TIN TỨC
icon bar
  • C3 Nghi Lộc 1
  • Sự nhạy cảm kỳ lạ của thầy hiệu trưởng

Sự nhạy cảm kỳ lạ của thầy hiệu trưởng

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2021-11-11 15:41:54
mail facebook google pos stwis
3831 lượt xem

NGUYỄN XUÂN NGUYÊN

Hôm nay ngày 10/10 /2021, ngày sinh thứ 91 thầy Nguyễn Trọng Bình nhưng thầy đã đi xa đúng 27 tháng, tôi viết bài này như nén hương dâng lên hương hồn thầy Hiệu trưởng kính yêu một thời của chúng tôi. Bài này tôi cũng đã gửi cho Ban Giám hiệu trường cấp 3 Nghi Lộc 1 (PTTH Nguyễn Duy Trinh) để xét duyêt đăng vào Tập san kỷ niệm 60 năm thành lập Trường. Mong các bạn gắng đọc và góp ý.

Thầy Nguyễn Trọng Bình làm Hiệu trưởng trường Cấp 3 Nghi Lộc 1 đến 26 năm, là người đã đưa nhà trường lên đỉnh cao về chất lượng trí dục của tỉnh Nghệ Tĩnh với danh hiệu: LÁ CỜ ĐẦU VỀ CHẤT LƯỢNG TRÍ DỤC. Trong bài này tôi không viết về vấn đề đó mà tôi chỉ viết về sự nhạy bén và xử lý linh hoạt của thầy Hiệu trưởng trong chiến tranh và nhờ đó đã mấy lần cứu thầy trò chúng tôi thoát chết.

TU SỬA LẠI HẦM LŨY

Năm học 1967-1968 trường cấp 3 Nghi Lộc 1 có 11 lớp gồm 4 lớp 8, 4 lớp 9 và 3 lớp 10.  ác lớp học bằng tranh tre, có hào, hầm, lũy kiên cố bao quanh, các lớp đều ẩn mình dưới các lùm cây dọc 2 bên bờ con muơng khá rộng ở Làng Nam thuộc xã Nghi Trung. Phía bờ Đông gồm 4 lớp 8 và lớp 10C, các lớp còn lại ở bờ phía Tây. Một ngày chủ nhật đầu tháng 3 năm 1968 thầy Bình huy động phụ huynh, học sinh và chủ nhiêm các lớp tu sửa lại hầm, hào, lũy quanh lớp học của mình. Thầy chỉ đạo: Hào phải chạy thông ra mương, lũy phải sát mái tranh.

 Tôi hỏi thầy: Hầm lũy kiên cố thế  huy động phụ huynh làm gì nữa thầy? Thầy bảo: làm càng kiên cố càng tốt, mình có linh cảm sắp tới nó sẽ  đánh vào trường!

Thật ứng nghiệm, thứ 5 tuần sau đó, trời trong xanh mát mẻ, nắng nhẹ, lúc sắp hết tiết học thứ 3, tôi đang dạy Vật lý ở lớp 8D , thầy Vũ Đức Phước dạy Trung văn ở lớp 8B,… Chỉ còn vài phút nữa  là hết tiết học thì máy bay Mỹ bất ngờ ập đến, tôi không kịp cho học sinh vào hầm mà chỉ kịp hét lên: Các em nằm xuống! Đang đứng trên bục giảng kiểm tra học sinh đã nằm xuống hết chưa thì có một em hét to: Nằm xuống thầy ơi!Tôi vừa kịp cúi rạp

mình ,tiếng máy bay  đã rít trên đầu và tiếng bom nổ xé trời. Tranh tre trên lán học bay vèo hết, đất cát cùng mảnh bom rơi rào rào , khói đen mù mịt, khét lẹt. Một mảnh bom găm phập vào bảng , may mà tôi cúi xuống kịp,  các em học sinh khóc, la hét ầm lên …

Máy bay đi, các em lóp ngóp bò dậy, mặt mũi đều tái mét đầy cát bụi, nước mắt lưng tròng nhưng rất may cả lớp không ai việc gì. Ra khỏi lớp thầy trò nhìn hố bom sâu hoắm chỉ cách khoảng 20 mét mà khiếp hãi. Nhìn ra các lớp khác cũng bốc hết mái tranh. Cả chục quả bom rải song song với các lán học và lán 8B và 8D bom nổ gần nhất.

