TIN TỨC
icon bar

Nỗi đau làm người trong thời nhập nhoạng ở “Cõi nhân gian”

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2022-03-16 19:11:40
mail facebook google pos stwis
2438 lượt xem

KIỀU BÍCH HẬU

Trong một lần tới thăm nhà văn Võ Thị Xuân Hà, tôi tình cờ thấy bộ tiểu thuyết đồ sộ “Cõi nhân gian” (NXB Hội Nhà văn, ấn bản năm 2022) của nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành đang nằm trên bàn nước của chị Hà.
 

Bộ tiểu thuyết “Cõi nhân gian” và tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành.

Tôi tò mò mở ra đọc một trang bất kỳ, thấy cuốn hút nên cứ gắng lướt thêm được dòng nào hay dòng nấy. Thấy vậy, nhà văn Võ Thị Xuân Hà bảo tôi hãy cứ mang sách về mà đọc. Tôi bèn mượn chị 2 tập đầu tiên trong bộ tiểu thuyết gồm 8 tập, mà tập nào cũng dày tới gần 500 trang để mang về nhà đọc.

Sau đó, tôi đã quyết định mua bộ sách này về đọc và nghiên cứu, bởi theo cảm nhận của mình, tôi thấy đây là bộ sách giá trị lột tả chân thực thân phận con người Việt trong thời đoạn nhập nhoạng mở cửa kinh tế thị trường (mà vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa).

Nghĩa là khi con người Việt Nam buộc phải dấn thân vào cuộc chiến tranh mới vô cùng tàn khốc, cuộc chiến với chính đồng bào mình, cuộc chiến với chính mình để làm sao vẫn có thể sống, mà không bán rẻ linh hồn.

Nếu như Việt Nam đã có nhiều tiểu thuyết nổi bật về thời chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thì những tiểu thuyết về thời kỳ giao thoa giữa bao cấp và kinh tế thị trường chưa nhiều, nếu có thì cũng chưa gây ấn tượng thực sự, bởi có thể sự né tránh đề cập đến những điều nhạy cảm vẫn là một rào cản khiến tác giả khó đưa tác phẩm của mình lên tầm cao hơn.

Tiểu thuyết “Cõi nhân gian” xứng là một tác phẩm tiêu biểu phản ánh hiện thực đời sống thời kỳ đặc biệt này của dân tộc Việt Nam. Nếu có cần giới thiệu cho bạn quốc tế về tác phẩm văn học của thời kỳ giao thoa ấy, tôi sẽ không ngần ngại giới thiệu “Cõi nhân gian”.

Nhân vật chính của bộ tiểu thuyết “Cõi nhân gian” là anh Hương, một mẫu người điển hình cho tầng lớp trí thức hậu bao cấp, được du học ở Nga, có bằng Phó Tiến sĩ Ngữ văn nhưng khi về nước, rơi vào thời đoạn nhập nhoạng, trước biến cố của gia đình và biến cố của cả xã hội, đã buộc phải lê lết tới những nơi bần cùng, nơi đáy xã hội để kiếm sống.

Anh Hương – với một tâm hồn trinh trắng – đã phải run sợ trước cả những người phụ nữ dày dạn, bạo liệt với tham sân si khiến anh phải vừa muốn ở gần, vừa muốn trốn chạy. Anh cũng vớt lên từ khu ổ chuột cô người yêu cũ, giờ đã có một con và phải làm điếm để nuôi con.

Ai cũng để chính mình vấy bẩn, và ai cũng có lý do chính đáng để vấy bẩn. Nhưng kể cả khi đã hạ mình đến thế, thì Lan, người con gái học cùng trường anh khi xưa, vẫn chẳng thể nào thoát khỏi bàn tay thần Chết khi hệ lụy của nghề bán phấn buôn hương dồn dập ập đến.

Trong tiểu thuyết “Cõi nhân gian”, nhân vật chính đau khổ vì người mình yêu, và cũng bị giày xéo, truy đuổi bởi những phụ nữ yêu anh, si mê anh. Cái lạ khiến tôi ngạc nhiên ở tiểu thuyết này, đó là đã chỉ ra rằng, ngay cả người đàn ông, khi còn giữ được một mảnh hồn thoi thóp, cũng luôn sợ hãi sự tấn công của đàn bà.

Những người phụ nữ Việt, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng đều giành thế chủ động cho mình trong việc chiếm đoạt người đàn ông mà cô ấy muốn, dù đó là cách trắng trợn, hay giả vờ bị chinh phục. Thông thường, trong hầu hết các tác phẩm văn học Việt khác, thì nhân vật nữ thường ở thế bị động trong cuộc chinh phục này.

Tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành đã đưa nhân vật nam chính của mình vào mê trận nghẹt thở giữa vòng vây của hết người đàn bà này đến người đàn bà khác. Nhưng dường như anh đều không may, khi có được người phụ nữ thực sự phù hợp về đẳng cấp, đồng điệu về tâm hồn, đến với anh, thì rồi sau đó lại mau chóng ra đi.

