TIN TỨC
icon bar

Sống mãi với hồn xuân

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-01-28 04:39:04
mail facebook google pos stwis
326 lượt xem

NGUYỄN THANH

Trong quan hệ giao tiếp nơi cơ quan, tư gia hoặc ở nơi công cộng ngoài xã hội, người ta có nhiều cách xử lý theo tập quán không giống nhau. Khi gặp gỡ tại các buổi lễ hội, tiệc tùng, sau cái bắt tay truyền thống, là những lời chào hỏi thông lệ.

Nhưng có một hiện thực trong quan hệ giao tiếp bằng ngôn ngữ thái độ có thể nên tránh là hay hơn. Đó là thói quen thường hay hỏi tuổi người trước mặt mình của đa phần quần chúng khi mới gặp nhau lần đầu. Đặc biệt, với nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ,… những người làm văn học nghệ thuật ở bình diện thượng tầng kiến trúc. Họ vốn thuộc đội ngũ những người làm công tác đặc biệt thuộc lĩnh vực phi vật thể nên ta nhìn và đánh giá họ không thể như với bao nhiêu người bình thường khác trong thiên hạ.

Nghệ sĩ chân chính hay những con người có tài năng và nhân cách đáng ngưỡng mộ thực ra không thể gọi là những người mãi mãi ở tuổi hai mươi. Vì mỗi người trong đời chỉ có một lần tuổi hai mươi và một thời thanh xuân kéo dài chỉ trong vài thập niên. Nếu trân trọng họ, ta nên nói là đó là những sống bất diệt với một hồn xuân, tức là những người bất tử vì sự nghiệp, tài năng và nhân cách của họ đối với đồng bào, quê hương và nhân loại. Do vậy, không cần thiết khi mới gặp nhau đã vội vàng hỏi họ về tuổi tác làm một điều mà người chẳng may bị vấn nạn sẽ đánh giá về sự trải đời và nhân cách của mình.

Tuổi tác đến tự nhiên với mỗi người trong đời chỉ là một con số khô khan, rất mực đời thường mà không một ai tránh được. Sinh lão bệnh tử là cái vòng tròn lượng giác lẩn quẩn theo một chu kỳ 360 độ mà ai cũng phải chịu: Khổng tử, Platon, Einstein, Nguyễn Du… Bao nhiêu vĩ nhân xuất

chúng, thiên tài lỗi lạc khác trên thế giới cũng ít khi sống hơn trăm tuổi huống chi gọi là sống mãi với tuổi hai mươi hay tuổi xuân!Trong môi trường công tác ở những nơi có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn nước ngoài đủ các loại quốc tịch, tôi đã chứng kiến không ít chuyện ngộ nghĩnh đáng buồn cười.

Tim Dodd, ông bạn Hoa Kỳ của tôi công tác tại một thư viện Đại học lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, một hôm đến trung tâm ngoại ngữ của tôi với một người bạn gái nhỏ tuổi đang bàng cháu nội mà anh vừa mới quen. Trong văn phòng làm việc của tôi bây giờ có tôi và Hiền, một cậu sinh viên đến xin ghi danh học khóa Tiếng Anh Xuất cảnh của tôi. Sau lời chào xã giao bằng tiếng Anh về sức khỏe, bốn người bắt đầu đi vào chuyện làm quen hỏi thăm nhau về chuyện riêng tây.

– Ông bao nhiêu tuổi? (How old are you?/ Quel âge avez-vous?). Hiền vui vẻ lanh lợi nhìn Tim buột miệng chỉ một câu.

Tim ở tuổi hưu lại là người lãng tử đó đây, ra vẻ dửng dưng làm lơ như không nghe và không trả lời Hiền. Nếu trải nghiệm và tế nhị về cách ứng xử, không ai mới vừa quen như trong trường hợp này lại đi hỏi về tuổi tác người đáng cha chú của mình đang đi chơi với người bạn gái tuổi còn quá nhỏ tuổi. Câu nói không cần thiết của Hiền vừa thể hiện sự hạn chế về số vốn hiểu biết về ngoại ngữ vừa ngô nghê, một cách gián tiếp đã cù lét vào nách ông bạn Tim: – Tim quả là thằng cha già dịch sao lại có cô bồ nhí đang tuổi cháu chắt của mình!