Khi máy bay đã đi xa, không ai bảo ai, tất cả thầy trò bên phía Tây đều lội xuống mương chạy sang phía Đông để giải quyết hậu quả…Và thật may mắn tất cả đều an toàn.Nhìn các hố bom ai cũng kinh sợ và nghĩ thật kỳ lạ, bom ném gần thế mà cả 5 lớp không ai hề hấn gì. .

Khi tất cả thầy trò toàn trường đã tập trung bên phía Đông. Thầy Hiệu trưởng quyết định nhanh chóng: Các lớp phía Tây ngày mai vẫn học bình thường, mỗi em chuẩn bị 3 cái tranh hỗ trợ các lớp phía Đông. Các lớp phía Đông nghỉ học 3 ngày, mỗi em 3 cái tranh, 1 cây tre, ngày mai các em cùng phụ huynh lao động xây dựng lại lớp, sửa chữa hầm lũy để kịp thứ 2 tuần sau tiếp tục học. Lệnh được phát ra, chủ nhiệm các lớp bố trí và thực hiện nghiêm túc. Và vào tuần sau trường lại tiếp tục học bình thường.

Thiết nghĩ:

- Nếu như quả bom dịch về phía con mương một tý thì thầy trò chúng tôi đã hứng trọn rồi và thương vong không thể nói hết được.

- Nếu như giờ học ra trước vài phút hoặc nó ném bom chậm vài phút, đúng giờ ra chơi thì thương vong cũng khá lớn.

- Và cơ bản là nếu như trước đó mấy hôm thầy Hiệu trường Nguyễn Trọng Bình không sáng suốt và nhạy bén cho tất cả các lớp tu sửa, làm lại hầm lũy  bao quanh lớp  học  cao sát mái tranh  thật vững chắc thì thế nào cũng có nhiều học sinh thương vong.

Tất cả chỉ là sự thoát chết may mắn kỳ lạ của thầy trò 5 lớp học chúng tôi ở phía Đông con mương. Chính sự linh cảm của thầy Hiệu trưởng đã cứu sống chúng tôi.

Chiến tranh ngày càng ác liệt, hè năm đó thầy trò chúng tôi lại vượt bom đạn lục tục làm cuộc” Trường chinh” lên Nghĩa Đàn xây dựng lán trại tiếp tục năm học mới.

SƠ TÁN LÊN NÔNG TRƯỜNG ĐÔNG HIẾU NGHĨA ĐÀN

Hè 1968 giáo viên gần như không được nghỉ. Coi thi, chấm thi tốt nghiệp lớp 10 xong, tháng 7  lại coi thi, chấm thi vào lớp 8. Ngày 15 tháng 7 giáo viên cấp 3 toàn tỉnh tập trung  chỉnh huấn tại Quỳnh Lưu một tháng  tròn.

Gần xong đợt chỉnh huấn, tỉnh có chủ trương: các trường thuộc vùng chiến tranh ác liệt phải sơ tán lên học trong các Nông trường miền Tây Nghệ An.

