TIN TỨC
icon bar

Nhớ Văn Cao và chuyện chưa kể về Mùa xuân đầu tiên

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2023-11-15 17:11:48
mail facebook google pos stwis
389 lượt xem

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh tác giả "Tiến quân ca" (15/11/1923 - 15/11/2023), Cánh buồm thao thức trân trọng giới thiệu bài thơ "Nhớ Văn Cao" vừa được đăng trên Tạp chí Văn nghệ TP.HCM, ca khúc "Mùa xuân đầu tiên" cùng câu chuyện về số phận hết sức đặc biệt của tác phẩm này.
 


 

NHỚ VĂN CAO
 

Trai Hải Phòng trong một đêm Hà Nội

Hồn mơ màng theo khúc Thiên Thai

Những bản tình ca như Suối Mơ mềm mại

Như khói như sương như ra đời.

 

Cung đàn xưa gọi mời đàn chim Việt

Cho làng tôi ríu rít những ngày mùa

Trường ca Sông Lô thẳng tiến về Hà Nội

Cùng triệu tim hồng hòa Tiến quân ca.

 

Một đêm đàn lạnh trên sông Huế

Càng ngẫm càng yêu khuôn mặt em

Càng thương những người trên cửa biển

Bạc đầu chờ mùa xuân đầu tiên.

 

Anh có nghe không những bài ca sống lại

Về bến xuân hát mãi không thôi?

Tự lúc nào trong âm thầm gác tối

Buồn tàn thu ám vận suốt một đời?
 

Nguyên Hùng


 



Số phận đặc biệt của "Mùa xuân đầu tiên" 


"Mùa Xuân đầu tiên" với giọng hát Thanh Thúy
 

Trong đêm thơ nhạc kỷ niệm sinh nhật nhạc sĩ Văn Cao mấy năm trước tại Hà Nội, nhà thơ - họa sĩ Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao nói rất ít, nhưng ông khiến những người tham dự xúc động khi kể về ca khúc Mùa xuân đầu tiên - một bài hát có số phận đặc biệt của cha ông, để gạt đi những thêu dệt xung quanh bài hát này.

Họa sĩ Văn Thao kể từ sau bài hát Tiến về Hà Nội được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác sớm hơn ngày giải phóng thủ đô 10-10-1954 tới 5 năm, khiến ông bị phê bình là "lạc quan tếu", Văn Cao đã nói với các con là sẽ không sáng tác các ca khúc cách mạng nữa. Ông tập trung vào vẽ tranh, nhưng ông vẽ tranh trừu tượng lại bị phê bình là vẽ "người dị dạng". Vậy là ông chỉ còn sáng tác nhạc không lời và làm thơ.

Tuy thế, Văn Cao không đoạn tuyệt hoàn toàn với sáng tác ca khúc như người ta vẫn hay nói trên sách báo. Văn Thao cho biết một vài lần những tin vui ở chiến trường cũng làm cha ông rất xúc động và ông đã sáng tác vài ca khúc trong kháng chiến chống Mỹ, như bài Dưới ngọn cờ giải phóng…

Đặc biệt, mùa xuân đầu tiên khi đất nước thống nhất năm 1976, trong nỗi vui tận hưởng niềm hạnh phúc giản dị, đời thường của một mùa xuân thanh bình, đặc biệt là niềm thôi thúc viết một cái gì đó để kết thúc cuộc chiến tranh mà 30 năm trước ông đã hiệu triệu mọi người bước vào cuộc chiến với ca khúc Tiến quân ca, Văn Cao đã sáng tác ca khúc Mùa xuân đầu tiên.

Bài hát được in ngay trên báo Sài Gòn Giải Phóng, nhưng nó sớm bị bỏ rơi bởi điệu valse của nó thật lạc lõng trong âm hưởng hào hùng, phơi phới tự hào chung của các ca khúc lúc bấy giờ. Chẳng nơi đâu biểu diễn hay thu âm ca khúc này.

Nhưng không rõ bằng cách nào, ngay trong năm 1976, Mùa xuân đầu tiên được in ở Liên Xô và biểu diễn ở đất nước xa xôi này. Bài hát còn được đặt lời tiếng Nga. Gia đình Văn Cao chỉ may mắn biết điều này vào những năm 1980, khi một người con của Văn Cao đến học tập tại Liên Xô báo về.

Đến cuối thập niên 1980, những nhạc phẩm tiền chiến của nhạc sĩ Văn Cao được biểu diễn trở lại, nhưng cũng chưa nơi đâu hát hay thu âm ca khúc Mùa xuân đầu tiên với những ca từ tha thiết yêu thương: "Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người...".

