TIN TỨC
icon bar

Lạc giữa truyện ngắn “Trăm Ngàn”

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2025-07-25 21:39:38
mail facebook google pos stwis
472 lượt xem

KỲ 3

(Mời click vào avatar trên đây để truy cập thư mục)
 

Giữa những cú “lạc giọng” của một truyện ngắn…
 

Với giọng văn hài hước nhẹ nhàng nhưng sắc sảo, bài viết “Lạc trong truyện ngắn Trăm Ngàn” của Nhật Hạ không những chỉ ra những “bất ổn” trong không gian, thời gian và ngôn ngữ của một truyện ngắn đang được nhiều người nhắc đến, mà còn mở rộng vấn đề về sự nhất quán trong nghệ thuật kể chuyện. Khi truyện ngắn hiện đại ngày càng “đa giọng”, “phi tuyến tính”, thì đòi hỏi về logic và cảm xúc thẩm mỹ của người đọc cũng càng trở nên khắt khe hơn. Những “cú lạc” mà Nhật Hạ nêu ra – từ cách gọi “bà Hội”, đến giọng văn lẫn lộn Bắc – Nam, hay tâm lý nhân vật phi lý – đều gợi nên một cuộc trò chuyện lý thú: khi tác giả mải đuổi theo kỹ xảo và thông điệp mà buông lơi cảm xúc và tính chân thực, thì truyện sẽ “trôi dạt” về đâu?
 

LẠC GIỮA TRUYỆN NGẮN “TRĂM NGÀN”

NHẬT HẠ

Đọc truyện ngắn Trăm Ngàn, chúng ta luôn có một trạng thái bất an. Cứ phải véo vào tay xem mình có còn tĩnh trí nữa không, bởi ta có cảm giác như đang bị lạc trôi – lạc về địa lý, lạc về vùng miền, lạc về thời đại.

Có nhà phê bình nói cương rằng: “Đó là truyện ngắn hậu hiện đại”.
Úi trời, tôi chẳng thấy cái hậu hiện đại ở đâu cả, mà chỉ thấy nhà phê bình kia đang cố tung ra một màn hỏa mù để che lấp sự cẩu thả của tác giả truyện.

Lạc về thời đại?

Bà nội của Trăm Ngàn là “bà Hội”. Chỉ thời Pháp thuộc, thời phong kiến người ta mới gọi những người đàn bà có chồng làm ông Hội đồng là “bà Hội”. Nhưng khi ta vừa định quay về thời Pháp thuộc thì đã giật mình nghe bà Hội thét lên: “Gọi cảnh sát vào gông cổ thằng Trăm Ngàn!”

Ta bừng tỉnh nhớ ra: phải về sống ở thời kỳ Việt Nam Cộng hòa mới tìm ra được ngài cảnh sát để đi “gông cổ” ai đó. Còn sau năm 1975, ở vùng quê, chỉ có “công an xã”, “công an khu vực”, “dân phòng”…

Lạc về lòng người, nhân thế…

Ta vẫn tin Trăm Ngàn sinh ra ở Nam Bộ, sống suốt đời ở Nam Bộ, nhưng sao con người Nam Bộ trong truyện lại cạn tình đến thế? Một bà nội có thể hiềm khích, tức tối với bên ngoại, nhưng sao nỡ tâm đối xử với đứa cháu ruột như vậy: bắt nó đi chăn trâu, ăn uống kham khổ, để đứa cháu khác cướp tiền của nó, rồi đuổi nó ra khỏi nhà.

Hình như, trong truyền thống Nam Bộ, bà nội có thể ghét con dâu, có thể từ con trai, nhưng cháu – nhất là cháu đích tôn – thì luôn được giữ lại. Thậm chí, con có con với gái ở đâu đấy, không thừa nhận mẹ nó, thì cháu vẫn đưa về nuôi chứ.

Cái ông Bầu trong truyện cũng như sống lạc. “Ông Bầu là dân làm ăn, bao nhiêu tiền đưa cho vợ giữ. Một ngày về, thấy cái nhà trống không, vợ ông bỏ theo một thằng kép hát. Ông thù quá, quyết lập đoàn hát để truy cho bằng được thứ phản bội này.”

Ủa? Vợ theo kép hát thì cứ đi tìm đoàn cải lương mà truy, chứ sao lại lập một đoàn hát mới để truy? Truy gì mà mấy chục năm không tìm ra, trong khi vùng Nam Bộ, số gánh hát có thể đếm được trên đầu ngón tay? Truy kẻ thù mất mấy chục năm không được, đến khi đã già thì ông bừng ngộ:
“Ông không theo đuổi hận thù năm xưa chi nữa. Tuồng đau khổ ông cho hạ màn chấm hết.”