UBND tỉnh ra tại trại chỉnh huấn cùng ty Giáo dục họp với các trường trong diện sơ tán  bàn kế hoạch thực hiện. Xong chỉnh huấn, Thầy Bình cho giáo viên nghỉ 3 ngày, 18/8 có mặt tại trường để họp bàn kế hoạch sơ tán. Giáo viên về ,thầy  Bình  một mình đạp xe lên Nông trường Sông Con nơi trường sẽ sơ tán để liên hệ. Đến nơi, thầy gặp ban lãnh đạo đề nghị giúp đỡ nhưng họ trình bày những khó khăn của nông trường. Thấy ở đây đường đi cũng trái chiều không thuận lợi cho nên thầy đi luôn sang Nông trường Đông Hiếu là địa điểm dự phòng của tỉnh. Thầy gặp ban Giám đốc và được họ vui vẻ nhận lời. Thầy đã bàn với Ban Giám đốc về địa điểm xây dựng các lán học nằm ven bờ suối phía Nam nông trường, bàn chỗ ở cho 12 lớp học sinh, các em  được chia về ở trong các đội sản xuất cùng gia đình công nhân của nông trường .Thế là trong cái rủi có cái may và nhờ sự nhanh nhạy của thầy mà trường ta được ở nơi sơ tán gần nhất, thuận lợi nhất.

Về trường thầy lập tức họp giáo viên triển khai kế hoạch sơ tán rất chi tiết, phân công công tác cụ thể cho từng giáo viên. Thầy họp phụ huynh và học sinh để truyền đạt kế hoạch sơ tán. Thầy gặp UBND huyện xin 6 cặp thợ cưa lên giúp nhà trường chặt gỗ cưa xẻ làm bàn ghế.

Bộ phận tiền trạm gồm các thầy: Hoàng Thanh Sơn, Vũ Đức Phước, Hoàng Minh Thu, Hà Xuân Đàm, Nguyễn Thế Đô, Nguyễn Xuân Nguyên… ngày 20/8/1968 chúng tôi đã có mặt tại nông trường Đông Hiếu và đã làm việc với Ban Giám đốc Nông trường để xác định cụ thể chỗ ở cho từng lớp, các địa điểm dựng lán học, mượn nhà ở cho giáo viên. Khó khăn nhất là vấn đề lương thực thì thầy Sơn xung phong đảm nhiệm và thầy đã lo lương thực cho cả trường suốt thòi gian sơ tán một cách xuất sắc . Tôi và thầy Phước chỉ đạo tổ thợ cưa do huyện cử lên chặt gỗ, cưa xẻ để làm mặt bàn. Chúng tôi quyết định Văn phòng nhà trường đặt tại nhà anh Trạc, một ngôi nhà 3  gian rộng rãi mới làm và thời gian đầu anh em chúng tôi nấu ăn tại đây. Văn phòng Đoàn trường đặt tại nhà anh Viện bên cạnh, tôi và thầy Đô cùng ở tại đây luôn.

Một bộ phận ở nhà đốc thúc học sinh chuẩn bị hành quân lên địa điểm sơ tán trước ngày mồng 2 tháng 9. Thầy và trò tự lo phương tiện di chuyển và đi bộ là chính. Nhà trường vận động phụ huynh cùng đi với học sinh lên để lao động dựng lán học với thầy trò. Thương nhất là các thầy, các cô phải đưa cả gia đình cungf đi sơ tán như thầy Hân, cô Liễu, cô Hải... Học sinh và giáo viên chủ yếu đi bộ theo các tuyến đường: Theo đường biển ra Quỳnh Lưu gặp quốc lộ 48 rồi đi lên. Hoặc vượt cầu Cấm hay đường Nghi Thiết trong đêm lên đường 1 và đường 48. Đại bộ phận vượt cầu Nghi Phương rồi ra Yên Thành theo đường 48, có số lên Đô Lương qua Tân Kỳ đến Nghĩa Đàn.

Tất cả các em cùng một số phụ huynh đều mang theo sách vở, quần áo, chăn màn, xong nồi, lương thực… thực hiện cuộc hành quân bộ đầy vất vả và  đến nông trường Đông Hiếu trước mồng 2/9. Thực ra sự vất vả  của chuyến đi so với các em sau này vào lính vượt Trường Sơn thì chưa thấm gì nhưng đối với lứa tuổi 15 lúc bấy giờ lại lần đầu xa nhà thì đó là một kỳ tích.

