TIN TỨC
icon bar
  • Nhà văn & Góc nhìn
  • Chính ủy Dư Cao và tiểu thuyết “Chim vẫn hót lảnh lót cánh rừng”

Chính ủy Dư Cao và tiểu thuyết “Chim vẫn hót lảnh lót cánh rừng”

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2022-11-19 17:36:48
mail facebook google pos stwis
620 lượt xem

CHÂU LA VIỆT

Lên đường nhập ngũ năm 1969, sau mấy tháng huấn luyện ở Ninh Bình trong đội hình Sư đoàn 320 B, chúng tôi sớm được tung vào mặt trận, bởi chiến tranh lúc này đã rất gay gắt, quyết liệt. Nhiệm vụ ban đầu của tôi là pháo thủ chiến đấu ở một đơn vị pháo 37 ly thuộc Binh trạm 11, rồi Binh trạm 13 (Cục Vận tải quân sự) bảo vệ con đường vào mặt trận Cánh đồng Chum.

Khép lại những vần thơ rạo rực tuổi thanh xuân, khép lại một tình yêu văn học vô bờ bến, tôi trở thành một người lính chiến thực sự, quần áo tả tơi vì lửa đạn, sống thường trực trên những mâm pháo trực chiến, ngày và đêm đối mặt với máy bay, với bom đạn, ăn ở cũng ngay trên mâm pháo. Và cũng luôn sẵn sàng tinh thần bất kể lúc nào mình cũng có thể ngã xuống trên mâm pháo… (Kể cả không biết bao lần nửa đêm hành quân qua những bãi bom nổ chậm dài hàng cây số, chẳng ai biết trước bom sẽ nổ lúc nào, mình sẽ ra đi lúc nào…).

… Thế rồi một ngày, tôi bỗng nhận được quyết định về cơ quan tuyên huấn của binh trạm, cũng ở ngay giữa mặt trận, nhưng trong một cánh rừng già có phần yên tĩnh hơn trận địa chiến đấu. Lúc này ở Binh trạm có nhà văn Phan Trung Nhân, trung sĩ, trợ lý tuyên huấn. Anh đã từng có truyện ngắn được in ở tạp chí Văn nghệ quân đội.

Còn tôi thì cũng vì có thơ in ở báo Văn Nghệ (Tuổi trẻ Trường Sơn), lại có mẹ là một nghệ sĩ hát nên được Binh trạm gọi về để phiên chế ở đội Tuyên văn của Binh trạm mới thành lập và được giao nhiệm vụ viết kịch cho đội Tuyên văn. Thế là từ đây, nhiệm vụ của một người lính là tôi bắt đầu gắn với cây bút: viết kịch bản, viết bản tin “Đường phía trước”…

Và cũng từ đây, những tấm gương người thật việc thật, người tốt việt tốt, những chiến công, những sự tích anh hùng của binh trạm, rồi hình ảnh đẹp đẽ của Chính ủy Dư Cao cũng như của các cán bộ, chiến sĩ… dần nuôi trong tôi một khao khát nhất định một ngày mình sẽ viết một bộ tiểu thuyết về cuộc chiến đấu hào hùng của cán bộ chiến sĩ Binh trạm, mà tôi tin những sự tích này sẽ vào đi vào lịch sử, và tiểu thuyết này tôi thầm nghĩ dù mình viết được 200 trang, hay 300 trang… thì cũng chỉ đặt một cái tên rất giản dị nhưng rất hàm súc là “Binh trạm”, với lời đề tựa mang tất cả tấm lòng của tôi: “Kính tặng Binh trạm 13 thân yêu”…


Tranh minh họa của Phan Kế An

… Năm tháng qua đi, 42 năm sau, không biết có là đáng trách hay không, tôi mới có thể bắt tay vào thực hiện được khao khát ngày ấy, dù khao khát này luôn day dứt trong tôi. Đó là vào năm 2011, tôi cùng những người bạn Nguyễn Hiệp, Nguyễn Hiếu, Bùi Lê Huyên, Trần Minh Văn, Trịnh Dũng… có một chuyến đi sang thủ đô Viêng Chăn của nước bạn Lào và được một người con trai của Chủ tịch Xuphanuvông đang giữ cương vị là Thứ trưởng trong Chính phủ Lào, cũng như đại sứ của ta ở Lào lúc ấy là nhà thơ Tạ Minh Châu đón tiếp rất ân tình. Đêm ấy trong một khách sạn tầm cỡ 5 sao ở Viêng Chăn, khi các bạn đã yên ngủ, riêng tôi lại nằm… khóc.

