TIN TỨC
icon bar

Khi đã vượt giới hạn

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2023-02-22 20:54:26
mail facebook google pos stwis
426 lượt xem

KIỀU BÍCH HẬU

“Ăn tùy miệng, trả tùy tâm” với slogan đó mà quán buffet chay Mãn Tự mỗi ngày thu hút lượng khách tới trên 5.000 người.
 

Ngọc Phượng (bên trái) và tác giả bài viết. Ảnh: Nguyên Hùng

Hầu hết thực khách là sinh viên, người về hưu, những người đang kiếm miếng cơm hàng ngày, nhưng cũng có cả những người khách sang trọng, những người tò mò về người phụ nữ sáng lập nên “một góc Utopia” có thực trên thế gian - Đỗ Thị Ngọc Phượng, trưởng nhóm thiện nguyện Mãn Tự.

Thông thường mỗi ngày buffet chay Mãn Tự thua lỗ trên dưới chục triệu đồng nhưng Ngọc Phượng không nản. Chị tiếp tục gom góp nguồn tài chính nuôi Mãn Tự, kể cả phải bán đất đai và của hồi môn của mình. Với Mãn Tự, không thể áp dụng bài toán kinh doanh thông thường, bởi Ngọc Phượng và những người đồng hành với chị đã vượt qua giới hạn.

Hơn 30 người phục vụ trong Mãn Tự (201 Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM), lương từ 10 đến 15 triệu đồng/ tháng. Cho dù vẫn lỗ đều, nhưng lương nhân viên ở đây được trả không thiếu một đồng. Vậy mà trên nét mặt của Ngọc Phượng, vẫn nụ cười nhoẻn tươi tắn không gợn chút lo âu.

Tôi hỏi: “Bù lỗ triền miên như thế, đến lúc cạn kiệt nguồn tài chính, thì em làm thế nào?”. Phượng đáp: “Em có niềm tin rằng mình đang đi đúng đường, làm đúng sứ mệnh của mình. Em rất hạnh phúc. Chị thấy đấy, ngày càng có nhiều người đến đây dùng bữa, con đường đang mở rộng đấy chứ, và sẽ có phép màu xảy ra. Khi đã dám vượt qua giới hạn thì phép màu xảy ra”.

Quả vậy, tôi quay ra nhìn dòng người đông đúc, nhưng trật tự xếp hàng để đến lượt mình lấy thức ăn ở Mãn Tự chay, trong khi lúc đó đã quá 12 giờ trưa, và vững tâm rằng điều kỳ diệu đang xảy ra, thiên đường Utopia mà nhân loại chưa dám tin là có thật, lại đang hiện hữu tại một góc nhỏ nơi TPHCM này. Và cũng lúc này, tôi nhớ ra thông điệp mà Phượng “treo” trên “tường” Zalo của chị rằng, “Tâm của chúng ta rộng bao nhiêu thì con đường của chúng ta đi, sẽ rộng bấy nhiêu”.

Buffet chay có nhiều món cho bữa ăn thông thường (50 món) nhưng có cả món ăn chơi như bánh khọt, bánh xèo, nem rán... đủ để làm hài lòng thực khách. Khách đến đây có thể được đổi món hàng ngày, ăn đủ chất, no bụng và khi ra về tùy tâm, tự nguyện mà bỏ một khoản tiền vào hộp đựng tiền ngoài cửa quán.

Có người hảo tâm đóng góp thêm chút ít, có người nghèo chỉ để lại vài ngàn đồng. Cũng có người khó khăn, ăn xong rồi đi, không góp được đồng nào cũng chẳng sao. Họ đều đến đây ăn uống với nụ cười mãn nguyện, ngẩng cao đầu và không gợn chút suy nghĩ rằng, mình đang phải đi ăn thức ăn được tài trợ. Họ được tự do chọn món ăn mình thích, được tự quyết định trả lại cho quán bao nhiêu tiền, và sau đó rời đi với sự mãn nguyện.