Sáng mồng 3/9 toàn trường đã tập trung đông đủ tại nơi sơ tán cùng với phụ huynh để nghe thầy Hiệu trưởng phân công công việc. Thế là thầy, trò và phụ huynh cùng vào rừng bứt tranh, chặt tre, nứa, gỗ để tự dựng lán học. Bàn học làm bằng các tấm ván thợ vừa xẻ ra, có một số bàn phải ghép tre nứa lại. Ghế ngồi cũng tre ghép lại, Với sự nỗ lực của thầy, trò và phụ huynh chỉ 1 tuần đã xong các lán học .

Ngày 12/9 nhà trường chính thức làm lễ khai giảng tại hội trường nông trường đông Hiếu.Lễ khai giảng diễn ra thật trang trọng và cảm động vì đây là lễ khai giảng đầu tiên không diễn ra trên quê hương Nghi Lộc. Lễ khai giảng hôm ấy có đầy đủ thầy trò và rất đông phụ huynh dự. Về phía Nông trường có Anh hùng Lao động Nguyễn Văn Lang, phó Giám đốc nông trường tham dự. Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Trọng Bình đã đọc buông bài diễn văn khai giảng rất xúc động làm một số phụ huynh và học sinh rơm rớm nước mắt. (Thầy Bình có biệt tài là các bài diễn văn của thầy đều đọc buông, giơ sách lên đọc,giọng lên bổng xuống trầm rất diễn cảm nhưng thực ra trong sách chẳng có chữ nào cả). Xong lễ khai giảng phụ huynh về quê còn lại thầy trò bước vào năm học mới nơi sơ tán.

Lúc bấy giờ các em phải học tập rất khó khăn, sách giáo khoa không có, bàn ghế xiêu vẹo, ăn ở cùng gia đình công nhân tình cảm thì rất tốt nhưng nhà  chật chội, cái ăn cái mặc

thiếu thốn, các đội lại ở xa lán học, mùa đông trời mưa phùn gió bấc, rét lạnh thấu xương.Đường đi đất đỏ bùn lầy, trơn như mỡ nên đi về ngã lấm láp hết.

Hết học kỳ 1 cũng vừa đến tết Nguyên đán, rất may có một ông nào đó ngoài Trung ương về nói với lãnh đạo Nghệ An: Chiến tranh có thể còn kéo dài, không lẽ học sinh cứ sơ tán mãi thế này à. Tỉnh phải tổ chức tất cả bám trụ, lao động, học tập và chiến đấu tại chỗ, không thể chạy trốn mãi như thế được…

Thế là có lệnh hồi hương. Nhà trường lại tổ chức cho thầy trò vừa nghỉ tết vừa rút về quê tiếp tục học tập. Nhờ ngừng bắn nhân dịp tết Nguyên Đán nên thầy trò theo đường 48, rồi đường 1 qua cầu Cấm giữa ban ngày rất an toàn. Nông trường hỗ trợ mấy chuyến xe tải chở toàn bộ mặt bàn về. Hôm rút về là một ngày gần tết, trời mưa rét, tôi nhớ trong những chuyến xe chở đầy mặt bàn gỗ còn có các thầy, cô và một số học sinh đi cùng, tất cả đều ngồi trên đống mặt bàn. Có một chuyến xe thầy Nguyễn Quang Linh già yếu đúợc ưu tiên ngồi trong ca bin, khi đi qua đội Đông Thắng đường trơn  xe lật nhào xuống hố. Thầy trò trên xe cùng bàn ghế đổ xuống hố cả. Thật kinh hoàng! Thế mà chỉ có 5 em học sinh bị thương do bàn ghế đè lên và được đưa vào trạm xá nông trường cấp cứu  kịp thời còn lại không ai việc gì . Đây cũng là một sự thoát chết kỳ lạ!

Học kỳ II nhà trường lại về Làng Nam tiếp tục học tập bình thường trong các lán có hầm hào vây quanh quen thuộc.

