TIN TỨC
icon bar

Hành trình cảm xúc của “chuyến tàu lượn siêu tốc”

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2023-03-14 12:16:37
mail facebook google pos stwis
412 lượt xem

BẠN BÈ VIẾT VỀ THƠ NGUYÊN HÙNG
(Mời click vào dòng chữ trên để truy cập chuyên mục)
 

TIỂU MAI

Là một nhà thơ giàu tính sáng tạo, trên hành trình thơ ca của mình, Nguyên Hùng xuất bản liên tiếp các tập thơ Cánh buồm thao thức (2007), Sóng không từ biển (2009), Bay về phía bão (2013), Dấu chân lục bát (2014), 102 mảnh ghép văn nhân (2017), và gần đây là 108 đoản khúc thơ.

Trên 20 năm sống hết lòng với thơ, Nguyên Hùng đã cho ra đời 6 đứa con tinh thần đáng giá. Với anh, thơ là tiếng nói của cảm xúc. “108 đoản khúc thơ” của Nguyên Hùng là 108 sắc thái tình cảm – chủ thể sáng tạo – cũng là quá trình tích tụ những cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên.


Nhà thơ Nguyên Hùng

Đam mê hành trình sáng tạo thơ ca

Với Nguyên Hùng, thơ ca dường như vừa là duyên, vừa là nợ. Mà cái “nợ” này chính là anh chủ động vướng vào. Thế nên anh mới có những câu thơ được ví như “con tằm rút ruột nhả tơ”:

“Đôi khi lỡ một chuyến đò/ Cả đời vô vọng ngóng chờ qua sông/ Đôi khi lỡ chạm gai hồng/ Giật mình chợt nhớ mình trồng phong lan…” – (Đôi khi).

“Mưa đã tạnh mà trời chưa hửng nắng/ Áng mây chiều còn phủ xám âm u/ Đường tan tầm vẫn chìm trong hoang vắng/ Người đợi người trĩu nặng ưu tư” – (Sau mưa).

Có nhiều tác giả thừa nhận, với họ, viết thơ là một trong những khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Và nếu họ có thể tặng tác phẩm cho ai đó, nghĩa là tác phẩm đã trở thành món quà vĩnh cửu. Những dòng thơ đặc tả thiên nhiên thường có tiếng nhạc riêng của chúng, dành cho tất cả những ai sẽ lắng nghe. Nguyên Hùng có lẽ cũng thế, trong “108 đoản khúc thơ”, độc giả tìm thấy không ít bài đẹp đến ngẩn ngơ:

“Bầu trời giận ai mà giấu sắc trong xanh/ Quên mặt đất ngậm ngùi nước mắt/ Thuyền neo đâu trốn ngày nắng tắt/ Bỏ sông buồn hoang vắng chiều thu” – (Chiều thu vắng).

Theo quan sát của giới chuyên môn, thơ Nguyên Hùng không theo niêm, luật, vận đối mà theo tứ, lập tứ trong tư duy lô gic, tư duy phản biện, tư duy đối chiếu và so sánh, đặc biệt là ảnh hưởng cấu tứ của thể thơ tự do. Khi đọc mỗi bài thơ ngắn của anh, độc giả không cần biết là viết mấy câu, mỗi câu mấy chữ, điều họ nắm bắt được là ý tứ, là tâm hồn và cảm xúc nhà thơ gửi gắm vào trong đó.

Cái hay của thơ ngắn tự do là khả năng khơi gợi trí tưởng tượng. Độc giả thường bị quyến rũ bởi những bài thơ ngắn khiến họ muốn biết thêm. Đôi khi, họ sẽ nhìn thấy chính mình trong những bài thơ về tình yêu và cảm hứng, đồng thời trải nghiệm “chuyến tàu lượn siêu tốc” đầy cảm xúc khi đọc về nỗi đau, thành công trong sự nghiệp, niềm vui, chiến thắng, hồi hộp, thử thách và thất bại. Đích đến của tác giả có lẽ là để người đọc tận hưởng sự đa dạng của các tác phẩm.
 