Nước mắt cứ dào ra khi nhớ lại tuổi 17 của mình với chiếc ba lô cóc và khẩu súng trên vai. Một đêm chiến tranh, lội qua Nậm Tiền, Nậm Mật, khi thì nước sông loang loáng ánh bạc, khi thì bừng sáng vì pháo sáng quân thù… Nước bạn Lào là đây. Chúng tôi trở thành những người lính tình nguyện sang kề vai sát cánh cùng bạn…

Vâng, cái đêm tuổi 17 lần đầu sang Lào ấy, có bao giờ tôi dám nghĩ rồi một ngày người lính năm ấy là tôi sẽ bay trên một chiếc Boeing 777 đến thủ đô của bạn Lào như hôm nay, lại được những người con thân yêu của Lào đón tiếp trọng thị và cờ hoa rực rỡ thế này…

… Khóc, lại nhớ những cánh rừng, những con đường, những trọng điểm… Nậm Tiền, Nậm Mật, đèo Đất đèo Đá, rồi Bản Ban, Phunokok… mà đồng đội của mình trong những ngày chiến tranh đã chiến đấu vô cùng gian khổ, vô cùng anh dũng để giúp các bạn Lào giành lại Cánh đồng Chum, để giải phóng nhân dân các bộ tộc Lào. Chính ủy Dư Cao của tôi, Binh trạm trưởng Việt Sinh của tôi, thủ trưởng Hạnh, thủ trưởng Độ, anh Trung Nhân, anh Lý Trần Chi, anh Vương Anh, Ngô Quốc Lập, Phan Hữu Chính của tôi…

Ai còn, ai mất? Bao sự tích hào hùng những năm tháng ấy, bao vẻ đẹp cao quý của người lính những ngày tháng ấy, lẽ nào theo nước con suối kia, theo con gió cánh rừng kia, một đi không trở lại? Không, không và không! Nước có thể trôi, gió có thể bay, nhưng những chiến công và cuộc đời các anh - những cán bộ, chiến sĩ của Binh trạm 13 của chúng ta, sẽ phải còn lại mãi, đọng lại mãi, không một cái gì có thể làm mất đi hay làm phai mờ...

Và văn học sẽ và phải làm được điều này…

Sau chuyến đi Viêng Chăn ấy, với sự thôi thúc của tâm hồn, tôi đã từ Thành phố Hồ Chí Minh bay ra Vinh, rồi theo con đường 7 trở lại những con đường, những cánh rừng năm xưa. Tôi đã quỳ xuống vã lên mặt mình nước dòng sông Lam, quỳ xuống uống con nước trong vắt của sông Nậm Mật, Nậm Tiền…

Và rồi đêm ấy, đã bắt đầu những dòng viết đầu tiên cho câu chuyện này: Bạn ơi, tôi sẽ kể bạn nghe, một câu chuyện về rừng và những năm tháng ấy…

***

… Tiểu thuyết được mang tên “Tiếng chim hót lánh lót trong rừng” và thật may mắn, nó được cùng 5 cuốn tiểu thuyết của các nhà văn từng khoác áo lính khác đưa vào Chương trình đầu tư sáng tác văn học đề tài Chiến tranh cách mạng năm 2014 của Bộ Quốc phòng, với số tiền không nhỏ là 32 triệu đồng. Đây cũng là vào dịp quốc khánh 2/9, cả nước tưng bừng đón chào ngày lễ độc lập của dân tộc. Thêm một lần để tôi nhớ vô cùng những đồng đội của tôi ở Binh trạm 13, ở mặt trận Lào ngày ấy, những người anh, người bạn cùng với tôi một màu áo lính và một tình yêu văn học đến khôn cùng.