GẦN CUỐI NĂM LẠI SƠ TÁN

Năm học 1971-1972 trường cấp 3 Nghi Lộc 1 có 18 lớp gồm: 8 lớp 8, 6 lớp 9, 4 lớp 10. Trường không học rải rác trong các lùm cây Làng Nam nữa mà tập trung về một địa điểm ở phía đông cầu Nhọn.

Ngày chủ nhật cuối tháng 4 năm 1972, thầy Bình gọi tôi sang nhà, thầy trao đổi nhiều chuyện nhưng vấn đề quan trọng nhất là: Sơ tán trường.

Thầy nói: Chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt, vùng Quán Hành tập kết nhiều hàng hóa, trường ta có  nhiều lán học và 2 dãy dài nhà ở giáo viên như thế này nó sẽ nghi đây là các kho hàng nên thế nào nó cũng đánh.

Tôi hỏi thầy: Năm 1968 ta sơ tán là chủ trương của tỉnh, nay ta đi thế này có phải báo cáo cấp trên không và ta sẽ đi đâu?

 Thầy bảo: Lần này ta tự đi, chỉ cần báo cáo Sở biết và UBND huyện là được. Lần này ta đi gần thôi, khối 10 ôn thi còn lâu hơn nên sơ tán lên Hưng Trung. Khối 8, khối 9 lên Nghi Diên, việc này phải làm khẩn trương, chậm sẽ rất nguy hiểm, phải cấp tốc liên hệ mượn địa điểm, mượn các kho hợp tác làm lớp học, chuyển bàn ghế, lo chỗ ăn ở cho giáo viên và nhà trọ cho học sinh để nghỉ mồng 1 tháng 5 xong là  có thể học nơi sơ tán.

Thầy phân công giáo viên về dạy các địa điểm, thầy giao thầy Nguyễn Đức Du trực tiếp phụ trách ở Nghi Diên và tôi phụ trách ở Hưng Trung.

Tất cả giáo viên, học sinh thực hiện theo đúng kế hoạch, thực hiện rất khẩn trương và cũng rất thuận lợi vì được chính quyền và nhân dân 2 xã  đều là công giáo toàn tòng giúp đỡ rất nhiết tình. Đúng như kế hoạch, sáng mồng 2 tháng 5 năm 1972 trường đã học trên 2 địa điểm sơ tán.

Đúng như thầy Bình dự đoán. Trường  vừa sơ tán được gần 1 tuần thì vào khoảng 11 giờ ngày đầu tháng  5 (12/5), máy bay Mỹ ném bom vào trường rất ác liệt, cả khu trường cháy trụi. Thầy Dương Xuân Trãi và thầy Hoàng Tập hôm ấy về trường lấy sách vở và đồ thí nghiệm bị thương phải đưa đi  cấp cứu tại bệnh viện  huyện sơ tán ở Nghi Vạn. Rất may khi ấy thầy trò chúng tôi đang bình yên học nơi sơ tán nhưng khi nghe tin trường bị ném bom ai cũng hú vía vì nếu không sơ tán kịp thời thì thầy trò toàn trường đã vùi trong  bom Mỹ .

Xong buổi dạy tôi cấp tốc  đạp xe về trường, thấy trường chỉ còn là đống tro tàn đang khét mùi bom đạn mà lòng trĩu buồn nhưng cũng nghĩ rất may là nhà trường ta có thầy Hiệu trưởng nhanh nhạy và  quyết đoán nên đã cứu thầy trò toàn trường  thoát chết khỏi trận bom ác liệt này.

Thế là trong suốt cuộc chiến tranh phá hoại, dù trường ta ở vùng ác liệt, mấy lần bị bom Mỹ đánh vào nhưng không hề bị thương vong, chỉ có em Nguyễn Thị Cúc và em Phạm Huy Trung học sinh lớp 9C người Nghi Phong trên đường đi lao động về chết do pháo từ biển bắn và hè năm 1967.

