TIN TỨC
icon bar

Ngũ sắc ánh sáng góp phần lan tỏa văn chương Việt

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2023-01-16 06:18:53
mail facebook google pos stwis
964 lượt xem

HOÀI HƯƠNG

(Báo Lao động cuối tuần, phát hành 14-16/10)

Họ là 5 người phụ nữ xinh đẹp và tràn năng lượng: Nhà văn Kieu Bich Hau, nhà thơ Đỗ Mai Hòa, nhà thơ Võ Thị Như Mai, nhà văn Khánh Phương và nhà văn Phạm Vân Anh.
 


Nhóm “Ngũ sắc ánh sáng”

Có thể ví họ là “Ngũ sắc ánh sáng” - “ 5 sights of light”, cũng là tên một bài thơ của Phạm Vân Anh, trong tập thơ chuyển ngữ đầu tiên chung của họ, gồm 120 bài thơ, có 2/5 sáng tác trực tiếp bằng tiếng Anh của họ.

Dịch thuật tác phẩm văn chương nước ngoài sang tiếng Việt lâu nay đã là một “thị trường” rất phong phú, đa dạng, cập nhật khá nhanh, tác phẩm “best seller” của thế giới, tác phẩm được các giải thưởng văn chương quốc tế, giải Nobel, nhanh chóng có mặt tại Việt Nam qua các bản dịch tiếng Việt.

Nhưng ở chiều ngược lại, văn học Việt Nam, nhất là văn học đương đại được dịch và giới thiệu ra nước ngoài gần như rất hiếm, thậm chí “mất hút” trên thị trường văn học thế giới nói chung.

Làm sao để văn học Việt Nam trong thời “toàn cầu hóa”, “thế giới phẳng” này được có mặt, được công nhận, được nhiều bè bạn quốc tế đọc và hiểu thêm về đất nước con người Việt Nam?

5 cô gái xinh đẹp của làng văn chương Việt đã “đứng ngồi không yên”, khi họ đều là những người giỏi ngoại ngữ, không cam tâm “lãng phí”, họ đã cùng gặp nhau, lên ý tưởng và hành động, lập thành nhóm “Hanoi Female Translators - Nhóm nữ dịch giả Hà Nội.

Cô “út” Phạm Vân Anh chia sẻ: “Chúng tôi làm các công việc khác nhau trong môi trường khác nhau, khác biệt về cá tính, phương pháp làm việc. Song chúng tôi đã vượt qua được những điều đó bằng tình yêu văn chương, sự chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trân trọng lẫn nhau, cũng như cùng một đam mê hướng tới mục tiêu lan tỏa văn học Việt ra thế giới…”.

5 cô gái đã lên các ý tưởng, vạch ra các kế hoạch từng bước “khai phá”, chinh phục lãnh địa văn chương ở những quốc gia khác nhau và không chỉ dịch tác phẩm của họ sang tiếng Việt mà còn dịch tác phẩm của các tác giả Việt Nam sang ngôn ngữ nước họ.

Với tư duy đó, cả nhóm thống nhất ưu tiên hoạt động dịch thuật để có thể giới thiệu hơn 100 tác giả Việt Nam trên các tạp chí văn học của nước ngoài trong hơn hai năm qua. Đồng thời, cũng đã dịch và hỗ trợ xuất bản hơn 20 tập thơ, thơ-văn, truyện ngắn, bút ký, tiểu thuyết Việt Nam tại các nước.

"Leader” Kiều Bích Hậu, không chỉ tạo kết nối văn học Việt với các nền văn học khác, chị còn được mời là thành viên Ban Biên tập Tạp chí văn học Humanity của Nga và Neuma của Romania. Chính chị là người tạo cầu nối với các trang văn học điện tử uy tín của Hi Lạp, Pakistan, Văn học thế giới, Văn học Châu Á, Hàn Quốc… cùng các NXB ở Canada, Hungary, Romania, Ý, Nga, Uzbekistan… để hỗ trợ các nhà văn Việt Nam có mong muốn xuất bản tác phẩm ở nước ngoài.