Lạc về văn chương cải lương, ngôn tình sến súa…

Trong khi tôi tưởng mình đang đọc một truyện “hậu hiện đại” về gánh hát, thì chợt thấy văn phong trôi tuột về miền văn chương cải lương – ngôn tình.

Nào là:

  • “Ngàn dặm nước non mới nhận ra thứ tìm kiếm cả cuộc đời này chính là cuộc sống đơn sơ ngày cũ.”
  • “Nước mắt nó chảy dài. Kiếp này vậy là nó đã mãn nguyện.”
  • “Chiếc xuồng con đã đưa người về lại bến cuối cuộc đời.”
  • “Nó vô định về tương lai, rồi sẽ nay đây mai đó, góc biển chân trời phiêu du như những ngọn gió không nhà.”
  • “Gió trút lá rơi như tiễn đưa kiếp người về đất.”
  • “Mong kiếp sau nó được tròn nguyện và cuộc đời hiển hách…”

Cái giọng kể ấy cứ mượt như băng cassette cải lương quay lại tua cuối. Mà hình như là tua thật rồi…

Lạc luôn cả… ngôn ngữ mẹ đẻ

Đọc mấy dòng giới thiệu, ta biết tác giả Ngô Tú Ngân sinh ra ở miền Tây và lớn lên ở TP.HCM. Trăm Ngàn – nhân vật chính – cũng sống cả đời ở miền Tây sông nước. Nhưng kỳ lạ thay, cả tác giả lẫn nhân vật lại luôn bị “lạc giọng” như người sinh ra ở Hà Nội, Hải Dương hay Nam Định vậy.

Họ nói quá nhiều những từ ngữ đặc trưng của vùng Bắc Bộ: “Lung lắm”, “đa”, “đó đa”…
Rồi “bậc thềm”, “tao ngộ”, “gấp bội lần”, “buồn tẻ”… – đều không phải giọng miền Tây.

Trong khoa học hình sự, người ta có thể truy ra gốc gác của một người qua phương ngữ – nhất là ngôn ngữ tự nhiên. Nếu vậy, đọc xong Trăm Ngàn, muốn tìm tác giả, có khi các thám tử lại đánh đường ra bãi giữa sông Hồng…

Và cuối cùng là… lạc mất bạn đọc

Tôi nghĩ, nếu truyện ngắn là một con thuyền nghệ thuật thì người viết phải là người chèo vững. Còn nếu để nhân vật, thời đại, không gian, ngôn ngữ đều bị “lạc” – thì không chỉ thuyền lạc, mà người đọc cũng… lạc luôn.

Mời đọc: 

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Không có nơi nào là nhà, nhà là nơi có tình thương”
Bài viết được chia sẻ trên Facebook cá nhân của nhà thơ Lê Gia Hoài.
Xem thêm
Trăm ngàn câu chữ – trăm ngàn cách đọc
Một bài viết phản biển ý kiến của TS Hà Thanh Vân về truyện ngắn Trăm Ngàn.
Xem thêm
Hốc chọ - Trường ca thấm đẫm hồn quê xứ Nghệ
Nguồn: Nghệ An Cuối Tuần, số 15/6/2025.
Xem thêm
Những vết thương không khép – Một góc nhìn từ “Dọc đường máu”
Thơ Vương Cường không chỉ là hồi ức, mà còn là lời nhắc nhớ, để chúng ta không quên những trang sử bi tráng của dân tộc. Tạp chí Sông Lam trân trọng giới thiệu chùm 5 bài thơ rút từ tác phẩm này.
Xem thêm
Luẩn quẩn giữa yêu và đau
Anh nói về niềm tin, em nói về hoài nghi/ hai phía nối dài trên định mệnh ta đi
Xem thêm
Vũ Quần Phương với thơ hay
Trong số những nhà thơ kể trên, thì Vũ Quần Phương là người viết nhiều lời bình hơn cả, ở đây có bình tác giả, bình tập thơ và đặc biệt là bình các bài thơ hay, như là một đơn vị cơ bản trong sản xuất và tiêu dùng thơ.
Xem thêm
Một phía của đời - Giữa hữu hạn và vô hạn
Về tập thơ Một Phía của Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Đặc sắc của Khuất Quang Thụy
Bài viết của Nguyên An và thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
Một phía nhìn từ nhiều phía
Vừa mới sáng nay, tôi tình cờ đọc được bài viết “Một phía nhìn từ nhiều phía” của Dương Kỳ Anh trên website báo Văn nghệ Công an, thì cách đây chục phút lại đọc được tin dữ qua FB nhà thơ Hữu Việt về sự qua đời thật đột ngột của nhà thơ, cựu TBT báo Tiền Phong.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Tấn Phát - người tìm lại tình đời
Bài viết về tiểu thuyết “Hoàng hôn lóng lánh”
Xem thêm
Nhịp cầu kết nối – Khi Nguyễn Trường dẫn lối độc giả
Bài đăng website Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống
Xem thêm