Trong tiểu thuyết, hình tượng chính nổi bât và xuyên suốt tác phẩm là Cao Dư, chính ủy Cao Dư. Từ một phái viên của Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần, ông đã vào mặt trận Lào, với sứ mệnh là chính ủy Binh trạm ( BT) M3 mới được thành lập, một BT sẽ đảm đương nhiệm vụ nặng nề là vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm để quân ta ở phía trước thực hiện nhiệm vụ giành lại Cánh Đồng Chum mà Quân ủy ta và quân ủy bạn Lào giao phó.


Đại tá Dư Cao - Chính ủy Binh trạm 13, linh hồn của đường 7, con đường đi vào Cánh Đồng Chum.

Nguyên mẫu của nhân vật Cao Dư chính là chính ủy Dư Cao của chúng tôi, một  người Chính ủy đẹp toàn diện từ dáng hình, tầm vóc, đến lời ăn tiếng nói, từ ý chí chiến đấu đến khả năng đoàn kết, huy động sức mạnh của chiến sỹ, từ lòng quả cảm đến ánh sáng lý tưởng luôn như thắp lửa cho lòng người. Anh em cán bộ chiến sỹ BT 13 yêu quý ông lắm, và với riêng tôi, ông chính là đại diện của BT, là hình tượng đẹp đẽ của BT, và trong đời riêng chiến sỹ, ông như một người cha thân yêu của tôi.

***

Nhà thơ Vương Trọng viết về hình tượng chính ủy Cao Dư và tiểu thuyết này:

Châu La Việt tâm sự: Ở chiến trường, sách báo cực hiếm. May mắn lắm mới thấy quyển Văn nghệ quân đội, anh em chuyền tay nhau đọc cho nát ra, mà trong đó cũng chỉ có văn và thơ, còn kịch thì hầu như vắng bóng. Thế là anh viết kịch, nhân vật toàn những người lính quen thuộc, từ sĩ quan chỉ huy đến người lính. Đọc mười tác phẩm mà anh đã xuất bản, tôi thấy không gian nghệ thuật quen thuộc của anh là một trạm giao liên, một khẩu đội cao xạ, một trạm gác đường… và những cuộc hành quân. Nhân vật hầu hết là người lính, từ chính ủy, trạm trưởng trạm giao liên đến các cô nuôi quân… Nhận xét này càng đúng với tiểu thuyết “Tiếng chim hót lảnh lót giữa rừng”, do nhà xuất bản Lao Động ấn hành cuối năm 2014.

Tiểu thuyết gồm 10 chương ngắn, đậm đặc chất lính. Nếu như tiểu thuyết “ Chim vẫn hót cúc cu bên đồi”, do  nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2013, gần như một quyển tự truyện, thì quyển tiểu thuyết mới này giống tập truyện ký với những con người có thực từ Chính ủy Dư Cao đến các cán bộ trong binh trạm 13 Mặt trận đường 7.

Trong ký ức của Châu La Việt về đồng đội mình thời binh lửa, ai cũng đẹp, cũng đáng mến phục, nên trong tiểu thuyết này không hề có nhân vật phản diện. Ngay cả hai quân nhân đào ngũ là Huân (nguyên mẫu từ bản thân tác giả) và Tiến, một tiểu đội trưởng công binh, nhưng cũng rất đáng yêu, không chỉ vì nguyên nhân dẫn đến sự đào ngũ đó, mà vì cả hai sớm nhận ra khuyết điểm của mình, sớm quay lại đơn vị, sẵn sàng chấp nhận kỷ luật của đơn vị.

Mở đầu thiên truyện là sự gặp gỡ bất ngờ giữa Huân trên đường trở lại đơn vị sau đợt đào ngũ ngắn ngủi và trung tá Dư Cao, chính ủy Binh trạm. Sau này biết Huân là con một nghệ sĩ nổi tiếng, chính ủy muốn đưa Huân về đội Tuyên văn của Binh trạm nhưng anh xin ở lại đơn vị cao xạ. (Chi tiết này là sự khác nhau giữa nhân vật Huân và tác giả, vì tác giả thì sau những năm làm pháo thủ chuyển về làm công tác văn hóa, văn nghệ của Binh trạm…)

