dù đã gần 90 tuổi nhưng với tình yêu văn chương, văn hoá dân tộc, cụ ông Nguyễn Tấn Thành ở Cần Thơ vẫn quyết tâm lấy bằng thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam và hướng đến trình độ Tiến sĩ.
Xem thêm
24 giờ với chuyến trải nghiệm tại ấp đảo Thiềng Liềng (Cần Giờ)
Trong chương trình của cuộc thi “Chuyện của những dòng sông” do báo VietNamNet tổ chức, đoàn nhà báo nhà văn 20 người vừa có chuyến đi đến ấp đảo Thiềng Liềng.
Xem thêm
Nên mạnh dạn để các CLB biểu diễn các tiết mục cho ngày lễ chính của Ngày Thơ
Theo nhà văn Trần Văn Tuấn, các kỳ Nguyên Tiêu sau, nên mạnh dạn để các CLB biểu diễn các tiết mục cho ngày lễ chính mà không cần thiết phải thuê mướn các ca sĩ chuyên nghiệp.
Xem thêm
Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Hồng Oanh trọn đời với câu hát quê hương
Hội Thơ Nghệ Tĩnh tại TPHCM tiễn biệt nhà thơ Hồng Oanh
Xem thêm
Hành trình của Nhịp điệu Việt đang đến rất gần!
Chỉ còn non tuần nữa thôi là đến ngày ra mắt tác phẩm, giao lưu trò chuyện với chủ biên, chuyển ngữ Võ Thị Như Mai, các tác giả và bạn đọc.
Xem thêm
Nhà thơ Hoài Vũ với ‘Vàm Cỏ Đông’
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TPHCM số 104-105 (14/12/2023) kỷ niệm 60 năm thành lập Liện hiệp các hội VHNT TPHCM.
Xem thêm
Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tôn vinh các tác giả, tác phẩm văn học năm 2023 và xét kết nạp hội viên mới
Công bố các giải thưởng, tặng thưởng và danh sách hội viên mới năm 2023 của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm
Biên khu Việt Quế nhìn từ “liên văn hóa”
Về tiểu tuyết Biên khu Việt Quế của Phạm Vân Anh
Xem thêm