Số phận trớ trêu ấy và sự săn đuổi của đàn bà mà anh luôn phải né tránh, là biểu tượng cho việc con người, dù sa xuống vũng lầy, dù vì kiếm miếng ăn mà phải tàn bạo, thì trong thâm sâu tâm khảm, vẫn khao khát hướng tới một hình bóng mơ ước, một trái tim trinh sạch.

Thế mạnh của Nguyễn Phúc Lộc Thành, ấy là xây dựng hình tượng nhân vật. Chỉ với một vài dòng phác họa dung nhan, cách ăn mặc, hoặc lời nói, hành động của nhân vật, thì anh đã giúp người đọc nhìn ra một nhân vật thật đến nỗi như họ đang hiển hiện trước mắt, có thể chạm vào được.

Các nhân vật mới cứ xuất hiện mau chóng, liên tiếp, trong khi các nhân vật cũ không bị bỏ quên, vẫn ẩn hiện, vẫn thình lình gây sốc vào những tình huống bất ngờ nhất. Các nhân vật của anh đậm sắc màu, chơi trò ú tim trong ma trận cuộc sống nhộn nhạo, mà bất cứ nhân vật nào cũng muốn nổi chỏi lên, không chịu chìm khuất, cho dù anh (chị) ta còn sống hay đã chết.

Cái tài tình của ngòi bút Nguyễn Phúc Lộc Thành, ấy là anh có thể cùng lúc tô đậm tất cả các đường nét trong bức tranh cuộc sống ấy, mà không khiến người đọc rối trí, anh xô đẩy sầm sập các tình huống, các mối quan hệ của các nhân vật đều như hứa hẹn tương lai tươi sáng, lại vừa như được gài một quả bom không hẹn giờ.

Kịch tính xảy ra hết trang này đến trang khác, khiến người đọc dù mệt tới đâu cũng khó lòng buông cuốn sách xuống mà nghỉ ngơi. Cuộc sống ấy cứ lao đi gấp gáp như một xe cứu thương chở người trọng bệnh, và cuộc hấp hối thì kéo dài đến ngạt thở.

Người ta dường như khó có thể sống, mà cũng không thể chết yên thân được trong thời đoạn nhập nhoạng ấy. Cái giỏi của ngòi bút Nguyễn Phúc Lộc Thành, ấy là đã dùng thủ pháp liên tiếp xô đẩy nhân vật, với những biến cố bất tận, để soi sáng thời đoạn nhập nhoạng của dân tộc.

Bạn chỉ cần xem và đọc 41 chương sách trong quyển 1 của bộ tiểu thuyết “Cõi nhân gian”, mà chương nào cũng có chung cái tên “Vào đời”, chỉ khác nhau ở đánh số, thì có thể thấy rõ dụng ý của tác giả, khi nhấn mạnh thế chơi vơi của thân phận con người, khi mọi nỗ lực làm người lương thiện đều bị cả xã hội và chính mình nhấn chìm, để ngày hôm sau anh lóp ngóp ngoi lên, tiếp tục “Vào đời” lần nữa, với hy vọng thiện lương lần nữa… Và anh, cho dù có trốn kỹ tới đâu, có cửa đóng then cài, thì sáng hôm sau tỉnh dậy, anh vẫn phải gia nhập tấn trò đời, đóng một vai diễn mà thậm chí anh còn không được biết trước kịch bản.

Chuyện nhân vật chính tự đổi tên mình từ “Hương” thành Thiện và đặt tên con trai đầu lòng của mình là “Lương” cũng là hàm ý nhắc nhở mình hàng ngày, cho dù có chuyện gì xảy ra thì cũng gắng giữ mình, giữ sự lương thiện và trái tim trong sạch, tâm hồn thanh thản. Tuy nhiên, ngay trong những hành động với mong muốn tốt của nhân vật, lại cũng đã hàm chứa rủi ro, cũng là nơi để cái ác giấu mình, đợi cơ hội là phát tác.

Sự đời, trong tiểu thuyết này, cứ diễn tiến theo quy luật của nó, bất tuân ý người, cái Thiện và cái Ác như âm và dương, như phải và trái, cứ xen cài và lật nhào mọi mưu mô xấu, cũng như ý định tốt. Tác giả không ngại ngần vạch vòi những góc khuất, những u tối thẳm sâu trong lòng người ngõ hầu tìm ra một quy luật mới, quy luật của sự biến ảo và suối nguồn của sự sống chân thật.

Tác giả cũng đã tìm ra một giọng điệu rất đời, đặc biệt phù hợp với tiểu thuyết nhằm vẽ nên bức tranh hiện thực trần trụi của thời đoạn nhập nhoạng, tranh tối tranh sáng. Những câu nói đời thường dường như được bê nguyên xi vào câu văn, đánh thẳng vào trí não độc giả, khiến họ không mảy may nghi ngờ. Vì thế mà ấn tượng của lời thoại trong tiểu thuyết rất sâu đậm.