Từ năm 2019, cả nhóm đã tổ chức dịch, xuất bản được 20 tác phẩm văn học Việt Nam sang các quốc gia: Italia, Hungary, Canada, Ấn Độ, Romania… Có thể ể đến như: Nguyễn Thanh Kim - tập thơ “Thế giới của những giấc mơ” xuất bản tại Romania; Vũ Trọng Thái - tập thơ “Bông hồng và chiếc bình cổ”, tại Hungary; Trần Thu Hà - Tập thơ “Vũ điệu dòng sông”; Phan Hoàng – Tập thơ “Chất vấn thói quen”, Bàng Ái Thơ - tập “Thơ chọn”; Xuân Đức - tiểu thuyết “Người không mang họ” được xuất bản tại Canada…

Một số tác phẩm đã chuyển ngữ, chờ đối tác để xuất bản như: tập thơ chọn của Bàng Ái Thơ tại Hungary, tập thơ của Lê Thanh My tại Italia, tập thơ chọn của Trần Quang Đạo tại Hàn Quốc…

Từ năm 2020, liên tục, trên nhiều tờ báo, tạp chí văn học quốc tế như tạp chí Neuma, tạp chí Thơ tuyển châu Á, tạp chí VIP Press (Romania), tạp chí Sahityapost (Nepal), báo văn học Sindh Courier (Pakistan), tạp chí văn học đa ngôn ngữ Archer (Bangladesh), Trang thơ tương lai Farapoesia (Ý), trang thơ của Hội nhà văn thế giới, báo văn học Kitob Dunyosi (Uzbekistan), tạp chí Humanity (Nga), tạp chí Ánh sáng (Ấn Độ),… đăng tải thơ, truyện ngắn của các tác giả Việt Nam. Và kết quả đó là do nhóm “ngũ sắc ánh sáng” này tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, Khánh Phương đã dịch xong tuyển tập truyện ngắn của Sherzod Artikov - Uzbekistan chờ xuất bản tại Việt Nam. Đỗ Mai Hòa thì đang hoàn thành bản thảo Tập thơ song ngữ Anh - Việt tập hợp một số tác giả thơ nước ngoài. Phạm Vân Anh cũng vừa hoàn thiện 100 bản dịch thơ của 20 nhà thơ Nga cho tuyển tập “Hừng đông” bản tiếng Việt.


Nhóm nữ dịch giả Hà Nội:
Nhà văn Kieu Bich Hau, nhà văn Phạm Vân Anh, nhà văn Khánh Phương, nhà thơ Đỗ Mai Hòa và nhà thơ Võ Thị Như Mai.

yesNhà văn Kiểu Bích Hậu thuộc thế hệ 7X, từng xuất bản 20 đầu sách ở trong và ngoài nước và có khả năng tiếng Anh chuẩn và chắc. Xuất phát từ công việc tại Ban Đối ngoại - Hội Nhà văn Việt Nam, chị nhận thấy cần phải có nhiều hơn những hoạt động giao lưu văn học với bạn bè các nước. Bản thân chị nhiều năm cần mẫn dịch tác phẩm cho bạn, đăng tải trên các báo, tạp chí văn học Việt Nam, mang niềm vui cũng như tạo dựng thiện cảm với bạn. Từ đó vận động họ hỗ trợ, giới thiệu, kết nối để có thể đăng tải tác phẩm của nhà văn Việt Nam trên các ấn phẩm văn học tại đất nước của họ hoặc các nền tảng văn chương quốc tế.

yesNhà thơ Đỗ Mai Hòa, thế hệ 7X, tốt nghiệp Thạc sỹ quản trị kinh doanh - Đại học La Trobe - Úc và là một doanh nhân trong ngành xuất khẩu vật liệu xây dựng tại Hà Nộ. Đỗ Mai Hòa còn là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, đã xuất bản ba tập thơ: “Hoa Cúc Biển”- 1999; “Vài lời với Biển”- 2010; “Thương nhớ vốc đầy tay”- 2019. Chị là một dịch giả thơ của các tác giả nước ngoài chuyển ngữ sang tiếng Việt, đăng trên các báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội và nhiều báo, tạp chí khác…

yesNhà văn Khánh Phương, Thạc sĩ ngành Quản lý môi trường đô thị. Chị từng cứ nhiều năm làm việc tại Ý và hiện công tác tại Báo Xây dựng. Là một nhà văn chuyên viết truyện ngôn tình, sở hữu 7 đầu sách do chị sáng tác, những năm gần đây, chị dần chuyển sang dịch văn học và gây ấn tượng đến bạn đọc ở những tác phẩm dịch: Tập truyện ngắn “Sự biến hóa của Casanova” – Tác giả Atttila Balazs (Hungary), Tập thơ “Ma thuật thi ca” – Bàng Ái Thơ, “Vũ điệu dòng sông” - Trần Thu Hà… (Dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Anh).

