TIN TỨC
icon bar

Chả việc gì mà kêu toáng lên

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2023-02-18 19:38:15
mail facebook google pos stwis
1415 lượt xem

TRẦN NHƯƠNG

(Ý kiến nhỏ về Thơ hôm nay)

Tại Hội thảo thơ nhân Ngày Thơ tại Hoàng thành, nhiều ý kiến kêu toáng lên nào là tủi thân cho nhà thơ, nào là buông lỏng xuất bản để thơ xoàng tràn lan, đòi kiểm duyệt gắt gao hơn.

Ý kiến tôi lại khác:

1- Thơ quần chúng là nhu cầu của họ, các cụ già làng quê, phố thị làm thơ ngâm vịnh, thù tạc cho vui sống. Họ không mong thành nhà thơ chuyên nghiệp, không mong ẵm giải Nhà nước, giải Hồ Chí Minh. Các cụ vui để đỡ bệnh tật, đỡ eo sèo, để sống tích cực. Sao các nhà nhà thơ chuyên nghiệp lại chặn niềm vui của người già. Nhiều ý kiến của quan văn, nhà thơ chuyên nghiệp rất “trịch thượng”.

2- Qua hàng ngàn năm lịch sử văn hóa Việt thì những câu tếu táo, ví von, xuất khẩu, bông đùa, qua kính nghiệm sống mà chắt lọc thành kho tàng Ca dao tục ngữ óng ánh. Cũng như thế dân gian đã làm nên kho tàng Cổ tích, truyện Tiếu lâm. Không có dân gian chắc gì Nguyễn Du đã viết nên Kiều. Chắc chắn những người có chữ không thể sáng tác được hết. Nhân dân ta thông minh, hài hước và cũng thâm thúy ra trò.

3- Việc xuất bản thơ CLB, thơ quần chúng thì đã làm sao, miễn là không vi phạm Luật xuất bản. Có cầu thì có cung. Nhà thơ quần chúng cũng có quyền công bố tác phẩm của mình, tại sao không?

4- Các hội VHNT chuyên nghiệp kết nạp ối người thơ cấp phường đấy thôi. Chọn lọc như Đảng ta cũng lọt ối đá sạn. Cứ thoải mái đi việc gì mà đóng cửa quần chúng.

5- Thơ cốt ở hay. Các nhà thơ hãy làm thơ hay thì “Kim cương bất hoán”. Khốn nỗi nhiều nhà thơ đã nhạt trò nhai lại mãi, dễ dãi, chiều nịnh. Cái hay dù bị chà đạp thì tự nó có sức bật dậy trong lòng bạn đọc. Ví như các em gái sắc đẹp đâu nhiều, trung bình và xấu đa số. Trong đó những người đẹp cứ sáng lên rạng rỡ nổi bật giữa đám đông. Thơ hay cũng thế, cứ hay là “hữu xạ tự nhiên hương”. Thơ quần chúng đâu như dịch Vũ Hán lây lan các nhà thơ thành danh ! Nhiều thơ văn ăn giải lớn giải nhỏ vài hôm rơi tõm chả ai nhớ.

Nhiều nhà thơ "mũi né" những nỗi đau khổ, oan ức của nhân dân. Có thể nói thơ đang đứng ngoài thân phận của Đất nước. Phần lớn nhà thơ "mũ ni che tai".

Cho nên, thưa các nhà thơ khả kính, hãy vắt óc làm thơ hay, không nên lo quần chúng làm xấu dung nhan quý vị.

Hãy Dân chủ trong sáng tạo và công bố tác phẩm văn học nghệ thuật. Thơ không độc quyền như... gì!

7.2.23

Nguồn: FB Nhà thơ – họa sĩ Trần Nhương

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Một yếu nhân mang phẩm chất văn nhân
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Hoàng Cát là thế: Anh cứ yêu bằng trái tim thi sĩ
Bài viết của Vương Trọng & chùm thơ Nguyên Hùng
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Nhà thơ Nguyên Hùng có thể xem như một trường hợp may mắn, vì nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc, vẫn thường xuyên vang lên trong đời sống cộng đồng.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng: Làm thơ như một cuộc chơi
Bài của nhà văn nhà báo Trịnh Phương Trà trên báo Phú Yên cuối tuần
Xem thêm
Chiến thắng Điện Biên Phủ từ góc nhìn thế giới
Nhà văn Lê Thanh Huệ sưu tầm và biên soạn.
Xem thêm
Viễn Phương và cảm xúc lãnh tụ
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Cuộc trò chuyện đầu năm giữa nhà văn Nguyễn Trọng Tân với bạn văn ở TPHCM
Nhà văn Nguyễn Trọng Tân, tác giả của các tiểu thuyết Thư về quá khứ, Đa đoan cõi tạm, Thiên mệnh, Thiên thu huyết hệ, Phù sa máu…
Xem thêm
Những người bây giờ như Oanh ít lắm, hiếm lắm
Cánh buồm thao thức trân trọng giới thiệu bài viết “Nghệ nhân Nhân dân - Thi sĩ Nguyễn Hồng Oanh về miền mây trắng” của nhà thơ Lê Quốc Hán.
Xem thêm
Cung thứ
Bài viết của Lê Thanh Huệ về nhà văn đa tài Nguyễn Thanh,
Xem thêm
Người nghệ sĩ tài hoa
Nguyễn Thanh (Nguyễn Tấn Thành) là người nghệ sĩ đa tài vì anh sáng tác và thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, tiểu luận phê bình, dịch thuật, âm nhạc, biên dịch,…
Xem thêm
Phan Văn Trị - Mãnh liệt ngòi bút thơ tranh đấu
Phan Văn Trị (1830-1910) , nguyên quán huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Sau lên Gia Định học và đỗ Cử nhân nên gọi là Cử Trị.
Xem thêm
Vui buồn “chuyển thể”
Nguồn: Văn nghệ số 1+2/2024
Xem thêm
Nguyễn Đình Thi - kẻ sĩ tài hoa
Bài đăng báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết của nhà thơ Vương Trọng.
Xem thêm
Châu La Việt - Những con đường xanh mãi mỗi trang văn
Nguồn: Bài của Phùng Văn Khai trên Thời báo Văn học - Nghệ thuật.
Xem thêm
Nguyễn Thanh – Nơi hội tụ những dòng sông nghệ thuật
Nguyễn Thanh đã được đánh giá là một ngòi bút tích cực trên bình diện văn học nghệ thuật trên nhiều lĩnh vực: “Nguyễn Thanh – một con người tài hoa trên nhiều lĩnh vực”
Xem thêm
Giai điệu núi sông
Bài viết công phu của nhà văn nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh về Văn Cao
Xem thêm