Tiểu thuyết này có thể chuyển thành kịch, thành phim rất phù hợp, dễ dàng. Tác giả dường như không thèm mô tả cảnh quan dài dòng làm chi, chỉ bằng lời thoại, hoặc rất tiết kiệm mô tả mà vẽ nên cả một khung cảnh đời thường sống động, chất chứa bao uẩn ức.

Những lối nói tắt, ẩn ý trong lời thoại cũng giúp tác giả tiết kiệm được việc giải thích dài dòng, và nhanh chóng tạo nên cảm xúc, hình ảnh trọn vẹn trong hình dung người đọc chỉ với một câu thoại cực ngắn, cực đời của nhân vật. Tuy có những đoạn tác giả nhầm lẫn các đại từ nhân xưng trong lời thoại giữa các nhân vật, nhưng đó chỉ là lỗi nhỏ.

Về cơ bản, tác phẩm này là một khu chợ ngôn ngữ sống động đến bạo liệt, không e dè, không tránh né. Lời lẽ người khi yêu có thể êm mượt như nhung, ngọt ngào như mật, nhưng vào lúc chiếm đoạt, vào lúc đường cùng, nó cũng rắn lạnh chết chóc như đá, sắc lẻm như dao chọc tiết lợn, bốc mùi như cống rãnh lưu cữu.

Nó cứ phát triển bất tận, hấp dẫn đến cùng cực và không dành cho những kẻ yếu tim hoặc quá mô phạm. Tôi đồ rằng tác giả đã không ngại dấn thân, không tiếc chính mình, quăng mình vào đời để sống bạo liệt, sống căng từng phút giây, mới có thể viết thấu tim gan đến thế.

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/

Các bài viết liên quan:

Đi vào Cõi nhân gian | Nguyễn Bình Phương

Vài lời nhân CÕI NHÂN GIAN chính thức có mặt tại các nhà sách

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vũ trụ thi ca của Nguyên Hùng
Bài viết của nhà văn Lê Thanh Huệ trên Văn nghệ điện tử
Xem thêm
Bài thơ sông núi
Bài viết của nhà văn nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh
Xem thêm
Lục bát Nguyễn Phúc Lộc Thành
Tính cả ba tập lục bát đã ra mắt năm 2018 là “Khúc hát sông Thương” (108 bài), “Chiều” (36 bài) và “Chân quê” (36 bài) thì đến nay Nguyễn Phúc Lộc Thành đã in 5 tập thơ lục bát.
Xem thêm
Tính triết lý trong “Vườn cũ”, một bài thơ của Chim Trắng
Chim Trắng là một người thơ hay nói về tình bạn, tình đời và tình quê hương nhưng cũng chứa đựng riêng một tâm tư thầm kín trong đờ của tác giả.
Xem thêm
Một tinh thần Nghệ, một bản lĩnh Nghệ
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 52 (30/12/2023).
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Rất nhiều, rất nhiều những cảm nhận, nghĩ suy, chiêm nghiệm thú vị có trong tập thơ của Ngô Minh Oanh.
Xem thêm
Nguyễn Phúc Lộc Thành: Trái tim nóng và cái đầu lạnh
Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa ra mắt hai tập thơ lục bát “Đồng sen tàn”và “Mẹ” vào những ngày mùa thu đang độ chín.
Xem thêm
Cuộc du ngoạn bằng thơ đầy cảm xúc
Cảm nhận về tập “Những dấu chân thơ” của cô giáo nhà thơ Trần Kim Dung.
Xem thêm
Những bước chân thơ không biết mỏi
Bài viết của nhà thơ Phan Ngọc Quang
Xem thêm
Bay về phía bão
Ngoái phía nào cũng đau đáu thương yêu/ Phía trước mặt mẹ cha nằm dưới cỏ
Xem thêm
“Hai sắc hoa ti-gôn” - Một huyền thoại văn chương
Hơn tám mươi năm qua, bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” của T.T.Kh vẫn là một hiện tượng văn học độc đáo đã làm tổn hao giấy mực, công sức người cầm bút và mối quan tâm đặc biệt của người yêu thơ.
Xem thêm
Đến với một áng thơ hay
Trong lĩnh vực văn chương, thi ca là mô hình ngôn ngữ được nhiều người thích nhưng hiểu và quan niệm về thơ thì mỗi người không giống nhau.
Xem thêm
Những đoản khúc thơ | Nguyễn Văn Hòa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 32, ngày 12/8/2023
Xem thêm
Như một lẵng hoa xinh | Phan Ngọc Quang
Bài viết về chùm thơ đăng Gia Lai Cuối tuần ngày 4-8-2023
Xem thêm
Tổ quốc trong thơ Trần Mạnh Hảo
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành trên Tạp chí Sông Lam
Xem thêm
Ngược dòng Lam anh tìm lại chính mình
Cảm nhận bài thơ “Tìm em ngược dòng sông nhớ” đăng Tuần báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 24 ngày 17/6/2023 và báo Giáo dục & Thời đại số Tết Kỷ Hợi.
Xem thêm
Hồn đầy hoa cúc dại
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam số 38 (3005)
Xem thêm
Nguyên Hùng với 102 mảnh ghép văn nhân
Bài đăng báo Người Hà Nội
Xem thêm