TIN TỨC
icon bar

Ấn tượng với bộ phim “Bố già” của Trấn Thành

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2021-11-21 13:46:15
mail facebook google pos stwis
3490 lượt xem

Lâu lắm rồi, hôm nay tôi và gia đình mới có dịp mà cũng là có hứng thú đi xem phim ở rạp. Phim “Bố già”- một bộ phim hài tình cảm, giàu tính nhân văn và rất ấn tượng, đem đến cho khán giả nhiều cảm xúc tích cực. Bộ phim đầu tư gần 23 tỷ đồng. Mới được công chiếu trên toàn quốc chưa lâu (khoảng hơn 20 ngày), các phòng vé đã thu về là 341 tỷ đồng, tính đến trưa 29/3/2021. Một kỷ lục về doanh thu từ trước đến nay của điện ảnh Việt Nam. Chứng tỏ tài năng của Trấn Thành: vừa là người ra ý tưởng, viết kịch bản, dựng phim và là diễn viên chính. Đã quy tụ được những cộng sự tài năng như đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và dàn diễn viên thực sự là sao như: Ngọc Giàu, Tuấn Trần, Lê Giang, Lan Phương,…

Nội dung lấy cảm hứng từ chất liệu đời thường là câu chuyện về một gia đình có 4 anh chị em là Giàu, Sang, Phú, Quý trong một xóm lao động nghèo. Bối cảnh là một con hẻm ở chân cầu Nguyễn Văn Cừ, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Ba Sang (Trấn Thành) là cha đơn thân, bị vợ bỏ đi đã một mình nuôi con. Yêu thương con quên cả bản thân. Đứa con trai đầu là Quắn (Tuấn Trần) là một YouTuber kiếm tiền từ những lượt xem trên YouTube. Tính cách của “Bố già” cũng là tính cách chung của những ông bố lao động nghèo, vất vả, cần kiệm, còn Quắn như nhiều thanh niên trẻ hiện nay, sống bốc đồng, nông nổi và đôi khi buông thả, (bé Bù Tọt ra đời và bị mẹ bỏ rơi, thêm gánh nặng cho Bố già lại phải chăm cháu nội). Khi Quắn làm có tiền, "vung tay quá trán "mua sắm áo quần hay giày dép có khi cả chục triệu đồng cho một món đồ. Ở đó chúng ta thấy hai tính cách, hai thế hệ, dẫn đến những xung khắc cha con. Dẫu biết rằng trong sâu thẳm không ai thương con hơn cha và cũng không ai thương cha hơn con. Ông là một người nhân hậu, người ta nói ổng “bao đồng”, thường can thiệp vào chuyện xóm giềng, giúp đỡ mọi người xung quanh. Ngược lại với quan điểm sống của bố, Quắn lại cho rằng “mỗi người một cuộc sống” riêng. Anh chị em ruột dù có xích mích gì nhưng khi hoạn nạn thì ngay cả người mà cho là thiếu nhân cách (vì suốt ngày say xỉn và bị dí nợ) như nhân vật Quý thì cũng sẵn sàng cho anh mình quả thận. Gã nói: “Chỉ có Ba Sang mới coi tui là con người” nhưng tiếc rằng chuẩn bị mai vào ca mổ thay thận thì hôm nay trên đường về bị kẻ xấu đâm chết. Đó là một phần “bi” trong những phần bi khác của bộ phim. Quắn cũng sẵn sàng cho bố quả thận nhưng bố không nỡ nhận vì thương con… cuối cùng được sự góp ý của một vị sư thầy, Ba Sang cũng đồng ý để con “cơ hội báo hiếu” nhưng tiếc rằng ca mổ không thành công.

Khán giả ngậm ngùi ra về, nuối tiếc, xúc động…

Với thời gian chiếu chỉ trong khoảng 2 giờ nhưng đem đến nhiều thông tin hữu ích. Có những chi tiết thường nhật và chất hài hước, tài năng diễn suất của Trấn Thành và các diễn viên cộng sự đã cho khan giả những pha hài hước, nhẹ nhàng, dễ thương, còn lúc “bi” thì cũng se thắt, não nuột cả lòng. Trấn Thành quả là một người thông minh, tài năng và nhạy bén: từ ý tưởng đến đạo diễn, kịch bản, diễn xuất… hết sức tinh tế và tâm huyết. Và tất nhiên thành công này nhờ qui tụ được lực lượng cộng sự và các diễn viên tài năng vì kịch bản đầy sức thuyết phục.

