TIN TỨC
icon bar

Tri giao đã vắng một người

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2021-10-02 06:50:48
mail facebook google pos stwis
1411 lượt xem

NGUYỄN HỒNG LAM

Một chiều giữa tháng 5-2005, đang sùng sục điều tra vụ giang hồ Đồi Hoa Mai (vụ Hai Chi) ở Hàm Tân, Bình Thuận, bất ngờ tôi nghe chuông điện thoại. Chửi thề như nhai kẹo, đầu dây bên kia buông gọn lỏn: "Xong việc chưa mày?".

Tôi hỏi: "Ai vậy? Xong cái gì?". Lập tức nghe chửi thề: "Mấy bữa này mày cày nát cạnh nhà tao mà giờ hỏi tao là ai vậy? Đất Hàm Tân này có người thứ hai dám chửi thề với mày hả Hồng Lam?". Đang bù đầu với mớ bòng bong giang hồ các cái, tưởng dân chơi miệt vườn khiêu khích, tôi bực, quát lại: "Kệ tía ông là ai. Tôi không có thói quen nói chuyện với người không xưng tên. Không rảnh!". Rồi cúp máy.

Tôi giật mình! Tôi, phóng viên Báo An ninh thế giới, Phương Nam phóng viên Báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh và Trung Phương Báo Lao Động là ba phóng viên chung lưng sục sạo đất Hàm Tân suốt hơn nửa năm trời mới tìm đủ bằng chứng phạm tội của anh em nhà Hai Chi để phơi lên mặt ba tờ báo, làm cơ sở cho C14 Bộ Công an vào cuộc.

Mấy hôm liền, bắt bớ không ít, hăm dọa cũng nhiều. Không lẽ gã đồng nghiệp Phương Nam của tôi gặp chuyện gì rồi? Tưởng bị đàn anh đàn em trong băng Hai Chi khiêu khích, tôi cúp máy nhưng vẫn cẩn thận lưu số vào danh bạ với cái tên Unknown.

Ít ngày sau, cứ chiều chiều số máy này lại gọi liên tục, cứ kêu tôi xuống quán Đất Sét gần hồ Kỳ Hòa, quận 10, TP Hồ Chí Minh nhậu. Hỏi ai gọi, chỉ nghe cười lục khục: "Đến đi rồi biết!". Dĩ nhiên, tôi không đến. Vốn dĩ không phải cao đồ môn phái nhậu, cái tên Đất Sét dù được gã vô danh kia nhắc nhiều lần cũng chẳng mảy may khiến tôi ấn tượng, ngoài ý niệm duy nhất: đó là một quán nhậu nằm trên ngay trên đường từ cơ quan về nhà, tôi vẫn qua lại mỗi ngày.
 

Các nhà thơ, nhà văn  (từ trái sang  phải) Du Tử Lê, Đặng Phú Phong, Trần Từ Duy, Đoàn Thạch Hãn, Phạm Chu Sa trong lần hội ngộ ngày 8/3/2012. Ảnh: Nguyễn Hồng Lam.

Ít lâu sau, có hai người bạn là Công an Đắk Nông xuống chơi. Chẳng biết đi đâu ngồi, trong óc tôi bỗng nhớ ra cái tên Đất Sét khá gần nhà. Ít nhậu, nhưng đã chấp nhận ngồi thì tôi cũng quào sườn bá cổ, la hét, uống ói đủ kiểu, chưa từng nể mặt cao nhân nào. Đột nhiên, cô bé lễ tân cắt ngang cơn cao hứng, thưa nhỏ: "Dạ, có người nói con nhắc lại nguyên văn, chú uống bia thì to mồm làm gì. Ổng hỏi chú có uống nổi chừng này không?".

Cái giỏ mang theo chứa khoảng 30 chai Chivas mi-ni, loại rượu mẫu, cô trút hết xuống bàn. Đang bốc vì bia, tôi nói như quát: "Ai mời, kêu ra đây coi. Không ra, không uống!". Cô bé lễ tân che miệng, cười: "Dạ, tại chú nói to quá nên hổng nghe. Người mời trong… máy chú đó". Giở điện thoại, thấy quả thật có 3 cuộc gọi nhỡ của Unknown. Tôi tỉnh như sáo.

