TIN TỨC
icon bar

Chiến thắng Điện Biên Phủ từ góc nhìn thế giới

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-05-21 05:39:30
mail facebook google pos stwis
662 lượt xem

Vào cuối năm 1953, tư lệnh Pháp là Tướng Navarre đã quyết định xây dựng một cứ điểm chắc chắn ở lòng chảo Điện Biên Phủ.

Lòng chảo này được bao quanh bởi các ngọn núi và hệ thống ngọn đồi có cây cối. Đây là vị trí có thể phòng vệ được miễn là người Pháp có thể giữ được những ngọn đồi bên trong và được tiếp tế, tăng viện bằng không vận.

Năm 1954, quân Pháp ở Đông Dương lên đến 55.000 người, ngoài pháo binh, thiết giáp, họ có hàng loạt sân bay và máy bay quân sự thuộc loại tối tân lúc bấy giờ.

Điều mà người Pháp không nghĩ đến là khả năng quân Việt Minh tập trung pháo lên gần các ngọn đồi này. Hàng ngàn dân công, trong đó có nhiều phụ nữ đã tham gia kéo pháo cả ngày lẫn đêm, xuyên rừng, qua hàng trăm dặm đường mòn, đường mới mở và tự mở trong lúc kéo pháo.

Ngày 13/3/1954, đại đoàn 312 của Việt Minh tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn chiến dịch Điên Biên Phủ.

Trong vòng hai ngày, quân Việt Minh khai hỏa ồ ạt chiếm giữ  hai cứ điểm đặt trên 2 ngọn đồi, pháo kích đường băng làm tê liệt tiếp vận. Lính Pháp phòng vệ ở Điện Biên Phủ bị cô lập và thòng lọng bằng chiến hào ngày đêm lấn dần, siết chặt xung quanh họ.

“Ngài có muốn hai quả bom nguyên tử không?” Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles hỏi Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault hồi tháng 4 năm 1954, theo hồi ức của một nhà ngoại giao cấp cao Pháp.

Bối cảnh của lời đề nghị này là tình cảnh tuyệt vọng của quân Pháp trong cuộc chiến với các lực lượng của ông Hồ Chí Minh ở Điện Biên Phủ.

Do Đại tướng Võ Nguyên Giáp sử dụng cách đánh lấn bằng bộ binh đào hệ thống giao thông hào vây quanh cứ điểm và lúc đó không có vũ khí hạt nhân chiến thuật, việc đánh bom hạt nhân khiến quân Pháp cùng chung số phận – đó là thiên tài của vị tướng lừng danh.

Cuối cùng, vào ngày 7/5/1954, sau 56 ngày đêm bị bao vây, quân đội Pháp đã đầu hàng.

Lúc đó khói bụi che mờ trận địa, nên bức ảnh cờ bay phấp phới trên nóc hầm tướng Đờ Cát (De Castries) là bức ảnh dàn dựng sau ngày 7/5/1954.

Về phía Pháp, có 1 142 người chết, 1 606 người mất tích, 4 500 người bị thương; tổng cộng thiệt hại 6 748 binh sỹ và phu dịch. Về phía Việt Minh, con số thiệt mạng lên đến khoảng 22 000 người. Tỷ lệ 1:3,3 là mức chấp nhận được khi bên tấn công phải dùng lực lượng gấp 3 lần phòng thủ và đáng lẽ vũ khí phải mạnh hơn.

Việt Nam nghèo nàn lạc hậu. Riêng hy sinh vì sốt rét, bệnh tật, tai nạn lúc tiếp tế,  hành quân, kéo pháo… rất nhiều. Với mọi cuộc chiến tranh, bên yếu phải hy sinh nhiều xương máu mới giành được thắng lợi là lẽ đương nhiên. Lập luận như trên, chúng ta có thể nói mức độ hy sinh như vậy là thắng lợi lớn.

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Genève về Đông Dương được 5 nước ký kết, trong đó có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp.

Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Việt Minh gọi là Kháng chiến chống Pháp, kết thúc.