yesNhà thơ Võ Thị Như Mai, sinh năm 1976, Thạc sĩ chuyên ngành Văn học tại Úc. Từ 2004 đến nay, chị làm giáo viên tiểu học tại bang Tây Úc (Western Australia). Chị đã xuất bản một số sách tiếng Việt: "Tản mạn"- 2010, “Bên kia tít tắp đại dương”- 2011, “Vườn cổ tích”- 2015, thơ “Để cho ngày ngắn”- 2022); chuyển ngữ tiếng Anh 3 tập “Thơ tứ tuyệt Covid-19” của Võ Quê, 2020, tập thơ “Thế giới của những giấc mơ” của nhà thơ Nguyễn Thanh Kim, tập thơ “Nhẫn trăng” của nhà thơ Trần Quang Đạo.

yesNhà văn Phạm Vân Anh, cô út của “Ngũ sắc ánh sáng”, thế hệ 8X, tốt nghiệp Thạc sĩ Chính trị học tại Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Là một quân nhân công tác tại Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng, chị được kết nạp và Hội Nhà văn Việt Nam khi mới 29 tuổi và đã “ẵm” khá nhiều giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Bộ Quốc phòng. Là một cây bút có thế mạnh ở nhiều thể loại, chị đã có 12 tác phẩm văn học được công bố gồm tập truyện ngắn “Ngón hoa”, trường ca “Sa mộc”, các bút ký “Đường biên cương dệt mùa xuân”, “Binh pháp chống dịch”, “Theo dấu phù sa”, “Dặm dài Tổ quốc”… Đồng thời, chị là tác giả kịch bản và tham gia đạo diễn loạt phim tài liệu lịch sử 30 tập “Những trang sử biên thùy” và chuyển ngữ tập truyện ngắn “Đảo đá” của nhà văn trẻ người Nga Kabishev Alexander Konstantinovich.