Hóa ra kẻ gọi là người quen, cả người ngợm, nghề nghiệp của tôi đều biết tuốt. Đang phân vân thì Đông - Ki - Rét họa sĩ, Trần Từ Duy thi sĩ, Duy Từ Trần giang hồ - ba trong một - bước ra, cười rất nham nhở: "Tụi  mày vất vả làm vụ Hai Chi ngay quê tao, nể mặt giang hồ, tao mời năm lần bảy lượt, mày đều kêu không uống. Dzậy giờ mày tới quán tao làm gì?"…

Tôi giấm dẳng: "Mời cũng phải trân trọng, nhé! Tôi không có thói quen bạ đâu ngồi đó. Không chịu xưng tên, anh ngồi nhậu mình anh đi!".

Gã này, tôi biết. Sực nhớ không phải rẫy, gã có nguyên một trang trại không thiếu kỳ hoa dị thú ở Tân Minh, Hàm Tân, đúng chóc khu vực Đồi Hoa Mai mà anh em nhà Hai Chi (Nguyễn Thanh Gương) và đồng bọn đang tác oai tác quái. Một vài lần gặp ở đâu đó trong các quán nhậu khác, tôi chưa từng chào gã mà chỉ muốn "đập" gã. Bởi, gã này nói chuyện ngang phè - y như tôi. Nếu lỡ có lời nào của gã vô tình lọt vô tai tôi thì lời đó ngang đồng với câu cà khịa, chấm câu bao giờ cũng là tiếng chửi thề.

Đó là lần đầu tiên tôi ngồi chung, nhậu chung với Trần Từ Duy. Bữa đó, tôi không nhớ mình nói những gì, không nhớ mình uống mấy chai Chivas mi-ni. Bữa đó tôi say như chết, tỉnh dậy thì thấy đang nằm trên giường nhà mình. Bữa đó tỉnh rồi vẫn còn say!

Hóa ra, Trần Từ Duy chỉ là tay nghệ sĩ khó ưa nhưng không đáng ghét mấy. Chửi thề, bốc phét, nói chuyện muốn đập lộn nhưng gã vô hại. Gặp ai không ưa, gã chửi vỗ mặt không chút nể nang. Chửi rồi thì quê. Bị tôi vặc lại bằng giọng chắc chắn cũng không thân thiện, nhu mì gì cho lắm, Trần Từ Duy cũng cười. Hơn thế nữa, gã hào hiệp. Nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ nghèo - danh sách này ở Sài Gòn và các tỉnh đầy nhóc - hễ ai ốm đau hoạn nạn, gã tự tìm đến giúp ngay.

Cái tên Trần Từ Duy khá quen thuộc trong nhiều quỹ vận động hỗ trợ học sinh nghèo ở nhiều tỉnh, từ Quảng Nam, Đà Nẵng vô cho đến Sài Gòn. Trần Từ Duy còn là Mạnh Thường Quân cho nhiều nghệ sĩ in sách, triển lãm tranh. Quán Đất Sét, quán Cối Xay Gió của gã từng là nơi tổ chức giới thiệu ca khúc mới cho nhiều nhạc sĩ trẻ chưa tên tuổi. Hồi tháng 3-2015, chính Trần Từ Duy đã tổ chức cho họa sĩ Rừng một đợt triển lãm tranh cá nhân tại quán của mình mà không tính phí, bán được những 17 bức.

Quen biết, nghe gã bảo thấy mày chơi được, mà chẳng thấy giảm giá bao giờ, tôi chê: "Quán anh đắt bà cố!". Gã cười: "Tụi mày đi chơi, bốc phét, không chém thì thôi việc quái gì tao phải giảm giá. Tiền dư, tao để cho người nghèo". Thỉnh thoảng, gã lại lại tự tổ chức một vài chuyến từ thiện, góp học bổng, sách vở cho học trò nghèo ở tỉnh này tỉnh khác... Đám tang Trần Từ Duy, cạnh quan tài là một thùng từ thiện ghi mấy chữ: "Gia đình nhà thơ Trần Từ Duy xin cảm tạ quý bằng hữu đã ủng hộ cho quỹ "Tiếp sức đồng hành cùng em đến trường" của Báo Tuổi Trẻ".

