TIN TỨC
icon bar

Tế Hanh

Năm 1996, Tế Hanh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I.

Nhà thơ TẾ HANH (1921-2009)


Họ và tên khai sinh: Trần Tế Hanh. Sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921

Quê quán: xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1957.

Mất ngày 16 tháng 7 năm 2009 tại Hà Nội.
 

VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC VÀ SÁNG TÁC

Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.

Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).

Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận "chỉ vẽ", nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, lúc lên 17, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghỉ học".

Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.

Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông ("Quê hương", "Lời con đường quê", "Vu vơ", "Ao ước") được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).

Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,

Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.

Sau Hiệp định Genève, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ.

Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và là Ủy viên chấp hành và Ủy viên Ban thường vụ của hội các khóa I và II.

Nguyên Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1963), Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).

Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I.

Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não.
 

CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

  • Nghẹn ngào (1939, 47 bài thơ)
  • Hoa niên (1945)
  • Nhân dân một lòng (1952)
  • Gửi miền Bắc (1955)
  • Lòng miền Nam (1956, 20 bài thơ)
  • Tiếng sóng (1960, 15 bài thơ)
  • Hai nửa yêu thương (1967)
  • Khúc ca mới (1967, 44 bài thơ)
  • Đi suốt bài ca (1970)
  • Câu chuyện quê hương (1973)
  • Con đường và dòng sông (1980)
  • Bài ca sự sống (1985)
  • Em chờ anh (1993)
  • Bài thơ được nhiều người yêu thích: Quê hương, Nhớ con sông quê hương.

Trích “Nhớ con sông quê hương”:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.

 

ẢNH TƯ LIỆU


TÁC PHẨM CÓ THỂ ĐỌC TRÊN MẠNG

...

Bài đã đăng lên website:

- Xuân Diệu & Tế Hanh
Xem thêm
Số lượt xem: 5065

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trần Kim Dung
Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Nguyễn Văn Mạnh
Trưởng Ban biên tập Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Thời báo Văn học Nghệ thuật
Xem thêm
Lê Thanh Huệ
Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam/ Hội viên Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Đào Phong Lan
Học viên Khoá 5 Trường Viết văn Nguyễn Du; Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Triệu Xuân
Nguyên chủ biên: Nguyệt san Văn chương Ngày nay, Hợp tuyển Văn Thơ Chọn Lọc.
Xem thêm
Phạm Trung Tín
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Văn Lê
Nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, NSƯT với hàng chục tác phẩm nhiều thể loại
Xem thêm
Trình Quang Phú
Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển phương Đông.
Xem thêm
Thanh Tùng
Tác giả của Thời hoa đỏ nổi tiếng một thời
Xem thêm
Châu La Việt
Tác giả hàng chục đầu sách nhiều thể loại, gồm thơ, kịch, truyện ký...
Xem thêm
Phạm Tiến Duật
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.
Xem thêm
Phạm Ngọc Cảnh
Tác giả của bài thơ nổi tiếng Lý ngựa ô ở hai vùng đất
Xem thêm
Đỗ Xuân Thu
Nguyên Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ
Xem thêm
Trúc Phương
Nguyên Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Cửu Long và Vĩnh Long.
Xem thêm
Nguyễn Trọng Oánh
Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Xem thêm
Y Phương
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn
Ủy viên BCH Hội Nhà văn TPHCM, Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 2020-2025).
Xem thêm
Đoàn Vị Thượng
Một trong những tác phẩm được nhiều độc giả yêu thơ biết đến là bài thơ “Bụi phấn”.
Xem thêm
Nguyễn Vũ Tiềm
Nhà thơ, nhà phê bình tài hoa
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo
Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012 với tập thơ Đồng dao cho người lớn và trường ca Con đường của những vì sao
Xem thêm