Mặc dù trong hoàn cảnh bom đạn, không chỉ có tình đồng đội, đồng chí, mà có cả tình yêu: Đó là mối tình của Tiến, chiến sĩ công binh, với cô Lan, một nữ nuôi quân sau trở thành cây đơn ca nổi tiếng của đội Tuyên văn, từng được ra Hà Nội biểu diễn. Là người trong cuộc, tác giả hiểu sâu sắc hoàn cảnh của người lính thời chiến, họ luôn có ý thức tạm xếp lại tình riêng vì nhiệm vụ thiêng liêng của cuộc chiến: Đánh thắng giặc Mỹ xâm lươc, giải phóng miền Nam.


Một số tác phẩm của Châu La Việt

Nhà văn Châu La Việt không phải là người giàu trí tưởng tượng, mà chi tiết anh lấy từ trong cuộc sống, nên nói về mặt bố cục và hư cấu của “Tiếng chim hót lảnh lót giữa rừng”, có thể còn cần bàn thêm, tuy nhiên chi tiết về chiến tranh và người lính thật sống động và trung thực, những người lính sinh ra thời hậu chiến đọc sẽ hiểu được khá nhiều hiện thực chiến trường mà cha ông mình đã trải và những nhà văn thế hệ 8X.

Trở về sau có thể lấy tư liệu từ tiểu thuyết này để làm giàu thêm sự hiểu biết về chiến trận để xây dựng tác phẩm mới của mình. Không chỉ riêng tiểu thuyết “Tiếng chim hót lảnh lót giữa rừng”, mà các tác phẩm văn xuôi của Châu La Việt, mức độ khác nhau, đều có chung tính chất ấy.

Châu La Việt là người đa cảm. Khi nhắc lại kỷ niệm một thời, gặp lại vùng đất anh từng sống những năm tháng ác liệt như NậmTiền, Nậm Mật, Đèo Đất, Đèo Đá… bản Phu La Nhích… anh đã khóc. Anh tâm sự: “Bao sự tích hào hùng cùng vẻ đẹp cao quý của người lính những ngày tháng ấy, lẽ nào theo con suối kia, theo ngọn gió cánh rừng kia, một đi không trở lại? Không, không! Nước có thể trôi, gió có thể bay, nhưng chiến công và cuộc đời các anh – những cán bộ Binh trạm 13 sẽ còn đọng lại mãi… Và văn học sẽ làm được điều này…”. Đó là lý do tại sao anh viết “Tiếng chim hót lảnh lót giữa rừng”.

Ông Khắc Tuế, nguyên đoàn Trưởng đoàn ca múa quân đội nhiều năm, cũng từng thân thiết với ông Dư Cao ngoài đời, nói về bạn mình trong tiểu thuyết: Điều thứ hai mà tôi tâm đắc là tác giả đã xây dựng rất thành công nhân vật Chính ủy Binh trạm Cao Dư. Trước hết là tính chân thực của nhân vật: Cao Dư là người trong muôn người, không phải có chức có quyền là thét ra lửa, Cao Dư hiền lành, Cao Dư vị tha, Cao Dư được lòng trên nhưng không bao giờ mất lòng dưới.

Đối với đồng cấp là Binh trạm trưởng Trường Sinh thì anh cởi mở chan hòa, khơi gợi ở bạn để khai thác tối đa những sáng kiến trong chiến đấu và xây dựng đơn vị. Ngay từ buổi đầu gặp nhau giữa chiến trường mà ngồi với nhau quên ăn, cậu cần vụ can mãi mới chịu cầm bát đũa.

Trường hợp với Huân, ngay từ buổi đầu, Huân có hành động bạt mạng, ngăn xe của Cao Dư đang hành quân đòi lên, người lái xe khó chị nhưng Cao Dư bảo, cứ cho cậu ấy lên anh em mình cả ấy mà. Sau này Huân chiến đấu dũng cảm lập công to, ngay lập tức Cao Dư biểu dương Huân. Và cứ thế mối quan hệ giữa anh lính cao xạ Huân với chính ủy Cao Dư từ cấp trên với cấp dưới trở thành anh em như ruột thịt, thậm chí như cha con.