Cả đến khi nằm xuống, Trần Từ Duy vẫn nghĩ về người khác, chẳng mang theo gì cho riêng bản thân mình.

Khoảng 2012 về sau, tôi có dịp gặp gã nhiều hơn. Nhiều văn nghệ sĩ từ nước ngoài về, gọi tôi đi cà phê với một số đàn anh văn nghệ trong nước. Cứ hễ đến là gặp gã Duy Từ Trần (gã tự nhận, nghe nói trung niên thi sĩ Bùi Giáng đặt cho, tôi không láo lếu mà gọi xách qué nhé) đã ngồi sẵn ở đó. Thơ văn báo chí có Du Tử Lê, Đặng Phú Phong, Đoàn Thạch Hãn, Phạm Chu Sa…, điện ảnh có đạo diễn Lê Hoàng Hoa, nhà quay phim Nguyễn Hòe, diễn viên Trần Quang… và thậm chí cả giang hồ già bụng bự như Cung Củ Đậu. Nhiều người nổi tiếng khác tôi không nhớ tên, hoặc… chưa từng biết tên. Người ta đều quý gã. Hình như dân văn nghệ, ông thần nào chơi được, trẻ hay già cũng đều khoái bốc phét chửi thề.

Cách đây một tuần, nhân lão thi sĩ Thiên Hà (nguyên phóng viên báo Công an TP Hồ Chí Minh, đã 80 tuổi) ra tập thơ mới, tôi có dịp gặp một số anh em văn nghệ ở quán Biển Đông của một văn nghệ sĩ cùng đất Hàm Tân khác. Nhân nói chuyện giỗ giáp năm anh Đoàn Thạch Hãn, anh Phạm Chu Sa nhắc: "Mai mốt có viết về Duy Từ Trần, chỉ nói chuyện nhậu thôi. Đừng ai nhắc gì chuyện vợ con bồ bịch nhé". Lão thi sĩ Thiên Hà bảo: "Nói gì gỡ vậy? Nó chữa hết bịnh, nhậu tiếp bi giờ, chết chi uổng". Phạm thi sĩ cười khặc khặc: "Uổng gì. Cả đời rong chơi. Thi họa, bồ bịch, nó có thiếu gì. Sống thì chơi, chết thì vơi, gì mà uổng!".

Vậy mà Trần Từ Duy thành Duy Từ Trần thật.

Không biết gã vội tìm miền cực lạc làm gì, khi mà ở cõi thế, chính xác là ở Sài Gòn, gã đã cực lạc rồi. Như tự nhận, gã là nhà thơ giàu nhất Việt Nam, suốt ngày vẽ biếm, chửi thề, làm thơ và uống rượu - toàn rượu chai mẫu. Gã làm từ thiện giúp đời nhiều mà đào hoa, bồ bịch cũng đâu có ít.

Gặp ở đâu cũng vậy, tôi cứ lo làm người bấm máy, chẳng mấy khi nhớ để chụp chung một tấm hình có mình trong đó. Sự hiện diện của tôi chỉ là cái hộp quẹt và bao thuốc Hero chung thủy để mép bàn, cạnh cái nắp máy ảnh. Bức "ngũ hiệp văn nhân", chụp ngày 8-3-2012, lúc 12:49 giờ còn chỉ 3 người. Hai người ngồi giữa, cạnh nhau, Đoàn Thạch Hãn và Trần Từ Duy đã thành người thiên cổ, người trước kẻ sau cách nhau chỉ một năm.

Trần Từ Duy đã vĩnh viễn xa quán Đất Sét để về cõi đất hoang. Thêm một văn nghệ giang hồ bỏ cuộc chơi.

