- Tin tức văn nghệ
- Hình ảnh tư liệu về cuộc tọa đàm chuyên đề và lễ bế mạc Trại sáng tác văn học tại Phú Yên
Hình ảnh tư liệu về cuộc tọa đàm chuyên đề và lễ bế mạc Trại sáng tác văn học tại Phú Yên
1. Tọa đàm "Làm thế nào để có vùng đất văn học?" diễn ra chiều 27/4/2023 tại Khu Du lịch biển Sao Mai (Phú Yên), đã thu hút sự tham dự của nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi khắp cả nước
Vùng đất văn học, không phải khái niệm xa lạ, nhưng không phải ai cũng đánh giá đầy đủ giá trị của vùng đất văn học. Cuộc tọa đàm “Làm thế nào để có vùng đất văn học” đã thu hút nhiều ý kiến bổ ích của các nhà văn nổi tiếng khắp cả ba miền như Nguyễn Trí Huân, Ngô Vĩnh Bình, Lê Thành Nghị, Nguyễn Bình Phương, Bích Ngân, Trình Quang Phú, Huỳnh Thạch Thảo, Nguyễn Thu Phương, Bùi Anh Tấn...
Văn chương TP. Hồ Chí Minh đã đăng tải bài viết về sự kiện này tại đây: Vùng đất văn học góp phần nhận diện thương hiệu địa phương. Trong khuôn khổ entry này, Cánh buồm thao thức xin giới thiệu clip hình ảnh về cuộc Tọa đàm nói trên, trân trọng mời quý vị và các bạn cùng xem.
Ảnh tư liệu và dựng clip: Nguyên Hùng.
2. Trại sáng tác văn học của Chi hội Nhà văn Việt Nam tại TPHCM đã được kết thúc bằng một đêm Gala giàu màu sắc
Tham dự buổi bế mạc đêm 27/4/2023 có các khách mời từ Hà Nội: Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam kiêm TBT Tạp chí Văn nghệ quân đội, nhà thơ Nguyễn Bình Phương; các nhà văn nguyên TBT Tạp chí Văn nghệ quân đội Nguyễn Trí Huân và Ngô Vĩnh Bình; chánh văn phòng HNV Việt Nam, nhà thơ Dương Dương Hảo; PGS-TS nhà văn Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Phương Đông; các vị nguyên lãnh đạo tỉnh Phú Yên; các văn nghệ sĩ Phú Yên.
Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm, trưởng trại sáng tác, đã đọc báo cáo tổng kết. Theo đó, ngoài việc tổ chức Tọa đàm “Làm thế nào để có một vùng đất văn học?” với sự tham gia của các nhà văn đến từ Hà Nội và từ tỉnh Phú Yên, Trại đã tổ chức một số hoạt động ngoài chương trình rất ý nghĩa, như: đi thăm gia đình bố mẹ nhà thơ Lê Thiếu Nhơn; đi thăm nhà giáo nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Hòa ở huyện miền núi Đồng Xuân, Phú Yên. Đặc biệt, Trại đã chức cuộc thi mini về Thơ trong 2 ngày, thu hút 10 tác giả tham gia với 20 bài thơ dự thi; các thành viên dự trại đang tiếp tục hoàn thiện 6 tập truyện ký và kịch bản sân khấu, 8 tập thơ và trường ca.
Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, Trưởng Ban giám khảo cuộc thi Thơ đã thay mặt Ban tổ chức công bố kết quả với giải nhất thuộc về nhà thơ Trần Mai Hường; giải nhì trao cho nhà thơ Huệ Triệu và nhà văn Tố Hoài; giải ba thuộc về nhà văn Đỗ Viết Nghiệm và các nhà thơ Lê Thành Nghị, Phạm Trung Tín.
Tại đêm Gala, Ban tổ chức cũng đã trao các giải phụ cho các thành viên dự Trại: Nhà thơ Nguyên Hùng với giải Người có nhiều hình ảnh đẹp về các hoạt động của Trại; nhà văn Nguyễn Thu Phương với giải Nghệ sĩ nhiếp ảnh xuất sắc; nhà thơ Trần Mai Hường với giải Người đọc thơ ấn tượng nhất.
Sau phần công bố và trao giải cuộc thi Thơ là phần các tác giả tự trình bày hoặc nhờ các nghệ sĩ thể hiện các tác phẩm của mình.
Đêm Gala được khép lại bằng màn pháo hoa đầy bất ngờ do Công ty CP Sao Mai chuẩn bị.
Sau đây Cánh buồm thao thức xin giới thiệu videoclip các hình ảnh Đêm Gala trên nền 3 bài thơ về Tuy Hòa qua giọng đọc Trần Mai Hường.
Hình ảnh: Nguyên Hùng, Nguyễn Thu Phương, Phương Huyền
Đọc thơ: Trần Mai Hường
Dựng clip: Nguyên Hùng
Bình luận