Nhưng phải nói rằng trước hết nhờ khả năng nhạy bén,cảm nhận và quan sát tinh tế... biết chọn lọc và đưa vào phim chất liệu cuộc sống, phản chiếu hiện thực đời thường qua bộ phim thật rõ nét. Thực trạng nhức nhối đó xoáy vào tâm can chúng ta làm động lòng trắc ẩn..., thông điệp nhắn gửi mong sao mọi người hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn, văn minh hơn! Ngoài trách nhiệm lớn lao của các cơ quan chức năng thì mỗi cá nhân cũng phải thay đổi để mọi người sống vui vẻ, hòa thuận hơn, các thành viên trong gia đình yêu thương nhau, có trách nhiệm với nhau hơn, giữa anh chị em ruột thịt hay con cái đối với cha mẹ…Vì thế thông điệp cuối cùng là hãy yêu thương nhau khi còn có thể.

Dĩ nhiên, bộ phim cũng nhận được nhiều ý kiến nhận xét khen chê như bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng chịu chung số phận sàng lọc khắt khe của các nhà chuyên môn hay khán giả. Nhưng hơn hết là sự thành công của bộ phim ở sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả. Dẫu vẫn có những ý kiến cho rằng có chỗ này, chỗ kia chưa đạt hay chưa hay lắm. Cũng không ngạc nhiên gì khi 9 người, 10 ý mà!…mà suy cho cùng những tác phẩm nổi tiếng thế giới chắc gì không bị khen chê hoặc cho rằng chưa hoàn hảo huống gì một nhà làm phim trẻ như Trấn Thành. Nhưng theo chúng tôi, bộ phim đã đem đến thành công ngoài mong đợi.

Chúng tôi chỉ là khán giả xem phim, nhận thấy bộ phim đi vào lòng người, để lại nhiều cảm xúc tốt. Một đồn năm người, năm người kể lại cho mười người theo cấp số nhân… cứ vậy kéo nhau tới rạp xem và ra về hoàn toàn hài lòng đã có một buổi giải trí bổ ích và thú vị.

Nội dung phim mang đến cho khán giả những nụ cười sảng khoái ở những phần “hài” và ngậm ngùi xúc động ở phần “bi”.

Bộ phim khép lại, khán giả ra về với nhiều cảm xúc, nhưng thông điệp HÃY YÊU THƯƠNG NHAU KHI CÒN CÓ THỂ là điều cốt yếu mà bộ phim mang lại.

Chúc cho Trấn Thành và các cộng sự nhiều sức khỏe, đầy đam mê và nhiệt huyết với điện ảnh nước nhà.

Mong không chỉ Trấn Thành mà các nhà làm phim đương đại, cống hiến hơn nữa cho khán giả những bộ phim nhân văn và ý nghĩa để thêm yêu đời, yêu cuộc sống hơn!

Sài Gòn ngày 30/3/2021

HOÀNG THỊ BÍCH HÀ

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy những quầng sáng trong lam lũ, nhọc nhằn
Bài của nhà văn Sương Nguyệt Minh trên Văn nghệ Online.
Xem thêm
Nhà phê bình Vũ Nho: Tuổi bảy mươi vẫn ham đi tìm cái mới lạ
Những phát hiện mới của Vũ Nho trong công trình “Hồ Xuân Hương Thơ và đời”.
Xem thêm
Nguyên An, người cần mẫn viết chân dung – Tiểu luận của Vũ Nho
Mỗi người viết phê bình văn học có một cách thức, một con đường riêng đi vào thế giới văn chương. Có thể nói Nguyên An là một người thủy chung và có đóng góp quan trọng vào thể loại chân dung văn học.
Xem thêm
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng: Có nụ mừng nụ…
Nguồn: Trang web Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Để văn học Việt Nam cất cánh bay xa?
Bài trả lời phỏng vấn của “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam”
Xem thêm
Phùng Văn Khai - Gương mặt thứ 81!
Bài của Nguyễn Thanh Tú trên Website Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Làm thế nào để văn học Việt Nam vươn ra thế giới?
Bài đăng Tạp chí Văn nghệ TPHCM số 156, ngày 26/12/2024.
Xem thêm
Nghệ sĩ, khi đã chín
Nguồn: Tạp chí Tri thức
Xem thêm
Đôi điều về Anh Đức nhân 10 năm người con của An Giang về với đất
Bài viết Đôi điều về Anh Đức nhân 10 năm người con của An Giang về với đất và một số hình ảnh về cuộc hội thảo cùng 2 clip đã được trình chiếu tại sự kiện này.
Xem thêm
Cái đích của nhà văn là viết ra văn
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Trí tuệ nhân tạo có tranh mất việc của nhà phê bình?
Bài in Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 31 (tháng 12/2024)
Xem thêm
NSƯT Phan Thị Thu Lan, người chở đò thầm lặng
Nghệ sĩ Phan Thu Lan vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007
Xem thêm
Diệp Minh Châu – Người nghệ sĩ huyết họa chân dung lãnh tụ
Nghệ sĩ Diệp Minh Châu (1919-2002), người Bến Tre, là một nghệ sĩ lớn của Việt Nam.
Xem thêm