TIN TỨC
icon bar

Cái đích của nhà văn là viết ra văn

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-12-17 09:49:29
mail facebook google pos stwis
129 lượt xem

NGUYỄN VĂN HÙNG

Cách đây vài năm, trong phát biểu tôi nêu hai mong muốn: Đại hội toàn quốc Hội Nhà văn Việt Nam khoá tới nên tổ chức toàn thể cho vui, và các hội viên nếu in sách ở Nhà xuất bản Hội Nhà văn thì giấy phép xuất bản nên miễn phí hoặc giam phí cho họ. Nhà văn ta, nói thế chứ phần đa nghèo, chỉ cần chừng ấy thôi cũng đủ để họ sung sướng, tự hào về Hội ta. Thế nhưng, cả hai đề xuất ấy có Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều chứng giám, ghi nhận, đến nay chưa thể thực hiện…


Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng bên nhà thơ Minh Huệ (phải) những ngày đầu hưu, tại trụ sở Hội VHNT Nghệ An

1. Hội Nhà văn Việt Nam thành lập năm 1957, từ đấy những người viết văn được Hội kết nạp thì đều được gọi là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiển nhiên là vậy, nhưng không ít những người viết văn và mất trước đó, như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Phan Bội Châu, Tản Đà, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam,… người đời vẫn tôn vinh họ là nhà văn, thuộc loại thứ thiệt, dù họ chưa hình dung sau này đất nước mình sẽ có một Hội mang tên Hội Nhà văn Việt Nam?! Chỉ một câu chuyện này đã đủ để ta thấy, cái làm nên một nhà văn là chính-anh-ta, chứ không phải Hội hè nào hết.

Tuy nhiên, sự kiện xuất hiện Hội Nhà văn Việt Nam là cần thiết, người làm nghề gì đều có Hội nghề ấy để giúp đỡ, động viên nhau làm việc cho có hiệu quả; rồi giúp nhau xem xét, đánh giá kết quả công việc đến đâu, thông tin cho nhau này nọ, nêu phương hướng… Tóm lại, rất cần Hội. Rồi cứ thế dần dà, vai trò, vị trí, danh tiếng của Hội Nhà văn ngày càng lớn do một phần quan trọng là trong Hội có nhiều nhà văn thực tài, tác phẩm vang danh ra cả ngoài nước. Nhiều cây bút bắt đầu mơ tới Hội, dẫu tác phẩm và giải thưởng còn èo uột.

2. Tôi viết đơn, làm hồ sơ xin vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000, với lời giới thiệu nhiệt tình của nhà thơ Minh Huệ và nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Tôi hàm ơn hai ông, nhưng tự biết mình đã phụ bạc họ. Phải 13 năm sau, năm 2013 tôi được kết nạp Hội Nhà văn. Nhớ năm 2007, sau gần bảy năm phấn đấu và chờ đợi, thấy khó khăn quá, tôi đánh đường ra Hội Nhà văn gặp nhà thơ Nguyễn Hoa (Trưởng ban Công tác hội viên), đánh bạo nhờ ông rút hộ bộ hồ sơ xin vào Hội, lý do đơn giản là tự thấy không có nhu cầu vào nữa. Nhà thơ Nguyễn Hoa nhìn tôi vẻ thương hại, bảo Hùng ở xa Hà Nội nên có cái thiệt thòi, nhưng không sao, cứ để hồ sơ lại đó, sớm muộn gì Hội cũng biết đến bạn, sẽ ủng hộ bạn, cố gắng in Báo Văn Nghệ đều đều vào…

Quý tấm lòng của bác Nguyễn Hoa, từ đó tôi cố gắng đọc, đi, viết nhiều hơn nhưng không còn mục đích duy nhất là để vào Hội nữa. Sau hơn 10 năm là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, một nhiệm kỳ 3 năm làm Trưởng Chi hội Nhà văn tỉnh Nghệ An, dù đã cố gắng, thậm chí rất cố gắng đi nữa, hình như tôi vẫn chưa là gì cả so với cái danh “nhà văn” của một đất nước. Thành tâm nói vậy, không nói ngoa!

3. Vừa rồi, đọc bài viết của nhà thơ Đỗ Thành Đồng trên Báo Văn Nghệ, số ra ngày 23.11.2024, nhan đề: “Vào Hội Nhà văn Việt Nam để làm gì?”, tôi thấy tác giả khá trung thực, chi tiết. Sau 5 năm vào Hội Nhà văn, anh chưa được hưởng một quyền lợi, hay đặc quyền nào cả. Nhưng với 13 năm anh vào Hội Văn nghệ Quảng Bình, thì đã được 6 lần dự trại sáng tác, ra 7 tập thơ đều được Hội địa phương hỗ trợ kinh phí in ấn, 2 lần nhận Giải thưởng Văn nghệ tỉnh Quảng Bình tổng cộng gần 30 triệu đồng tiền giải,… Như vậy là rất đáng kể, đáng quý so với Hội Nhà văn cả nước.

