TIN TỨC
icon bar

Tản văn mùa COVID

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2021-08-28 19:47:12
mail facebook google pos stwis
2640 lượt xem

LAN HƯƠNG

Saigon tiếp tục giãn cách mùa dịch COVID, căn nhà vốn quen với sự ấm áp từ  các chị khách thân thương và các nhân viên nói cười, chan hòa, rôm rả bỗng dưng hiu quạnh quá!

Rủ con gái yêu lang thang ghé siêu thị mua vài thứ thiết yếu, bước ra khỏi cổng tôi đối diện với một cảm giác hụt hẫng đường phố yên ắng đến kỳ lạ ngay cả những hàng cây cũng chỉ nghiêng nhẹ khe khẽ đung đưa, chưa bao giờ tôi lại nghe được cả tiếng chim hót hòa với tiếng gió nhẹ và trong veo  thế này! Sài Gòn của tôi đâu? Sài Gòn vốn năng động và náo nhiệt lắm cơ mà! Phải chăng người Sài Gòn luôn đoàn kết và đồng lòng trong mọi quy định hay trở ngại của cuộc sống.

Bàng hoàng và thẫn thờ đi bên cạnh con gái vẫn đang líu lo chuyện trò điện thoại với cô bạn thân về món “rau má mix” cô bạn ship tặng mùa covid, tôi chợt giấu ngay cảm xúc trên nét mặt mình vì lo con gái sẽ mất cảm hứng với câu chuyện của nó, hai mẹ con rảo bước tới gần Hồ Con Rùa tôi thoáng thấy những vòng tròn giăng dây giãn cách nơi mà những em sinh viên, học sinh, những người lao động sau buổi làm việc họ cần ngồi thảnh thơi đôi chút, ủng hộ mua bánh tráng trộn hay ly trà sữa từ mấy chị bán hàng rong. Không biết khi nào mới được trở lại cuộc sống với trạng thái  bình thường mới, cảm giác thoáng buồn nhưng yên lòng với câu viết này! Trạng thái bình thường mới, điều này  có nghĩa là chúng ta nên quay trở lại “trạng thái bình thường cũ”! Nếu không cảnh giác và bảo vệ chúng ta và những người khác, số ca mắc COVID có thể tăng trở lại, như hôm nay điều này lại xuất hiện, giãn cách xã hội lần thứ 4, dường như không ai có thể dự đoán được trạng thái bình thường mới sẽ như thế nào. Bởi vì thông điệp đưa ra ở đây là trạng thái này sẽ được quyết định bởi những biến chuyển khó lường của dịch COVID chứ chúng ta không sắp xếp và lựa chọn hay tính toán được, giờ phút này một con sinh vật nhỏ xíu bước ra từ thiên nhiên đã điều khiển con người, sự tàn phá khốc liệt đối với thiên nhiên giờ đây đã được răn đe và hệ lụy nhiều quá! Và bởi vì từ trước đến giờ, chúng ta chưa nghĩ đến khái niệm này.

Giờ đây chúng ta chỉ lo để bảo vệ bản thân và gia đình không bị lây nhiễm virus và làm thế nào để tiếp tục công việc của mình.

Một vết thương chưa kịp lành lại hằn sâu hơn nữa và có chữa lành nổi khi đã để thành vết sẹo không? Đau xót quá!

Đang miên man suy nghĩ chợt tôi bắt gặp cậu bé mang trên tay một xấp vé số, cậu bé bước những bước chân dè dặt trên đường, có lẽ như mọi ngày vào giờ này chú đã bán hết vé số và nhảy chân sáo về nhà rồi ! Nhưng hôm nay , chú còn giữ nguyên xấp vé số, khuôn mặt thoáng vẻ lo âu, vì giãn cách xã hội làm gì có ai bước chân ra đường  mà cầu họ mua vé số! Tôi đi sát bên cậu bé và nói “cho cô mua vài tờ con nhé?”.

Cậu bé như một quán tính chìa ngay xấp vé số tôi chỉ rút một tờ nhưng đưa cho cậu bé một số tiền hơn nhiều xấp vé số đó! Tôi hỏi thăm thêm về cuộc sống của cậu bé và lấy trong túi một ít khẩu trang đưa cho cậu bé vì thấy chiếc khẩu trang vải cũ quá rồi! Chú tâm sự bố mẹ bị tai nạn giao thông giờ chú ở trọ, vội ghi vài dòng địa chỉ nơi phát cơm miễn phí cho người nghèo và dặn dò cậu bé xong tôi bước vội đi không muốn cậu bé nhìn thấy đôi mắt tôi đã nhoè đi, con gái yêu đi bên cạnh như muốn đồng cảm “giờ đang dịch thì mẹ mua vậy chứ mai mốt mẹ đừng như vậy vì đó cũng là lao động chân chính, người lao động cũng cần có nhân phẩm, họ chỉ nhận đúng số tiền của một tờ vé số thôi”

Tôi “Ừ! Mẹ hiểu rồi!” ngậm ngùi nghe lời con gái, nước mắt lại tuôn rơi nhớ đến câu thơ của nhà thơ bố:

“tôi khốn nạn vì cái nghèo

Không đủ tiền mua cho em một tấm vé số

Mua cho tôi một niềm hy vọng

Và mua cho em một tấm vé vào tương lai”.