Lãnh đạo được loại lính như Huân cũng là một kinh nghiệm quý báu cho công tác chính ủy của Cao Dư, ngược lại một người lính đầy cá tính như Huân gặp được một chính ủy có đức, có tài như Cao Dư thì người lính ấy như cá gặp nước… Huân là một con người trong ứng xử với Tổ chức, với cấp trên, với đồng đội thật kín nhẽ! Tôi nghĩ: Con người ta cần phải biết trăm điều, nghìn điều, vạn điều, nhưng điều trước hết là phải biết điều thì Huân có điều cuối cùng đó!!!

Là người lính già như tôi, khi đọc “Tiếng chim hót lảnh lót trong rừng “thú thật cả mười ba chương, không ít thì nhiều, chương nào tôi cũng có mình trong đó, thậm chí có đoạn tôi giật mình tưởng như tác giả biết cả chuyện của mình nữa?"

Nguồn: https://arttimes.vn/

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Quanh một bài thơ đoạt giải gây tranh cãi
Chùm thơ, 3 bài, đã giúp tác giả người Thái Tòng Văn Hân, giành giải B trong cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ 2019-2020. Nhưng chính ban giám khảo và người được giải cũng không thể ngờ, một trong ba bài thơ đó lại gây tranh cãi nảy lửa trong dư luận. Đó là bài “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”.
Xem thêm
Phải kiêu hãnh làm người!
Người Việt Nam chúng ta, ngay trong ngày hôm nay, nếu không có đủ tự tin kiêu hãnh làm người thì đừng nói có thể làm được bất kỳ điều gì, dù nhỏ nhất như tự bưng bát cơm ăn, tự mặc quần áo, tự giải quyết vấn đề cá nhân lặt vặt mà người khác giới hoặc lú lẫn, hoặc mới sơ sinh cần phải hỗ trợ như một lẽ tất nhiên.
Xem thêm
Bùi Phan Thảo: “Khi đời mình cũng cheo leo đồi dốc”
Giờ đây, quê hương Quảng Trị, đã có nhiều tiếng nói thi ca mới, trẻ trung, hiện đại, đa chiều, thế sự… vừa là kế tục truyền thống, mang hơi thở, nhịp điệu cuộc sống mới hôm nay, tiêu biểu chính là Bùi Phan Thảo, thơ anh đang tạo nhiều âm vang và dư ba trong lòng bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc…
Xem thêm
Một Nhà thơ – Thầy thuốc Nhân dân nặng lòng với chiến dịch phòng chống Covid tại TP.HCM
Một Nhà thơ – Thầy thuốc Nhân dân nặng lòng với chiến dịch phòng chống Covid tại TP.HCM
Xem thêm
Văn học trẻ TPHCM: Chờ đột phá
Tháng 12/2021, Hội Nhà văn Việt Nam dự kiến tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 tại Đà Nẵng. Hiện tại, Hội Nhà văn TP.HCM vừa hoàn tất danh sách đề cử 15 tác giả trẻ gửi ban tổ chức. Đây là cơ hội để nhận diện văn học trẻ của thành phố hiện nay.
Xem thêm
‘Tôi không tin một tác phẩm thiếu thực tế lại chạm được vào cảm xúc con người’
Sau những dự án về biển đảo với những ấn phẩm ra đời song hành cùng các hoạt động xã hội sôi nổi tri ân hậu phương của những người lính Trường Sa, nhà thơ nhà báo Lữ Mai lại tiếp tục đồng hành cùng những cựu chiến binh trong hành trình kiếm tìm đồng đội. Tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống nhưng không chỉ có tiếng bom đạn, không chỉ có đau thương mà còn có những cảm xúc ngậm ngùi, hoài niệm trên hành trình đưa hài cốt các anh về đất mẹ. Chư Tan Kra là địa danh đã đi vào lịch sử gắn với những cuộc chiến đẫm máu, nhưng Chư Tan Kra xuất hiện trong thơ Lữ Mai không chỉ là những trận đánh ác liệt, mà còn là một kỉ niệm, nơi tình đồng chí được tôn vinh và sống mãi. Chư Tan Kra mây trắng, tập trường ca mới nhất của chị vừa hoàn thành ngay lập tức đã tạo những hiệu ứng xã hội lan tỏa. Chị cho rằng, thực tế là điều kiện quan trọng để nảy sinh cảm xúc khi viết, chị không tin một tác phẩm thiếu thực tế sẽ chạm đến được cảm xúc của người đọc.
