TIN TỨC
icon bar

Võ Thanh An, nhà thơ dữ dằn lương thiện

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-11-10 16:12:26
mail facebook google pos stwis
197 lượt xem

PHẠM THANH THÚY

Khi biết Trần Vũ Long là con trai của nhà thơ Võ Thanh An, tôi tròn mắt ngạc nhiên, nghĩ, sao cha họ Võ mà con trai lại họ Trần? Điều tôi không biết khi đó thì ai cũng biết: Võ Thanh An là bút danh của ông – nhà thơ Trần Quang Vinh, người “giữ hồn thơ” cho Báo Văn nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam trong suốt hơn 20 năm.

Rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ đã lấy địa danh làm bút danh, nghệ danh như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Nam Cao, Tô Hoài, Thu Bồn, Bảo Ninh… Nhà thơ Trần Quang Vinh lấy xã Võ Liệt làm họ, chữ Thanh trong huyện Thanh Chương làm tên đệm, và chữ An trong tỉnh Nghệ An là tên chính: Võ Thanh An. Lấy địa danh nơi chôn nhau cắt rốn của mình làm bút danh, nghệ danh, thì hẳn người nghệ sĩ, người thơ ấy gửi gắm nhiều tình cảm đối với mảnh đất quê mình. Xứ Nghệ, đối với nhà thơ Võ Thanh An hẳn là như vậy, dù ông xa quê từ thời còn rất trẻ.

Nhà thơ Võ Thanh An đã nghỉ hưu từ rất lâu rồi tôi mới về Báo Văn nghệ. Trước đó, tôi chưa từng gặp ông. Về báo, tôi chỉ có thể thấy ông trong bức ảnh lớn chụp cả cơ quan Báo Văn nghệ dịp đi tham quan lán Nà Lừa ở Tuyên Quang. Trong ảnh, ông rất uy, hơi dữ dằn với mái tóc dài bồng bềnh, khổ người cao lớn. Gặp ông, nhiều người sẽ có cảm giác e dè, sợ lại gần, tôi cũng vậy. Có thể vì ông trong trái tim bạn hữu như thế này chăng: “bộc trực nhiều khi đến lạnh lùng”, “quyết liệt, yêu ghét đúng sai rõ ràng”, đã từng “ném chén nước vèo vèo trong các buổi bình báo khi quá bức xúc”; “Ưu điểm và khuyết điểm bao trùm của anh vẫn là: Giữ trọn khẩu khí, phong cách, lối sống xứ Nghệ giữa lòng thủ đô. Anh vẫn sống như thế mặc người đời khen chê. Với anh, ai khen chê mình đúng thì sướng lắm. Còn anh khen chê người thì ngắn gọn, trung thực, rõ ràng như tỉa cành, bắt sâu vậy. Anh là người mà quyền lực và tiền bạc không bao giờ chi phối được, dù muốn ở anh chỉ là vài lời nói xã giao” (theo nhà báo Lê Doãn Hợp).


Hàng thứ nhất từ trái qua, nhà văn Bảo Ninh, nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà thơ Võ Thanh An và bạn bè văn nghệ. Ảnh: Tư liệu Báo Văn nghệ

Mãi tận khi gặp nhà thơ Võ Thanh An tại nhà riêng, khi ông đang ốm nặng, tôi vẫn chưa biết rằng ông là tác giả của hai bài thơ trong sách giáo khoa mà hồi đi học tôi đã rất mê, thuộc lòng, và thường tự đọc, tự nghe. Bài thơ “Anh thợ đốt lò” và “Quả ngọt cuối mùa”. “Anh thợ đốt lò” thì chỉ có người đã trải nghiệm mới có thể viết một bài thơ như thế (nhà thơ Võ Thanh An từng công tác tại Bộ Điện – Than trước khi về Báo Văn nghệ), nhưng “Quả ngọt cuối mùa” thì hầu hết người ta dễ gặp trong đời, song lại khó có thể viết hay đến vậy. Hôm ấy, nhà thơ Võ Thanh An đã kí tặng tôi trong cuốn Thơ Võ Thanh An, để rồi khi về nhà, tôi đọc và mới giật mình thốt lên: “Trời ơi! Thì ra tác giả của hai bài thơ ngày nhỏ mình rất thích, lại chính là bác ấy”. Giá như biết sớm hơn, hẳn tôi sẽ hỏi ông về “người bà văn học” và “người bà đời thực” của bài thơ. Tôi thường có ý nghĩ ngây thơ rằng những hình ảnh người mẹ, người bà trong văn chương thường có nguyên mẫu từ đời thực. Có lẽ, cũng bởi tôi không có may mắn được sống với ông bà nội ngoại của mình, họ đã mất từ khi tôi còn chưa ra đời, và còn quá nhỏ. Hàng xóm cũ của tôi có một bà cụ cô đơn, bà cụ ấy đã dành tình cảm cho tôi như dành cho đứa cháu nội, ngoại của bà. Bà có một khu vườn rất nhiều cây trái. Sau này, khi gia đình tôi đã chuyển đi xa, bố tôi đã phải thường xuyên đưa tôi về thăm lại xóm cũ, thăm bà, thăm khu vườn trĩu mọng cây trái, vì nỗi nhớ khiến đứa bé con là tôi trở nên bần thần. Mỗi khi tôi về xóm cũ thăm bà, bà lại ra vườn hái cho tôi những quả cam, quả na chín ngọt. Chính vì đồng cảm với bài thơ “Quả ngọt cuối mùa”, tôi đã yêu mến vô cùng tác giả mà tôi đã không hề nhớ tên. Thế mà, khi gặp ông, nhà thơ Võ Thanh An, tôi lại bị những “tin đồn” làm cho e sợ. Tôi hỏi thăm sức khỏe của ông một cách rụt rè, vì sợ làm phiền khi ông đau, mệt, và vì sợ ông… mắng, nếu lỡ nói điều gì không phải. Nhưng ông chỉ nhìn tôi và bạn tôi (những đứa bạn của con trai ông) và mỉm cười, nụ cười bao dung, ấm áp.