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Quanh một bài thơ đoạt giải gây tranh cãi
Chùm thơ, 3 bài, đã giúp tác giả người Thái Tòng Văn Hân, giành giải B trong cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ 2019-2020. Nhưng chính ban giám khảo và người được giải cũng không thể ngờ, một trong ba bài thơ đó lại gây tranh cãi nảy lửa trong dư luận. Đó là bài “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”.
Xem thêm
Phải kiêu hãnh làm người!
Người Việt Nam chúng ta, ngay trong ngày hôm nay, nếu không có đủ tự tin kiêu hãnh làm người thì đừng nói có thể làm được bất kỳ điều gì, dù nhỏ nhất như tự bưng bát cơm ăn, tự mặc quần áo, tự giải quyết vấn đề cá nhân lặt vặt mà người khác giới hoặc lú lẫn, hoặc mới sơ sinh cần phải hỗ trợ như một lẽ tất nhiên.
Xem thêm
Bùi Phan Thảo: “Khi đời mình cũng cheo leo đồi dốc”
Giờ đây, quê hương Quảng Trị, đã có nhiều tiếng nói thi ca mới, trẻ trung, hiện đại, đa chiều, thế sự… vừa là kế tục truyền thống, mang hơi thở, nhịp điệu cuộc sống mới hôm nay, tiêu biểu chính là Bùi Phan Thảo, thơ anh đang tạo nhiều âm vang và dư ba trong lòng bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc…
Xem thêm
Một Nhà thơ – Thầy thuốc Nhân dân nặng lòng với chiến dịch phòng chống Covid tại TP.HCM
Một Nhà thơ – Thầy thuốc Nhân dân nặng lòng với chiến dịch phòng chống Covid tại TP.HCM
Xem thêm
Văn học trẻ TPHCM: Chờ đột phá
Tháng 12/2021, Hội Nhà văn Việt Nam dự kiến tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 tại Đà Nẵng. Hiện tại, Hội Nhà văn TP.HCM vừa hoàn tất danh sách đề cử 15 tác giả trẻ gửi ban tổ chức. Đây là cơ hội để nhận diện văn học trẻ của thành phố hiện nay.
Xem thêm
‘Tôi không tin một tác phẩm thiếu thực tế lại chạm được vào cảm xúc con người’
Sau những dự án về biển đảo với những ấn phẩm ra đời song hành cùng các hoạt động xã hội sôi nổi tri ân hậu phương của những người lính Trường Sa, nhà thơ nhà báo Lữ Mai lại tiếp tục đồng hành cùng những cựu chiến binh trong hành trình kiếm tìm đồng đội. Tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống nhưng không chỉ có tiếng bom đạn, không chỉ có đau thương mà còn có những cảm xúc ngậm ngùi, hoài niệm trên hành trình đưa hài cốt các anh về đất mẹ. Chư Tan Kra là địa danh đã đi vào lịch sử gắn với những cuộc chiến đẫm máu, nhưng Chư Tan Kra xuất hiện trong thơ Lữ Mai không chỉ là những trận đánh ác liệt, mà còn là một kỉ niệm, nơi tình đồng chí được tôn vinh và sống mãi. Chư Tan Kra mây trắng, tập trường ca mới nhất của chị vừa hoàn thành ngay lập tức đã tạo những hiệu ứng xã hội lan tỏa. Chị cho rằng, thực tế là điều kiện quan trọng để nảy sinh cảm xúc khi viết, chị không tin một tác phẩm thiếu thực tế sẽ chạm đến được cảm xúc của người đọc.
Xem thêm
Nhà văn Lê Văn Nghĩa – sống nghĩa tình, viết nghĩa nhân
Dẫu biết trước ngày nhà văn Lê Văn Nghĩa rời xa chúng ta sẽ không còn lâu. Dẫu biết hơn mười năm qua anh đã kiên cường chống chọi với bạo bệnh. Dẫu biết tình yêu chữ nghĩa mãnh liệt đã giúp anh vượt lên nỗi đau bệnh tật để bền bỉ sáng tác và nhiều quyển sách có giá trị liên tiếp được xuất bản, có những quyển sách được nối bản năm bày lần. Dẫu biết anh đã ở lằn ranh hết sức mong manh giữa sự sống và cái chết. Dẫu biết cuộc đời là hữu hạn…Nhưng, khi tin nhà văn Lê Văn Nghĩa vĩnh viễn ra đi, tôi và bạn bè anh, không chỉ bàng hoàng, tiếc thương, mà còn thấy rõ cái khoảng trống mà một nhà văn sống một cuộc đời nhân nghĩa và viết về nghĩa nhân, để lại.
Xem thêm
Thi sĩ Văn Công Hùng: Gã Pleiku lãng tử
Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế (1980),
Xem thêm
Bạn văn: Nguyễn Khắc Phê | Nguyễn Quang Lập
Nguyễn Khắc Phê là nhà văn đầu tiên mình gặp trong đời.
Xem thêm
Nhà văn Lê Văn Nghĩa giữa biết cười và dám cười
Nhà văn Lê Văn Nghĩa đã ra đi ở tuổi 68, lúc 22h25’ ngày 25/7 tại TPHCM, vì ung thư di căn.
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Khải
Đó cũng là lần đầu tiên mình tin anh Khải khuyên mình chân thành nhất. Trước nay anh nói câu gì mình cũng khả nghi. Anh sống khéo nổi tiếng, chưa chê văn ai nửa câu. Hoặc khen hoặc không chứ chưa bao giờ chê.
Xem thêm
Nhà văn Vũ Hạnh: Ngòi bút tỏa sáng tinh thần văn hóa dân tộc
Nhắc đến Vũ Hạnh, chắc hẳn bạn đọc sẽ nhớ đến tác phẩm vang bóng một thời như Bút máu.
Xem thêm
Bạn văn: Nguyễn Trọng Tạo
Thời đó anh Tạo nổi như cồn, bài thơ Tản mạn thời tôi sống được cả nước bàn tán xôn xao, đó là bài thơ có cái nhìn mới mẻ và xót xa về đất nước. Nhắc đến văn chương thời kì đổi mới không thể không nhắc đến bài thơ này.
Xem thêm
Nguyễn Trường viết về quê hương và người lính
Nhà văn Nguyễn Trường tên thật là Nguyễn Xuân Trường,
Xem thêm
Chúc mừng sinh nhật Lê Thiếu Nhơn
Làm thơ, viết báo, phê bìnhKiêm vai chủ web, một mình một sân
Xem thêm
Lưu Quang Vũ có tin ở hoa hồng?
Thơ và kịch dưới một mái nhà chungĐều bay bổng tài hoa và khát khao, quyết liệt
Xem thêm
Chữ Xuân Quỳnh tự hát
Chữ Xuân Quỳnh tự hátNhư hương quỳnh tự thơm
Xem thêm
Vĩnh biệt Đại tá nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Vẫn chân chất đứng bên rừng thốt nốt
Xem thêm
Tô Nhuận Vĩ dưới ngòi bút Nguyễn Quang Lập
Anh em lâu ngày gặp nhau không khỏi có chút ngậm ngùi. Ở Huế nhiều người yêu quí mình
Xem thêm
Khi nhà văn Triệu Xuân trình diễn thơ
Nhà văn Triệu Xuân đọc thơ Chế Lan Viên trong bệnh viện
Xem thêm