Quan niệm mở về cái đẹp

Bài thơ hay là bài thơ đọc đã hết mà ý tình chưa hết. Bởi thế, viết thơ ngắn thường khó hơn viết thơ dài:

“Bất chợt sao bất chợt trăng/ Bất chợt bão quét mưa giăng đầy trời/ Ta và em cũng vậy thôi/ Chợt hờn chợt giận để rồi mãi yêu”- (Bất chợt).

“Người là chiếc lá trên cành/ Gội mưa tắm nắng mà xanh cho đời/ Người như mây lững lờ trôi/ Bóng ru phận cỏ xua vơi bụi trần/ Người là phù thủy, nghệ nhân/ Cao tay giăng mắc những vần bùa mê…” – (Thi nhân).

Ẩn dụ thường được sử dụng trong tất cả các thể loại văn học. Với những bài thơ nhằm mục đích truyền đạt hình ảnh và cảm xúc phức tạp cho người đọc, phép ẩn dụ sẽ làm bật lên những so sánh thực sự sâu sắc, thỏa nguyện cả tác giả lẫn độc giả.

Thơ Nguyên Hùng mang đến một quan niệm mở về cái đẹp – một đặc điểm khơi gợi trong chúng ta cảm giác thích thú và ngưỡng mộ. Không bao giờ có một tiêu chuẩn bên ngoài về cái đẹp bởi vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào cách cảm nhận của mỗi người. Suy cho cùng, nhà thơ đang cố gắng truyền đạt cho người đọc rằng vẻ đẹp là thứ phải được trải nghiệm.