Giao tri huynh đệ đăng cao xứ
Biển sáp thù du thiểu nhất nhân

(Tri giao huynh đệ lên cao cả
Buồn bẻ thù du vắng một người
)

Thơ của Vương Duy, nhà thơ "thi trung hữu họa", đọc tiễn Trần Từ Duy "túy trung thi họa" không biết gã nghe có thấy hợp không? Mà hợp hay không thì đã sao? Cùng lắm, như thói quen, gã lại bật dậy văng một tiếng chửi thề!

Sài Gòn 29/10/2015.

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Quanh một bài thơ đoạt giải gây tranh cãi
Chùm thơ, 3 bài, đã giúp tác giả người Thái Tòng Văn Hân, giành giải B trong cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ 2019-2020. Nhưng chính ban giám khảo và người được giải cũng không thể ngờ, một trong ba bài thơ đó lại gây tranh cãi nảy lửa trong dư luận. Đó là bài “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”.
Xem thêm
Phải kiêu hãnh làm người!
Người Việt Nam chúng ta, ngay trong ngày hôm nay, nếu không có đủ tự tin kiêu hãnh làm người thì đừng nói có thể làm được bất kỳ điều gì, dù nhỏ nhất như tự bưng bát cơm ăn, tự mặc quần áo, tự giải quyết vấn đề cá nhân lặt vặt mà người khác giới hoặc lú lẫn, hoặc mới sơ sinh cần phải hỗ trợ như một lẽ tất nhiên.
Xem thêm
Bùi Phan Thảo: “Khi đời mình cũng cheo leo đồi dốc”
Giờ đây, quê hương Quảng Trị, đã có nhiều tiếng nói thi ca mới, trẻ trung, hiện đại, đa chiều, thế sự… vừa là kế tục truyền thống, mang hơi thở, nhịp điệu cuộc sống mới hôm nay, tiêu biểu chính là Bùi Phan Thảo, thơ anh đang tạo nhiều âm vang và dư ba trong lòng bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc…
Xem thêm
Một Nhà thơ – Thầy thuốc Nhân dân nặng lòng với chiến dịch phòng chống Covid tại TP.HCM
Một Nhà thơ – Thầy thuốc Nhân dân nặng lòng với chiến dịch phòng chống Covid tại TP.HCM
Xem thêm
Văn học trẻ TPHCM: Chờ đột phá
Tháng 12/2021, Hội Nhà văn Việt Nam dự kiến tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 tại Đà Nẵng. Hiện tại, Hội Nhà văn TP.HCM vừa hoàn tất danh sách đề cử 15 tác giả trẻ gửi ban tổ chức. Đây là cơ hội để nhận diện văn học trẻ của thành phố hiện nay.
Xem thêm
‘Tôi không tin một tác phẩm thiếu thực tế lại chạm được vào cảm xúc con người’
Sau những dự án về biển đảo với những ấn phẩm ra đời song hành cùng các hoạt động xã hội sôi nổi tri ân hậu phương của những người lính Trường Sa, nhà thơ nhà báo Lữ Mai lại tiếp tục đồng hành cùng những cựu chiến binh trong hành trình kiếm tìm đồng đội. Tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống nhưng không chỉ có tiếng bom đạn, không chỉ có đau thương mà còn có những cảm xúc ngậm ngùi, hoài niệm trên hành trình đưa hài cốt các anh về đất mẹ. Chư Tan Kra là địa danh đã đi vào lịch sử gắn với những cuộc chiến đẫm máu, nhưng Chư Tan Kra xuất hiện trong thơ Lữ Mai không chỉ là những trận đánh ác liệt, mà còn là một kỉ niệm, nơi tình đồng chí được tôn vinh và sống mãi. Chư Tan Kra mây trắng, tập trường ca mới nhất của chị vừa hoàn thành ngay lập tức đã tạo những hiệu ứng xã hội lan tỏa. Chị cho rằng, thực tế là điều kiện quan trọng để nảy sinh cảm xúc khi viết, chị không tin một tác phẩm thiếu thực tế sẽ chạm đến được cảm xúc của người đọc.