Lẩm nhẩm thơ của bố dù sao cũng xoa dịu cảm xúc không tốt của tôi lúc này, hai mẹ con đi loanh quanh rồi lại tính đi ra Hai Bà Trưng ghé Ân Nam mua thịt bò và sữa hạt tích trữ, con gái bỗng kéo tay tôi “mẹ ơi đi nhanh “

Tôi hỏi “sao vậy con?”

Con gái trả lời  “có xe chở người đi cách ly đậu trước khách sạn Novotel kìa! Tôi thấy chú tài xế mặc đồ bảo hộ y tế chống dịch, cảm giác bất an  , tôi nắm nhẹ tay con gái “ thôi mình về đi con!”

Con gái trấn an tôi “Không sao đâu! Họ mãi bên đường mà!”

Rồi hai mẹ con lại đi, bước đi gấp gáp hơn.

Lúc này đây , nhà nhà ai cũng gồng lên bảo vệ mình và gia đình thì những chú lái xe, những cô điều dưỡng lại quan trọng hơn bao giờ hết con nhỉ! Tôi thì thầm với con, đại dịch này cho ta thấy nhiều điều cần phải trân quý sau khi trở lại cuộc sống với trạng thái bình thường mới đó là những người chẳng ai để ý, thậm chí bị bỏ qua trong suy nghĩ của các ông chủ điều hành công việc. Nhân viên y tế, điều dưỡng, nhân viên vệ sinh, nhân viên làm việc tại các cửa hàng bán thực phẩm, tài xế ,nhân viên giao hàng họ thường có cuộc sống khó khăn và bấp bênh phần lớn trong xã hội mà vô tình chúng ta cứ tảng lờ đi điều đó, phải chăng trong tương lai chúng ta nên có trách nhiệm khi cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới. Một cuộc sống đẹp hơn và sẽ là bược ngoặt cho một lịch sử kỳ diệu hơn của nhân loại.

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chiếc nóp quê hương
Tùy bút của NGUYỄN THANH, Nguyên Tổng thư ký Hội Văn nghệ Giải phóng TP Cần Thơ, thuộc Liên hiệp Các Hội VHNT TP Cần Thơ.
Xem thêm
Thư pháp của thầy giáo Lê Nhân
Thầy giáo Lê Nhân dạy toán đã nhiều năm. Đã xác lập được uy tín của mình trong sự nghiệp giáo dục, ít nhất ở địa phương. Con người đó về việc rèn nghề, khỏi cần bàn tới: chỉn chu, thấu đáo và chuyên sâu.
Xem thêm
Tử tế – Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Khi anh tỉnh dậy thì trời đã sáng hẳn. Anh gọi nàng nhưng không có ai trả lời. Anh gọi điện xuống lễ tân khách sạn thì được biết nàng đã đi từ tờ mờ sáng và tiền phòng nàng cũng đã thanh toán.
Xem thêm
Đừng quay lưng với những dòng sông
Bài đăng VietNamNet (Cuộc thi Chuyện của những dòng sông)
Xem thêm
Tiếng nói nhà văn: Chợ nổi đang có nguy cơ… chìm
Bài đăng Tuần báo Văn nghệ số ra ngày 01/6/2024
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa - Truyện ngắn Nguyễn Xuân Vượng
Một câu chuyện xúc động về tình yêu thời chiến
Xem thêm
Nhớ bác sĩ khả kính
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
Xem thêm
Sống mãi với hồn xuân
Tạp bút của Nguyễn Thanh
Xem thêm
Bềnh bồng chợ nổi thị trấn Cầm Thi
Miền đất mới phương Nam khu biệt ở vùng Tây Nam bộ với sông ngòi giăng mắc chằng chịt như một mảng lưới kênh rạch sông nước ngút ngàn.
Xem thêm
Con đường của Hạ - Truyện ngắn giải nhất của Phương Trà
Tại cuộc thi “Sáng tác văn học về công nhân, công đoàn”, nhà văn Phương Trà đã đoạt giải Nhất thể loại truyện ngắn với tác phẩm “Con đường của Hạ”
Xem thêm
Đất nước mùa xuân || Tùy bút của Nguyễn Thanh
Hằng năm, không phải đợi đến hoa đào hoa mai đua nhau khoe sắc hay đàn chim én lũ lượt ríu rít bay về trong làn gió đông se lạnh, Nàng Xuân rực rỡ vẫn hiện diện bốn mùa trong trời đất như một biểu tượng cho tuổi thanh xuân sung mãn
Xem thêm
Mùa nước nổi quê tôi | Ký của Nguyễn Thanh
Đồng quê biển nước mênh mang/ Hoa điên điển nở, mười phương mai vàng.
Xem thêm
Ám ảnh | Ký của LS Nguyễn Minh Tâm
Trích từ tập ký PHẬN NGƯỜI của Ls Nguyễn Minh Tâm
Xem thêm
Nhà không có đàn ông
Truyện ngắn của Đào Phương Lan
Xem thêm