Nguồn: https://www.worldliterature.link/

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lê Văn Nghĩa trong cõi nhớ Sài Gòn
Hai cuốn truyện trào phúng về điệp viên Không Không Thấy – một nhân vật hấp dẫn của Lê Văn Nghĩa – vừa rời bàn biên tập để đưa tới nhà in. Một luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác phẩm của anh cũng đang triển khai. Vậy mà Lê Văn Nghĩa không chờ được, đã vội ra đi…
Xem thêm
Để người với người mãi yêu nhau
Với Nguyên Hùng đây là tập thơ thứ sáu, với tôi lại là thi phẩm thứ hai được nhà thơ tặng sau “102 mảnh ghép văn nhân” mà tôi may mắn được tác giả cho góp mặt, dù lúc đó tôi chưa gặp người bạn văn chương này mà chỉ mới biết nhau qua Facebook.
Xem thêm
Sài Gòn ơi! Đau đáu một nỗi niềm
Rất nhiều “mĩ từ” dành cho Sài Gòn trong những ngày nơi đây trở thành tâm dịch Covid-19: “Sài Gòn đau”, “Sài Gòn bệnh”… riêng tôi lại cảm nhận một nỗi niềm lo lắng không yên, bởi nơi đó tôi có nhiều người thân thương ruột thịt, nhiều bạn bè và cả những người tôi không quen nhưng cảm nhận về sự thân thiện và cởi mở của “người Sài Gòn” đã khiến lòng mình đau đáu… Sáng nay, vẫn những con số, hôm qua và những ngày trước vẫn những con số, những hình ảnh, những khu phố giăng dây… Em tôi nói, em đã phải đi xét nghiệm đến mấy lần mỗi khi nơi em ở có người nhiễm bệnh Covid-19. Bất chợt bắt gặp bài thơ “Gửi Sài Gòn” của nhà thơ Từ Kế Tường, tôi như bắt gặp sự đồng cảm, nỗi niềm.
Xem thêm
Ðạo thơ hay dụng điển?
Lâu nay, “đạo” văn “đạo” thơ vẫn là một câu chuyện dài bất tận không có hồi kết. Những câu hỏi luôn được đặt ra là: Thế nào là “đạo” (văn, thơ)? Ðâu là giới hạn của việc sử dụng sáng tạo những thành quả của ng
Xem thêm
Văn chương: Ðạo và không đạo?
Những bức tường như số phận chúng ta, bài thơ sáng tác năm 2019 của Thanh Thảo (Viết và Đọc mùa Đông 2020), với lời đề từ bằng câu thơ của Nguyễn Thụy Kha Nhìn tường nhà chúng ta từng ở lở lói. Buồn lạ. Thi sĩ cảm hứng từ câu thơ của người khác, tạo ra một không khí những bức tường hữu hình và vô hình của đời mình, riêng mình. Bức tường thời gian, và giới hạn…
Xem thêm
Yêu như là biển nhớ một mùa trăng
Tôi biết đến thơ Nguyên Hùng thật tình cờ qua âm nhạc của Lê An Tuyên. Và thơ anh, cứ thế cuốn tôi đi, qua những bến bờ yêu như biển chiều gợi nhớ, tựa đêm trăng lấp lánh, sóng xôn xao...
Xem thêm
Trời triệu năm cứ xanh - Mây triệu năm cứ bạc
Thơ Nguyên Hùng đằm thắm và duyên.
Xem thêm
Nguyên Hùng với ‘108 đoản khúc thơ’ không rủ yêu mà ai cũng say đắm
Thơ bốn câu lời ít ý nhiều, sâu xa, có khi gây bất ngờ cho cảm xúc người đọc, đang được nhà thơ Nguyên Hùng khai thác triệt để.
Xem thêm
108 đoản khúc thơ Nguyên Hùng
Thơ là tiếng nói tình cảm, tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo
Xem thêm
Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh
Thực tế sáng tác thơ ca cho thấy, với một tác giả bất kỳ, tập thơ ra sau chưa hẳn đã vượt được “cái” ra trước.
Xem thêm
Dấu chân lục bát lần về nẻo yêu
Nếu ở ba tập trước Thơ Nguyên Hùng đa dạng với nhiều thể loại và được mở rộng với nhiều chủ đề từ tình yêu quê hương đất nước đến cảm thông với mỗi phận người đã từng quen thân,
Xem thêm
Bài thơ tôi yêu thích
Trước mùa nước đỏ sông Tiền, trước cuộc sống lam lũ vất vả của người dân nơi miệt đồng bằng Cửu Long, trái tim tác giả lại nhớ về một nơi xa lắm, nơi mà sông Hồng dâng trong ngực,
Xem thêm
Sóng không từ biển, sóng từ lòng anh
Tôi chưa gặp Nguyên Hùng, chỉ được đọc anh trên trang blog.
Xem thêm
Vẻ đẹp đàn bà trong thơ Trần Mai Hường
Mây mưa với chữ (NXB Hội Nhà văn, 2020) là tập thơ thứ 8 của nhà thơ Trần Mai Hường.
Xem thêm
Nồng ấm tình quê trong Tết lạnh xứ người
Tết này em có lạnh khôngHai mươi năm vẫn mùa đông xứ người
Xem thêm
Tình yêu mang phận cỏ và những khắc khoải tận cùng xanh
Đừng trôi nữa tình yêu mang phận cỏ nói cho cùng, là tập thơ của những khát vọng được níu giữ, được đáp đền.
Xem thêm
“Thế giới xô lệch” và những góc tiếp cận
Đến nay (2019) Thế giới xô lệch của nhà văn Bích Ngân đã xuất bản được 10 năm (tháng 12.2009
Xem thêm
Hoàng Quỳnh Anh: Viết về bạn bè, nhưng anh lại nói đúng con người mình!
Tôi biết Nguyên Hùng mới 3 năm. Nhưng như người ta nói: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”
Xem thêm
Sóng trong thơ Nguyên Hùng
Mời quý vị và các bạn đọc bài viết ngắn của nữ nhạc sĩ về tập thơ Sóng không từ biển là tập thơ cùng tên với ca khúc của Lê An Tuyên – Nguyên Hùng.
Xem thêm
Một số đặc điểm ngôn ngữ ca dao - dân ca Nam Bộ
Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân.
Xem thêm