Đồ ăn tại Mãn Tự chay. Ảnh: Nguyên Hùng

Ngọc Phượng kể tiếp: “Có những em gái nhìn rất xinh, thường xuyên đến đây ăn cả bữa sáng và bữa chiều. Em ấy lấy đồ ăn xong, ngồi ăn hết, không bao giờ bỏ thừa thức ăn. Khi đứng lên tự dọn bát đĩa mình dùng, mang để đúng nơi quy định. Em nói, nhà em nghèo, đi học lên thành phố, trước kia em chỉ dám ăn cơm với nước mắm. Từ khi biết đến buffet chay Mãn Tự, em mới được ăn cơm có thức ăn. Em biết món tiền nhỏ em bỏ vào hộp tiền của quán không đủ cho bữa ăn của em, nên em rất biết ơn quán”.

Ngọc Phượng nói với em rằng, em gắng học hành cho giỏi, sau này đi làm, nếu còn nhớ đến Mãn Tự, thì hãy tìm cách giúp đỡ lại những người khó khăn mà em gặp trên đời.

Có một người đàn ông được nhân viên phục vụ trong Mãn Tự gọi là vị Bồ Tát. Ông chỉ làm nghề lượm ve chai, trung bình mỗi ngày thu nhập 50.000 đồng. Cả tháng ông đến Mãn Tự ăn, sau khi ăn, ông để vào hộp đựng tiền tự nguyện ở cửa quán bao nhiêu thì không ai biết. Nhưng nhân ngày Chay, ông đã bỏ ra 150.000 đồng để đóng góp cho quán.

Ông nói, cả tháng tôi đã ăn ở đây rồi và được mọi người giúp đỡ, thì ngày Chay tôi xin được đóng góp lại cho quán, để thể hiện lòng biết ơn của tôi. Biết hoàn cảnh khó khăn của ông, nhân viên quán cũng chỉ xin nhận của ông 50.000 đồng.

Ngọc Phượng lấy chồng người gốc Tây Ban Nha, nhưng có quốc tịch Pháp. Hai người có con trai lên 9 tuổi. 5 năm nay, khi thành lập buffet chay Mãn Tự, Ngọc Phượng đành để chồng con sống ở Pháp, một mình ở lại TPHCM điều hành Mãn Tự. Chị cho rằng, đây là cách sống phù hợp nhất dành cho chị.

40 năm chị được sống trên đời, đã thụ hưởng của thiên nhiên và thành quả của người đi trước quá nhiều. Đã tới lúc chị đền đáp ơn nghĩa ấy. Ngọc Phượng nói thêm: “Mỗi giây phút mình hít ôxy vào, và thở ra khí carbonic, là mình đang được thụ hưởng và thải ra thiên nhiên gánh nặng. Cây xanh lại phải thanh lọc không khí để tiếp tục tạo dưỡng khí cho mình sống và hít thở. Mình cần biết ơn từ cây xanh trở đi. Thế nên việc tôi làm buffet chay Mãn Tự trong những năm qua, vẫn chưa đủ để đáp đền thiên nhiên, con người...”.

Triết lý sống ấy dường như được truyền qua từng món ăn ở buffet chay Mãn Tự. Những người đến đây thụ hưởng món ăn, dần dần ngấm triết lý sống này, để trở nên biết ơn hơn, sống biết cống hiến cho cộng đồng, cho thiên nhiên chứ không chỉ biết hành động để tạo thành công và danh tiếng cho riêng mình.


Nhà thơ Phạm Vân Anh và nhà báo Quách Thùy Nhung tại Mãn Tự chay - Ảnh: Nguyên Hùng.


Các nhà thơ Nguyên Hùng và Phạm Vân Anh cùng Ngọc Phượng tại Mãn Tự chay, tháng 12/2022.