Chiến thắng tại Điện Biên Phủ đánh dấu sự kết thúc gần 100 năm Việt Nam là thuộc địa của Pháp, đồng thời báo hiệu sự tàn lụi của đế chế Pháp trên phạm vi toàn cầu, do khích lệ cho các phong trào giải phóng dân tộc khác trên thế giới.

Không hề trùng hợp khi một vài tuần sau đó người dân tại một thuộc địa khác của Pháp ở châu Phi là Algeria đã nổi dậy – bắt đầu một cuộc chiến đẫm máu và đau thương giành độc lập kéo dài 8 năm, trong khi Việt Nam dài 9 năm.

Trong lúc Paris sa lầy trong chiến tranh ở Algeria; hai năm sau, 1956, Tunisia và Morroco giành độc lập từ tay Pháp.

Nhiều sử gia đã so sánh trận Điên Biên Phủ có tầm quan trọng như chiến thắng của người Nhật trước quân Nga vào năm 1905 hoặc không kém gì trận Stalingrad trong Thế chiến II.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xem là linh hồn cho chiến thắng Điện Biên Phủ. Ông cũng là vị tướng châu Á được các sử gia và nhà bình luận quân sự phương Tây nhắc đến nhiều nhất từ sau Thế chiến II.

Năm 2013, tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một nhà báo tại Paris, nhận định về Tướng Giáp như sau:

"Khi nhắc tới Võ Nguyên Giáp, các chuyên gia quân sự phương Tây thường nhắc tới một vị tướng không có chiến lược chiến đấu* nhưng lại thắng tất cả mọi trận chiến.

Các chiến lược gia Pháp không ngờ phe Việt Minh đã có khả năng huy động một lực lượng dân công hùng hậu (hàng chục ngàn người) từ các vùng đồng bằng lân cận lên vùng Điện Biện cách đó hàng trăm cây số.

Kinh ngạc nhất là sáng kiến tháo gỡ đại bác và súng ống hạng nặng thành các bộ phận rời nhau để vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ như xe thồ (xe đạp), xe bò, gồng gánh các loại vũ khí và đạn dược, ngày đêm băng rừng, vượt suối và leo núi để mang lên các đỉnh đồi chung quanh Điện Biên Phủ, lắp ráp và tấn công quân Pháp.

Phương Tây coi Tướng Giáp có vai trò lớn trong cả cuộc chiến với quân đội Hoa Kỳ dù cách đánh giá từ Việt Nam có khác

Những sự kiện vừa kể vượt ra ngoài tưởng tượng của những chiến lược gia quân sự danh tiếng của Pháp thời đó, và họ đã tốn rất nhiều giấy mực để diễn tả sự kinh ngạc này, với tất cả sự thán phục."

Bạn và tôi hôm nay nhìn nhận lại vấn đề này khi độ lùi lịch sử qua 70 năm: TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ LÀM THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ THỰC DÂN TRÊN TOÀN CẦU SANG HÌNH THÁI MỚI TINH VI HƠN GỌI LÀ CHẾ ĐỘ THỰC DÂN MỚI VỚI NHIỀU MẦU ÁO, TRONG ĐÓ CÓ VỊ ĐẠI HÁN HÙNG MẠNH ĐANG LÀM CÁC NƯỚC NGHÈO KHÓ NGẢ NGHIÊNG...

Chúng ta làm hàng rào tre, đang bị gấu trúc ăn và phải phát triển học thuyết chiến tranh nhân dân, đỉnh cao nghệ thuật quân sự của dân tộc cộng với tư duy ĐẠI ĐOÀN KẾT VÀ TỰ CHỦ; cùng trách nhiệm luôn nhắn nhủ con cháu nhớ truyền thuyết Trọng Thủy – Mỵ Châu, kẻ thù không tha cả bố vợ và quê hương vợ. Chúng ta luôn cảnh giác với KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP của dân tộc. Chúng ta không ngủ quên trong chiến thắng đã đi vào lịch sử là một trong những phương cách KHÔNG ĐỂ TỔ QUỐC BỊ BẤT NGỜ.