Cạnh nhà tôi, lại có một gia đình Việt kiều có bạn bè ngoại quốc theo về Việt Nam chơi không biết tiếng Việt. Mấy đứa nhỏ trong nhà cứ hồn nhiên vô tư đeo bám theo người bạn trẻ vừa phương xa mới về ở nhà mình mà lập lại câu hỏi về tuổi tác như một điệp khúc vì không biết câu nào khác hơn!

Đôi lúc, trong lúc tôi loay hoay làm linh tinh nhiều công việc khác nhau trước lề trường học của tôi thì cũng có cơ hội gặp những ông bạn lạ hoắc tính tình khá đặc biệt. Đang đi với người thân trên lề phố, trông tôi gầy ốm lại quá tuổi trung niên, ông ta bỗng dưng đang đi thì thong dong dừng lại. Ông nhìn trân trố vào mặt tôi, hỏi một cách vô tội vạ không khác nào cảnh sát hình sự tình nghi đối tượng phạm tội :

– Ông bao nhiêu tuổi rồi vậy? Mới gặp lần đầu, không quen biết gì nhau mà lại đi hỏi tuổi người lạ đáng tuổi cha chú mình thì quả thật là vô duyên!

Người ta cũng hay nhắc lại chuyện ông hoàng thơ tình Xuân Diệu trong một lần được mời nói chuyện về thơ*. Nhà thơ Xuân Diệu đi bình thơ ở một trường học tại một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú, nay thuộc Mê Linh, Hà Nội. Trong hành lang bên ngoài hội tường, những giáo viên yêu thơ vây lấy tác giả Thơ Thơ lừng danh giữa hành lang.

Một nữ giáo viên trẻ xinh đẹp chừng chưa đến tuổi trung niên hang ái đến gần thi sĩ Xuân Diệu:

– Thưa nhà thơ, năm nay nhà thơ bao nhiêu tuổi ạ ?

Xuân Diệu giật mình, nét mặt ngơ ngác, chân tình nhìn thẳng vào mặt đối tác:

– Trời ơi, em! Ai nỡ đi hỏi tuổi một nhà thơ! Nghệ sĩ luôn sống mãi với hồn xuân mà!

Sau đó phút chốc, một nam giáo viên ra vẻ chưa đến trung niên, lại gần thi sĩ ngây thơ:

– Thưa bác Xuân Diệu. Ba cháu đọc…

Tác giả Gửi hương cho gió trố mắt ngạc nhiên ngắt lời:

– ... Giời ôi! Lại gọi nhà thơ bằng bác. Bác gì, bác phó cối à… Hay là bác lát bụi tre... !

Ngẫm nghĩ lại, với người lịch lãm trải nghiệm cuộc đời, nhất là cư xử với văn nghệ sĩ, ít ai đặt vấn đề tuổi tác trong quá trình tác giả còn hình thành tốt tác phẩm văn học nghệ thuật. Có khi tài không đợi tuổi, nhưng không phải lúc nào cũng “gừng càng già càng cay”. Trên con đường vươn lên tới tiêu chí “Chân-Thiện- Mỹ” cao đẹp của thế giới nghệ thuật thanh cao, người làm công tác văn nghệ cố giữ sao cho ngoài kiến thức tài năng là tâm hồn phong phú, tấm lòng trong sáng và khả năng của người nghệ sĩ. Với hồn xuân đích thực đọng mãi ở nghệ sĩ như một nhà thơ đã nói: Anh mãi là mùa xanh xưa (Quang Dũng), tài năng và nhân cách của người cầm bút, cầm cọ, ôm đàn…khi còn mãi kết tinh được những danh tác nghệ thuật. Đó là tác phẩm bậc thầy (master - piece) mang tính kinh điển, có giá trị thực sự về nội dung nghệ thuật vượt không gian thời gian và mang tính nhân văn bất diệt, khả dĩ lưu lại cho muôn đời sau.

Giao thoa văn hóa

Lớp văn nghệ sỹ học trường Tây ít nhiều bị ảnh hưởng văn hóa phương tây; chỉ trọng ý kiến đúng, không trọng ý kiến người cao tuổi. Vả lại, đại từ của họ không phân biệt tuổi tác, giới tính như "I" - "You", "Toa - Moa"... Phương Tây cho rằng hỏi tuổi là khiếm nhã.