Xem thêm
Nhà văn Lê Văn Nghĩa – sống nghĩa tình, viết nghĩa nhân
Dẫu biết trước ngày nhà văn Lê Văn Nghĩa rời xa chúng ta sẽ không còn lâu. Dẫu biết hơn mười năm qua anh đã kiên cường chống chọi với bạo bệnh. Dẫu biết tình yêu chữ nghĩa mãnh liệt đã giúp anh vượt lên nỗi đau bệnh tật để bền bỉ sáng tác và nhiều quyển sách có giá trị liên tiếp được xuất bản, có những quyển sách được nối bản năm bày lần. Dẫu biết anh đã ở lằn ranh hết sức mong manh giữa sự sống và cái chết. Dẫu biết cuộc đời là hữu hạn…Nhưng, khi tin nhà văn Lê Văn Nghĩa vĩnh viễn ra đi, tôi và bạn bè anh, không chỉ bàng hoàng, tiếc thương, mà còn thấy rõ cái khoảng trống mà một nhà văn sống một cuộc đời nhân nghĩa và viết về nghĩa nhân, để lại.
Xem thêm
Thi sĩ Văn Công Hùng: Gã Pleiku lãng tử
Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế (1980),
Xem thêm
Bạn văn: Nguyễn Khắc Phê | Nguyễn Quang Lập
Nguyễn Khắc Phê là nhà văn đầu tiên mình gặp trong đời.
Xem thêm
Nhà văn Lê Văn Nghĩa giữa biết cười và dám cười
Nhà văn Lê Văn Nghĩa đã ra đi ở tuổi 68, lúc 22h25’ ngày 25/7 tại TPHCM, vì ung thư di căn.
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Khải
Đó cũng là lần đầu tiên mình tin anh Khải khuyên mình chân thành nhất. Trước nay anh nói câu gì mình cũng khả nghi. Anh sống khéo nổi tiếng, chưa chê văn ai nửa câu. Hoặc khen hoặc không chứ chưa bao giờ chê.
Xem thêm
Nhà văn Vũ Hạnh: Ngòi bút tỏa sáng tinh thần văn hóa dân tộc
Nhắc đến Vũ Hạnh, chắc hẳn bạn đọc sẽ nhớ đến tác phẩm vang bóng một thời như Bút máu.
Xem thêm
Bạn văn: Nguyễn Trọng Tạo
Thời đó anh Tạo nổi như cồn, bài thơ Tản mạn thời tôi sống được cả nước bàn tán xôn xao, đó là bài thơ có cái nhìn mới mẻ và xót xa về đất nước. Nhắc đến văn chương thời kì đổi mới không thể không nhắc đến bài thơ này.
Xem thêm
Nguyễn Trường viết về quê hương và người lính
Nhà văn Nguyễn Trường tên thật là Nguyễn Xuân Trường,
Xem thêm
Chúc mừng sinh nhật Lê Thiếu Nhơn
Làm thơ, viết báo, phê bìnhKiêm vai chủ web, một mình một sân
Xem thêm
Lưu Quang Vũ có tin ở hoa hồng?
Thơ và kịch dưới một mái nhà chungĐều bay bổng tài hoa và khát khao, quyết liệt
Xem thêm
Chữ Xuân Quỳnh tự hát
Chữ Xuân Quỳnh tự hátNhư hương quỳnh tự thơm
Xem thêm
Vĩnh biệt Đại tá nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Vẫn chân chất đứng bên rừng thốt nốt
Xem thêm
Tô Nhuận Vĩ dưới ngòi bút Nguyễn Quang Lập
Anh em lâu ngày gặp nhau không khỏi có chút ngậm ngùi. Ở Huế nhiều người yêu quí mình
Xem thêm
Khi nhà văn Triệu Xuân trình diễn thơ
Nhà văn Triệu Xuân đọc thơ Chế Lan Viên trong bệnh viện
Xem thêm