Xem thêm
Nhà văn Lê Văn Nghĩa – sống nghĩa tình, viết nghĩa nhân
Dẫu biết trước ngày nhà văn Lê Văn Nghĩa rời xa chúng ta sẽ không còn lâu. Dẫu biết hơn mười năm qua anh đã kiên cường chống chọi với bạo bệnh. Dẫu biết tình yêu chữ nghĩa mãnh liệt đã giúp anh vượt lên nỗi đau bệnh tật để bền bỉ sáng tác và nhiều quyển sách có giá trị liên tiếp được xuất bản, có những quyển sách được nối bản năm bày lần. Dẫu biết anh đã ở lằn ranh hết sức mong manh giữa sự sống và cái chết. Dẫu biết cuộc đời là hữu hạn…Nhưng, khi tin nhà văn Lê Văn Nghĩa vĩnh viễn ra đi, tôi và bạn bè anh, không chỉ bàng hoàng, tiếc thương, mà còn thấy rõ cái khoảng trống mà một nhà văn sống một cuộc đời nhân nghĩa và viết về nghĩa nhân, để lại.
Xem thêm
Thi sĩ Văn Công Hùng: Gã Pleiku lãng tử
Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế (1980),
Xem thêm
Bạn văn: Nguyễn Khắc Phê | Nguyễn Quang Lập
Nguyễn Khắc Phê là nhà văn đầu tiên mình gặp trong đời.
Xem thêm
Nhà văn Lê Văn Nghĩa giữa biết cười và dám cười
Nhà văn Lê Văn Nghĩa đã ra đi ở tuổi 68, lúc 22h25’ ngày 25/7 tại TPHCM, vì ung thư di căn.
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Khải
Đó cũng là lần đầu tiên mình tin anh Khải khuyên mình chân thành nhất. Trước nay anh nói câu gì mình cũng khả nghi. Anh sống khéo nổi tiếng, chưa chê văn ai nửa câu. Hoặc khen hoặc không chứ chưa bao giờ chê.
Xem thêm
Nhà văn Vũ Hạnh: Ngòi bút tỏa sáng tinh thần văn hóa dân tộc
Nhắc đến Vũ Hạnh, chắc hẳn bạn đọc sẽ nhớ đến tác phẩm vang bóng một thời như Bút máu.
Xem thêm
Bạn văn: Nguyễn Trọng Tạo
Thời đó anh Tạo nổi như cồn, bài thơ Tản mạn thời tôi sống được cả nước bàn tán xôn xao, đó là bài thơ có cái nhìn mới mẻ và xót xa về đất nước. Nhắc đến văn chương thời kì đổi mới không thể không nhắc đến bài thơ này.
Xem thêm
Nguyễn Trường viết về quê hương và người lính
Nhà văn Nguyễn Trường tên thật là Nguyễn Xuân Trường,
Xem thêm
Chúc mừng sinh nhật Lê Thiếu Nhơn
Làm thơ, viết báo, phê bìnhKiêm vai chủ web, một mình một sân
Xem thêm
Lưu Quang Vũ có tin ở hoa hồng?
Thơ và kịch dưới một mái nhà chungĐều bay bổng tài hoa và khát khao, quyết liệt
Xem thêm
Chữ Xuân Quỳnh tự hát
Chữ Xuân Quỳnh tự hátNhư hương quỳnh tự thơm
Xem thêm
Vĩnh biệt Đại tá nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Vẫn chân chất đứng bên rừng thốt nốt
Xem thêm
Tô Nhuận Vĩ dưới ngòi bút Nguyễn Quang Lập
Anh em lâu ngày gặp nhau không khỏi có chút ngậm ngùi. Ở Huế nhiều người yêu quí mình
Xem thêm
Khi nhà văn Triệu Xuân trình diễn thơ
Nhà văn Triệu Xuân đọc thơ Chế Lan Viên trong bệnh viện
Xem thêm