Nguồn: FB Thầy Nguyễn Xuân Nguyên

Bình luận

  • avatar comment
    ZpackMax
    2023-04-19 09:32:38
    z pack 500 - Do bacterial infections show up in blood tests?
  • avatar comment
    Bvcvbe
    2023-04-13 04:37:09
    stromectol liquid deltasone over the counter isotretinoin 10mg pills
  • avatar comment
    Tymcoj
    2023-04-11 20:07:51
    cialis otc ed pills no prescription free ed pills
  • avatar comment
    Kwxdts
    2023-04-01 20:38:16
    purchase uroxatral generic desyrel brand oral diltiazem 180mg
  • avatar comment
    Mxgexm
    2023-03-30 15:01:08
    purchase zocor sale purchase sildalis for sale sildenafil uk
  • avatar comment
    Nkqylw
    2023-03-20 23:32:47
    purchase ventolin for sale augmentin 1000mg canada augmentin 375mg oral
  • avatar comment
    Wryclm
    2023-03-03 15:03:09
    purchase pamelor pamelor 25 mg generic paxil without prescription
  • avatar comment
    Ijfzht
    2023-03-02 02:42:37
    alendronate uk ibuprofen 600mg brand purchase ibuprofen generic
  • avatar comment
    Cltybw
    2023-02-19 22:37:19
    essays writing purchase sulfasalazine generic sulfasalazine 500 mg cheap
  • avatar comment
    Conogt
    2023-02-17 20:39:52
    adalat 30mg us nifedipine 10mg cost fexofenadine 120mg sale
  • avatar comment
    Xqmrnb
    2023-02-16 13:51:43
    vegas casino online bonus casino free slot play
  • avatar comment
    Ioenan
    2023-02-15 04:07:23
    casinos sugarhouse casino online free casino games no registration no download
  • avatar comment
    Ayfruu
    2023-01-31 08:10:51
    zithromax 250mg ca prednisolone 5mg tablet purchase gabapentin pill
  • avatar comment
    Tbkcyp
    2023-01-31 07:27:57
    roulette games free slots games cost cialis
  • avatar comment
    Pcknzn
    2023-01-30 00:15:22
    viagra 200mg price sildenafil 100mg over the counter oral cialis 20mg
  • avatar comment
    Gmxmnt
    2023-01-29 19:04:22
    generic prednisone 40mg purchase isotretinoin purchase amoxicillin online cheap
  • avatar comment
    Xgfxnp
    2023-01-25 00:40:05
    tadalafil 5mg oral cheap sildenafil 50mg sildenafil 50mg brand
  • avatar comment
    Geroap
    2023-01-23 01:50:53
    metronidazole 400mg cost augmentin 375mg pill sulfamethoxazole without prescription
  • avatar comment
    Duyong
    2023-01-20 07:14:00
    blackjack online real money real casino slot machine games online slot machines real money
  • avatar comment
    Fzizvh
    2023-01-19 02:01:10
    colchicine pill free spins online gambling
  • avatar comment
    Zgswqn
    2023-01-10 14:36:29
    clomid 100mg generic blackjack online us pala casino online
  • avatar comment
    Kjumjd
    2023-01-10 02:10:27
    thesis website sildenafil 50mg us viagra pills 200mg
  • avatar comment
    Kzyaev
    2023-01-07 19:13:21
    metoprolol 50mg cost levitra 10mg canada vardenafil tablet
  • avatar comment
    Tjzbrx
    2023-01-06 15:30:36
    prilosec 10mg pills academicwriting free poker games
  • avatar comment
    Envwhg
    2023-01-06 03:07:17
    linezolid pills roulette casino free casino
  • avatar comment
    Nlzvtr
    2023-01-05 11:20:18
    rx pharmacy online viagra sildenafil 100mg canada lisinopril pills
  • avatar comment
    Jwszbx
    2023-01-02 14:36:54
    itraconazole 100mg uk tinidazole over the counter tinidazole 500mg canada
  • avatar comment
    Accrpi
    2022-12-21 23:29:34
    isosorbide 20mg over the counter imdur 20mg brand micardis 80mg oral
  • avatar comment
    Pqxigj
    2022-12-15 16:15:54
    tadalafil kaufen generika viagra 50mg kaufen sildenafil 100mg ohne rezept
  • avatar comment
    Ddygsv
    2022-12-14 03:09:14
    acheter cialis en ligne acheter 50mg viagra viagra 200mg en france
  • avatar comment
    Zunptb
    2022-12-12 20:34:53
    cialis tadalafil 40mg overnight cialis usa viagra overnight
  • avatar comment
    Odzsow
    2022-12-09 03:49:42
    lamotrigine 200mg brand prazosin uk tretinoin gel without prescription
  • avatar comment
    2022-05-05 02:12:31
    Đọc bài của thầy Nguyên mới thấm hiểu hơn lịch sử phát triển của nhà trường Không ngờ thời bom đạn oanh tạc khốc liệt Thầy Trò vẫn bám trụ kiên cường vượt qua Giờ đây ngôi trường khang trang bề thế như thế này có công lao rất lớn các thế hệ thầy giáo cô giáo ngày trước xây dựng nên Chính trong cái gian khó khốc liệt đó đã sản sinh ra những người học trò ưu tú để rồi giờ đây đã về xây dựng nên mái trường Nghi Lộc 1 ngày hôm nay Cháu cảm ơn các thế hệ Thầy Giáo đi trước rất nhiều Tự hào được học dưới mái trường Nghi Lộc I thân yêu
  • avatar comment
    2021-10-13 07:53:11
    Bài viết của thầy Xuân Nguyên, đưa ta về nỗi nhớ lần sơ tán ở Nghi Diên mà khoá 70-73 ta đã tới. Chúng ta nhớ ơn linh cảm của thây để bây giờ yêu quý.
  • avatar comment
    Nguyên Hùng
    2021-10-13 07:33:49
    Mời các bạn K70-73C3NL1 nhìn xuống phía dưới để xem các clip tư liệu liên quan. Mọi người có thể để lại cảm nhận, góp ý cho chuyên mục "Tư liệu K70-73 C3NL1" của trang này nhé. Comments sẽ hiển thị ngay, không cần chờ duyệt.