Theo Đỗ Thành Đồng thổ lộ, vào Hội Nhà văn Việt Nam, để nhận vào mình đặc quyền, đặc lợi gì thì chắc chắn không phải – (Nếu có thì chỉ một bộ phận không đáng kể nào đó). Đại đa số vào Hội là để được hưởng những “đặc ân” về văn hóa, về tinh thần. Riêng điều này rất đúng với tuyệt đại đa số anh chị em trong Chi hội nhà văn Nghệ An chúng tôi. Còn nhớ, cách đây vài năm, đồng chí trưởng chi hội bảo sắp tới Hội Nhà văn sẽ đầu tư kinh phí cho một số bản thảo tốt, anh em sửa sang, nộp bản thảo ra Hà Nội gấp nhé. Kết cục là không thấy tăm hơi gì, hơi thất vọng một chút, rồi mọi chuyện qua mau, hihi.


 

4. Cách đây vài năm, Chi hội Nhà văn Hà Tĩnh họp, mời nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam vào tham dự. Tôi, anh Lê Quốc Hán, anh Nguyễn Trường Thọ tuy sinh hoạt ở Chi hội Nhà văn Nghệ An, nhưng muốn vào “dự thính” cho vui, anh Đức Ban bảo vào đi, thế là mấy anh em kéo vào. Hôm họp, có đồng chí lãnh đạo cao của tỉnh đến dự, còn tặng quà.

Trong phát biểu, tôi nêu hai mong muốn: Đại hội toàn quốc Hội Nhà văn Việt Nam khoá tới nên tổ chức toàn thể cho vui, và các hội viên nếu in sách ở Nhà xuất bản Hội Nhà văn (nhà xuất bản này của Hội) thì giấy phép xuất bản nên miễn phí hoặc giam phí cho họ. Nhà văn ta, nói thế chứ phần đa nghèo, chỉ cần chừng ấy thôi cũng đủ để họ sung sướng, tự hào về Hội ta. Thế nhưng, cả hai đề xuất ấy có anh Thiều chứng giám, ghi nhận, đến nay chưa thể thực hiện…

Biết làm sao được, ý kiến của mình tuy không cho riêng mình, nhưng Hội Nhà văn Việt Nam còn nhiều việc cần làm, phải thông cảm thôi!

TP Vinh, chiều 8.12.2024

Nguồn:  Website Hội Nhà văn Việt Nam

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nghệ sĩ, khi đã chín
Nguồn: Tạp chí Tri thức
Xem thêm
Đôi điều về Anh Đức nhân 10 năm người con của An Giang về với đất
Bài viết Đôi điều về Anh Đức nhân 10 năm người con của An Giang về với đất và một số hình ảnh về cuộc hội thảo cùng 2 clip đã được trình chiếu tại sự kiện này.
Xem thêm
Trí tuệ nhân tạo có tranh mất việc của nhà phê bình?
Bài in Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 31 (tháng 12/2024)
Xem thêm
NSƯT Phan Thị Thu Lan, người chở đò thầm lặng
Nghệ sĩ Phan Thu Lan vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007
Xem thêm
Diệp Minh Châu – Người nghệ sĩ huyết họa chân dung lãnh tụ
Nghệ sĩ Diệp Minh Châu (1919-2002), người Bến Tre, là một nghệ sĩ lớn của Việt Nam.
Xem thêm
Tạp chí Văn nghệ HTV - Mỗi tuần một nhân vật: Tác giả Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ
Tạp chí Văn nghệ HTV giới thiệu tác giả Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ
Xem thêm
Hương bưởi sau nhà
Bài của Nguyễn Thanh trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Nhìn lại bức tranh VHNT năm 2021 - Chân dung Nghệ sỹ, Đại tá Trần Minh Hân
Trích đoạn chuyên mục Chân dung nghệ sỹ của Truyền hình Hà Nội
Xem thêm
Đặc tình của A25?
Nguồn: FB nhà thơ Mai Nam Thắng
Xem thêm
Biệt khúc nghĩa tình trong bài thơ “Có lẽ nào?”
Bài cảm nhận của nhà văn trẻ Tuấn Trần
Xem thêm
Nguyên Hùng, một chữ duyên bén trăm ca khúc
Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng giới thiệu tập thơ nhạc Trăm khúc hát một chữ duyên
Xem thêm
Một yếu nhân mang phẩm chất văn nhân
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
Xem thêm