Đỗ Thị Ngọc Phượng là một phụ nữ miền Tây lập nghiệp ở TPHCM. Chị là trưởng nhóm thiện nguyện Mãn Tự, được công luận nhắc đến nhiều vào thời điểm năm 2021, khi TPHCM là điểm nóng chống dịch COVID-19. Khi đó, đội “công tác” của nhóm thiện nguyện Mãn Tự do Ngọc Phượng “chỉ huy” đã tổ chức chạy xe khắp thành phố, đưa những dụng cụ y tế, bình oxy, máy thở với những bệnh nhân F0 đang nguy cấp.
Không những vậy, mỗi ngày, bếp ăn từ thiện Mãn Tự đã nấu trên 10.000 suất ăn cho các bệnh viện dã chiến và người dân nghèo trong các khu cách ly, chuyển tặng hàng vạn phần thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm sốt, tức thở của các F0 điều trị tại nhà...
Thời đó, không có nhiều thời gian tắm rửa, Ngọc Phượng đã cắt phăng mái tóc của mình, cạo trọc đầu để dành thời gian đi cứu người. Hành trình thiện nguyện của Ngọc Phượng và các thành viên trong đội được dư luận đánh giá cao, biết bao người khâm phục tấm lòng nhân hậu ấm áp và sự can đảm của người phụ nữ nhỏ bé này.

Nguồn: https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/khi-da-vuot-gioi-han-1143842.ldo

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa - Truyện ngắn Nguyễn Xuân Vượng
Một câu chuyện xúc động về tình yêu thời chiến
Xem thêm
Nhớ bác sĩ khả kính
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
Xem thêm
Sống mãi với hồn xuân
Tạp bút của Nguyễn Thanh
Xem thêm
Bềnh bồng chợ nổi thị trấn Cầm Thi
Miền đất mới phương Nam khu biệt ở vùng Tây Nam bộ với sông ngòi giăng mắc chằng chịt như một mảng lưới kênh rạch sông nước ngút ngàn.
Xem thêm
Con đường của Hạ - Truyện ngắn giải nhất của Phương Trà
Tại cuộc thi “Sáng tác văn học về công nhân, công đoàn”, nhà văn Phương Trà đã đoạt giải Nhất thể loại truyện ngắn với tác phẩm “Con đường của Hạ”
Xem thêm
Đất nước mùa xuân || Tùy bút của Nguyễn Thanh
Hằng năm, không phải đợi đến hoa đào hoa mai đua nhau khoe sắc hay đàn chim én lũ lượt ríu rít bay về trong làn gió đông se lạnh, Nàng Xuân rực rỡ vẫn hiện diện bốn mùa trong trời đất như một biểu tượng cho tuổi thanh xuân sung mãn
Xem thêm
Mùa nước nổi quê tôi | Ký của Nguyễn Thanh
Đồng quê biển nước mênh mang/ Hoa điên điển nở, mười phương mai vàng.
Xem thêm
Ám ảnh | Ký của LS Nguyễn Minh Tâm
Trích từ tập ký PHẬN NGƯỜI của Ls Nguyễn Minh Tâm
Xem thêm
Nhà không có đàn ông
Truyện ngắn của Đào Phương Lan
Xem thêm
“Hoa đào năm ấy” và chùm thơ Lạng Sơn tháng 2/1979 của Nguyễn Duy
Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng! / lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thuở nào
Xem thêm
Ân tình xứ Nghệ
Bài của Phạm Thùy Vinh, Tổng biên tập Tạp chí Sông Lam
Xem thêm
Mùa xuân của làng | Bút ký của Nguyễn Trường
Bài đăng Văn nghệ số Tết dương lịch (số 1, ngày 7/1/2023)
Xem thêm
Đồi Phượng Hoàng | Truyện ngắn của Nguyễn Trường
Đồi Phượng Hoàng - truyện đăng Văn nghệ số 37+38
Xem thêm
Những tay chơi Hà Thành
Ký của TS Hoàng Quỳnh Anh
Xem thêm
Quà tặng tương lai | Truyện ngắn Nguyễn Trường
Giải nhất Cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 2015-2017
Xem thêm
Hoa mua tím Truông Bồn
Bài viết của nhà thơ Bùi Sỹ Hoa, Nguyên Tổng biên tập Báo Nghệ An
Xem thêm