Việt Nam bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ, vốn coi trọng người già, coi người sống lâu là vinh hạnh, tiếng nói người lớn tuổi được lắng nghe, thấu hiểu và được đánh giá cao về hình thức, nhưng nói sai, con cháu bỏ qua và không làm theo.

Mặt khác do đại từ nhân xưng Việt Nam kèm phân biệt tuổi tác, giới tính nên phải hỏi tuổi để xưng hô đúng, tránh phạm vào lỗi thiếu giáo dục do không tôn kính người lớn tuổi hơn mình.

Việc một vài người áp dụng văn hóa không phù hợp với thực tế xưng hô chỉ là lỗi tư duy mong muốn dùng ảnh hưởng của mình đem cái hay nơi này ghép vào nơi kia. Họ không hiểu rằng, chính phương tây rất chú trọng hỗ trợ người già và đó là biểu hiện phân biệt tuổi tác...

Do đó, các cụ đã lo xa khi dạy con cháu: "NHẬP GIA phải TÙY TỤC".

26.01.2024

* Theo Giai thoại Văn học – NXB Văn hóa Dân tộc

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa - Truyện ngắn Nguyễn Xuân Vượng
Một câu chuyện xúc động về tình yêu thời chiến
Xem thêm
Nhớ bác sĩ khả kính
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
Xem thêm
Bềnh bồng chợ nổi thị trấn Cầm Thi
Miền đất mới phương Nam khu biệt ở vùng Tây Nam bộ với sông ngòi giăng mắc chằng chịt như một mảng lưới kênh rạch sông nước ngút ngàn.
Xem thêm
Con đường của Hạ - Truyện ngắn giải nhất của Phương Trà
Tại cuộc thi “Sáng tác văn học về công nhân, công đoàn”, nhà văn Phương Trà đã đoạt giải Nhất thể loại truyện ngắn với tác phẩm “Con đường của Hạ”
Xem thêm
Đất nước mùa xuân || Tùy bút của Nguyễn Thanh
Hằng năm, không phải đợi đến hoa đào hoa mai đua nhau khoe sắc hay đàn chim én lũ lượt ríu rít bay về trong làn gió đông se lạnh, Nàng Xuân rực rỡ vẫn hiện diện bốn mùa trong trời đất như một biểu tượng cho tuổi thanh xuân sung mãn
Xem thêm
Mùa nước nổi quê tôi | Ký của Nguyễn Thanh
Đồng quê biển nước mênh mang/ Hoa điên điển nở, mười phương mai vàng.
Xem thêm
Ám ảnh | Ký của LS Nguyễn Minh Tâm
Trích từ tập ký PHẬN NGƯỜI của Ls Nguyễn Minh Tâm
Xem thêm
Nhà không có đàn ông
Truyện ngắn của Đào Phương Lan
Xem thêm
Khi đã vượt giới hạn
Bài viết của Kiều Bích Hậu về quán ăn từ thiện Mãn Tự chay
Xem thêm
“Hoa đào năm ấy” và chùm thơ Lạng Sơn tháng 2/1979 của Nguyễn Duy
Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng! / lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thuở nào
Xem thêm
Ân tình xứ Nghệ
Bài của Phạm Thùy Vinh, Tổng biên tập Tạp chí Sông Lam
Xem thêm
Mùa xuân của làng | Bút ký của Nguyễn Trường
Bài đăng Văn nghệ số Tết dương lịch (số 1, ngày 7/1/2023)
Xem thêm
Đồi Phượng Hoàng | Truyện ngắn của Nguyễn Trường
Đồi Phượng Hoàng - truyện đăng Văn nghệ số 37+38
Xem thêm
Những tay chơi Hà Thành
Ký của TS Hoàng Quỳnh Anh
Xem thêm
Quà tặng tương lai | Truyện ngắn Nguyễn Trường
Giải nhất Cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 2015-2017
Xem thêm
Hoa mua tím Truông Bồn
Bài viết của nhà thơ Bùi Sỹ Hoa, Nguyên Tổng biên tập Báo Nghệ An
Xem thêm