Chúc bạn vui với ngày hội non sông và hạnh phúc.

LÊ THANH HUỆ sưu tầm và biên soạn.
 

*Thực ra, chiến lược của Tướng Giáp là chiến tranh du kích được nâng tầm thành học thuyết chiến tranh nhân dân: sử dụng sức mạnh toàn dân và sức mạnh tổng hợp quân sự, chính trị, ngoại giao, binh địch vận…

Hiện nay Việt Nam đang phát triển học thuyết chiến tranh nhân dân trên biển, nơi mà các lý thuyết gia Đại Hán cho rằng Việt Nam không có chiến tranh nhân dân trên biển; trong khi họ áp dụng học thuyết chân chính của Tướng Giáp theo cách lưu manh: dùng quân đội trá hình ngư dân trên đội tàu khai thác đánh bắt cá đại dương để mở màn xung đột chiếm đảo Hoàng Sa, đảo Gạc Ma... và gấy áp lực trên biển đông.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hương bưởi sau nhà
Bài của Nguyễn Thanh trên báo Văn nghệ
Xem thêm
Nhìn lại bức tranh VHNT năm 2021 - Chân dung Nghệ sỹ, Đại tá Trần Minh Hân
Trích đoạn chuyên mục Chân dung nghệ sỹ của Truyền hình Hà Nội
Xem thêm
Đặc tình của A25?
Nguồn: FB nhà thơ Mai Nam Thắng
Xem thêm
Biệt khúc nghĩa tình trong bài thơ “Có lẽ nào?”
Bài cảm nhận của nhà văn trẻ Tuấn Trần
Xem thêm
Nguyên Hùng, một chữ duyên bén trăm ca khúc
Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng giới thiệu tập thơ nhạc Trăm khúc hát một chữ duyên
Xem thêm
Một yếu nhân mang phẩm chất văn nhân
Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
Xem thêm
Việc nước chưa xong đầu đã bạc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại cho mỗi người Việt Nam và cộng đồng quốc tế những cảm xúc khác nhau; trong tôi, đó là sự kính trọng và thương tiếc.
Xem thêm
Hoàng Cát là thế: Anh cứ yêu bằng trái tim thi sĩ
Bài viết của Vương Trọng & chùm thơ Nguyên Hùng
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Nhà thơ Nguyên Hùng có thể xem như một trường hợp may mắn, vì nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc, vẫn thường xuyên vang lên trong đời sống cộng đồng.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyên Hùng: Làm thơ như một cuộc chơi
Bài của nhà văn nhà báo Trịnh Phương Trà trên báo Phú Yên cuối tuần
Xem thêm
Viễn Phương và cảm xúc lãnh tụ
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Cuộc trò chuyện đầu năm giữa nhà văn Nguyễn Trọng Tân với bạn văn ở TPHCM
Nhà văn Nguyễn Trọng Tân, tác giả của các tiểu thuyết Thư về quá khứ, Đa đoan cõi tạm, Thiên mệnh, Thiên thu huyết hệ, Phù sa máu…
Xem thêm
Những người bây giờ như Oanh ít lắm, hiếm lắm
Cánh buồm thao thức trân trọng giới thiệu bài viết “Nghệ nhân Nhân dân - Thi sĩ Nguyễn Hồng Oanh về miền mây trắng” của nhà thơ Lê Quốc Hán.
Xem thêm
Cung thứ
Bài viết của Lê Thanh Huệ về nhà văn đa tài Nguyễn Thanh,
Xem thêm
Người nghệ sĩ tài hoa
Nguyễn Thanh (Nguyễn Tấn Thành) là người nghệ sĩ đa tài vì anh sáng tác và thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, tiểu luận phê bình, dịch thuật, âm nhạc, biên dịch,…
Xem thêm
Phan Văn Trị - Mãnh liệt ngòi bút thơ tranh đấu
Phan Văn Trị (1830-1910) , nguyên quán huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Sau lên Gia Định học và đỗ Cử nhân nên gọi là Cử Trị.
Xem thêm