Năm 1991, khi Nguyễn Thụy Kha làm một phim video ca nhạc về cuộc đời Văn Cao, trong cảnh Văn Cao về quê Nam Định, ông lồng bài hát Mùa xuân đầu tiên vào một đoạn dài, thì lần đầu tiên ca khúc này do ca sĩ Quốc Đông thu âm mới được phổ biến tới công chúng.

Năm 1993, lần đầu tiên ca khúc được ca sĩ biểu diễn trước khán giả trong một đêm nhạc Văn Cao tại Cung văn hóa Thanh niên Hà Nội.

Nhưng bài hát chỉ thật sự được "bừng sáng" nhờ giọng hát ca sĩ Thanh Thúy năm 1995, trong bộ phim ca nhạc Văn Cao - Buổi sáng có trong sự thật do đạo diễn Đinh Anh Dũng làm sau khi nhạc sĩ đã qua đời.

(Theo https://tuoitre.vn/)

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cô đơn | Chùm thơ Nguyên Hùng
Chùm 3 bài thơ ngắn: Cô đơn, Bùa, Ô nhiễm
Xem thêm
Chùm thơ về nhà thơ – nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo
Kỷ niệm 5 năm ngày nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo rời Cõi Tạm (7/01/2019 - 7/01/2024)
Xem thêm
Nhớ lắm những chuyến đi | Chùm thơ Nguyên Hùng
Chùm 4 bài thơ ngắn: Móng Cái, Đà Nẵng, Hà Tiên, Thiềng Liềng
Xem thêm
Vài khoảnh khắc Cần Giờ
Theo nhau ra biển Cần Giờ/Vài giờ chỉ đủ ngồi chờ trăng lên
Xem thêm
Nếu ngày ấy ở Yên Trung... (Ngô Xuân Hội & Trần Chấn Uy)
Nhà thơ Ngô Xuân Hội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Bẽ bàng... chính trường
Chùm 2 bài thơ ngắn
Xem thêm
Vài kỷ niệm nhỏ với GSTS Mai Quốc Liên
Cánh buồm thao thức xin đăng lại 3 bài thơ với lời cảm ơn gửi tới cố GS Mai Quốc Liên. Cầu mong GS sớm được phiêu diêu ở miền cực lạc.
Xem thêm
Lục bát hai câu tặng chị em
Yêu em anh hóa cây si/ Em sai chạy việc, cây đi cách nào?
Xem thêm
Chùm thơ bốn câu cho ngày tám tháng ba
Chùm thơ 4 bài: Ngực đêm, Em và rượu, Em và trăng, Có em
Xem thêm
Clips hình ảnh Hội thơ Nghệ Tĩnh tại TPHCM xuân Giáp Thìn 2024
Với nhạc nền: GỬI DÒNG SÔNG (thơ Nguyên Hùng - nhạc Hữu Xuân - Thanh Tài thể hiện)
Xem thêm
Chợt hiểu... nhân gian chẳng có bờ | Chùm thơ Nguyên Hùng
Chùm thơ 3 bài: Vô bờ, Ước gì níu lại ngày qua, Xin làm một bóng cây
Xem thêm
Tự nhủ khi năm Rồng tới
Vẽ phượng để người xem thích phượng/ Thêu rồng cho kẻ ngắm yêu rồng
Xem thêm
Thơ đăng báo Xuân Giáp Thìn 2024 (chùm 3)
Chùm thơ đăng Văn nghệ, Khoa học phổ thông, Văn nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu, Văn nghệ Tiền Giang
Xem thêm
Thơ đăng báo Xuân Giáp Thìn 2024 (chùm 2)
Thơ đăng trên Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Linh khí Quốc gia
Xem thêm
Chùm thơ đăng báo Xuân Giáp Thìn 2024
Thơ đăng Văn nghệ TPHCM, Người Lao động và Shipping Times
Xem thêm
Cùng anh hát mãi khúc quân hành
Con đường có lá me bay/ Là nơi anh với tháng ngày mộng mơ
Xem thêm
Vũ Cao - Tác giả câu chuyện tình bất tử với Núi Đôi
Không chỉ những người cùng làng mới biết/ Câu chuyện tình bất tử với Núi Đôi
Xem thêm
Sơn Nam - Hương rừng Cà Mau còn man mác
Cả đời ông đi và ghi nhớ/ Văn minh miệt vườn phả hương quê
Xem thêm