Vậy là, khi biết tác giả của hai bài thơ yêu thích thời thơ ấu, tôi mong muốn được gặp lại nhà thơ Võ Thanh An thêm lần nữa, nhưng ông mất không lâu sau đó. Tôi chỉ còn được nghe kể về ông từ các anh chị em ở Báo Văn nghệ: Ngoài cái tính “bộc trực nhiều khi đến lạnh lùng”, “quyết liệt, yêu ghét đúng sai rõ ràng” (theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều), đã từng “ném chén nước vèo vèo trong các buổi bình báo khi quá bức xúc”, thì ông là một nhà thơ đúng nghĩa: hiền lành, lương thiện, đầy ắp tình yêu với các con, các cháu. Mọi người kể khi đến thăm nhà thơ Võ Thanh An ốm ở bệnh viện, ông chia sẻ ước mong là sắm một cây đàn piano cho bé Na, cháu nội của ông. Nghe chuyện, tôi chợt nghĩ: đúng là chỉ có những người lương thiện mới tin rằng nghệ thuật là cách đầu tư lớn nhất cho tâm hồn.

Bây giờ, ở ban Thơ Báo Văn nghệ, nhà thơ Trần Vũ Long nối tiếp công việc của cha anh: giữ hồn thơ cho Báo Văn nghệ. Trần Vũ Long vóc dáng cũng “kềnh càng”, “dữ tướng”, nhưng bên trong cái “vỏ dữ dằn” ấy cũng là một hồn thơ mong manh, nhạy cảm. Mọi người ở báo vẫn bảo Trần Vũ Long giống cha, nhà thơ Võ Thanh An nhiều lắm, nhất là cái tính bộc trực, dữ dội, yêu ghét rõ ràng. Duyên thơ nối tiếp từ đời cha đến đời con trong văn giới không ít, nhưng cùng là cặp cha – con người thơ hiền lành, lương thiện thì lại càng hiếm thấy.

Nguồn: 

Bài này vì tác giả cảm thấy chưa ưng ý nên đã không cho vào tập Ký họa thơ (81 chân dung văn học), Nxb Hội Nhà văn, 2024.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Trí tuệ nhân tạo có tranh mất việc của nhà phê bình?
Bài in Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 31 (tháng 12/2024)
Xem thêm
NSƯT Phan Thị Thu Lan, người chở đò thầm lặng
Nghệ sĩ Phan Thu Lan vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007
Xem thêm
Diệp Minh Châu – Người nghệ sĩ huyết họa chân dung lãnh tụ
Nghệ sĩ Diệp Minh Châu (1919-2002), người Bến Tre, là một nghệ sĩ lớn của Việt Nam.
Xem thêm
Tạp chí Văn nghệ HTV - Mỗi tuần một nhân vật: Tác giả Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ
Tạp chí Văn nghệ HTV giới thiệu tác giả Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa thơ
Xem thêm
Hương bưởi sau nhà
Bài của Nguyễn Thanh trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Nhìn lại bức tranh VHNT năm 2021 - Chân dung Nghệ sỹ, Đại tá Trần Minh Hân
Trích đoạn chuyên mục Chân dung nghệ sỹ của Truyền hình Hà Nội
Xem thêm
Đặc tình của A25?
Nguồn: FB nhà thơ Mai Nam Thắng
Xem thêm
Biệt khúc nghĩa tình trong bài thơ “Có lẽ nào?”
Bài cảm nhận của nhà văn trẻ Tuấn Trần
Xem thêm
Nguyên Hùng, một chữ duyên bén trăm ca khúc
Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng giới thiệu tập thơ nhạc Trăm khúc hát một chữ duyên
Xem thêm
Một yếu nhân mang phẩm chất văn nhân
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Hoàng Cát là thế: Anh cứ yêu bằng trái tim thi sĩ
Bài viết của Vương Trọng & chùm thơ Nguyên Hùng
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Nhà thơ Nguyên Hùng có thể xem như một trường hợp may mắn, vì nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc, vẫn thường xuyên vang lên trong đời sống cộng đồng.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng: Làm thơ như một cuộc chơi
Bài của nhà văn nhà báo Trịnh Phương Trà trên báo Phú Yên cuối tuần
Xem thêm