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
50 năm - Ngày ấy & bây giờ - Clip 2
Khóa 70-73 Cấp 3 Nghi Lộc 1 hội ngộ kỷ niệm 50 năm ra trường
Xem thêm
50 năm - Ngày ấy & bây giờ - Clip 1
Khóa 70-73 Cấp 3 Nghi Lộc 1 hội ngộ kỷ niệm 50 năm ra trường
Xem thêm
Bên nhau ôn chuyện ngày xưa & Sống mãi tuổi học trò
Bên nhau ôn chuyện ngày xưa/ Tình người sâu lắng tình thơ đong đầy
Xem thêm
Thăm lại chiến trường xưa
Dừng chân mắc võng ven đường/ Cùng em trải nghiệm hương rừng Trường Sơn
Xem thêm
Hoàng Văn Hoa - chuyện của tôi
Phim tài liệu về GSTS Hoàng Văn Hoa
Xem thêm
Bến xưa - Con Cuông
Du lịch Vịnh Hạ Long Thanh Chương
Xem thêm
Lời hẹn tình quê - Thăm thầy cô giáo
Thăm thầy Nguyễn Trọng Bình
Xem thêm
Hội khóa K70-73 C3NL1 kỷ niệm 40 năm ngày ra trường
Hội khóa kỷ niệm 40 năm ngày ra trường
Xem thêm
Hội khóa K70-73 C3NL1 kỷ niệm 45 năm ngày ra trường
Hội khóa 70-73 kỷ niệm 45 năm ngày ra trường
Xem thêm