TIN TỨC
icon bar

Quê hương và biển hòa quyện trong nhau

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2024-09-01 20:00:51
mail facebook google pos stwis
976 lượt xem

VỀ THƠ NGUYÊN HÙNG
(Mời click vào dòng chữ trên để truy cập chuyên mục)

TRẦN QUANG KHÁNH
(Đọc “Trăm khúc hát một chữ duyên” của Nguyên Hùng)

Tôi đọc thơ Nguyên Hùng trong những ngày Covid hoành hành dữ dội - đọc trên facebook. Lúc đó tôi chưa hề gặp anh, nhưng chính qua những bài thơ và ca khúc phổ nhạc thơ của anh mà trở thành quen thân từ bao giờ.

Những bài thơ mà anh đặt vào trong ”108 đoản khúc thơ” đã lôi cuốn tôi buổi đầu. Và cho đến khi có trong tay tập thơ nhạc chọn lọc “Trăm khúc hát một chữ duyên” của anh thì tôi thấy những cảm nhận về thơ anh từ ban đầu không đổi.

Thơ của Nguyên Hùng mở ra với không gian rộng, đề tài phong phú nhưng với tôi vẫn là tiếng lòng hướng về quê hương nơi anh sinh ra. Thơ anh gắn chặt với biển với dòng sông và từ đó cất lên giai điệu của thơ.

Biển trong thơ Nguyên Hùng không dữ dội, không có sóng gào thét, không có những cơn cuồng phong. Thơ viết về biển của anh là kí ức của người con mong đợi cánh buồm xa của người cha trở về sau chuyến hành trình bươn chải trên đại dương. Anh không phải là người ở trên những chuyến đi xa đầy lãng mạn nhưng cũng đầy hiểm nguy ấy. Cũng chính vì vậy biển trong thơ anh phảng phất, lồng lộng cụ thể và cũng thật mơ hồ như phủ một lớp màu của thi ca mơ-thực.

“Biển triệu năm cứ xanh

Mây triệu năm cứ bạc”

             (Ngàn năm anh và em)

Và:

  “Biển thắp sáng tuổi thơ đầy mơ ước

  Lớn khôn rồi lại khát thuở thần tiên”

               (Cho biển mãi xanh)

Biển trong thơ Nguyên Hùng không đóng khuôn trong một khái niệm, hình ảnh mặc định. Mà ngược lại nó luôn là một hình ảnh chứa đựng cảm xúc luôn biến động, lan tỏa. Chính cảm xúc của anh biến đổi không ngừng, rực cháy không ngừng đã làm cho hồn biển “chòng chành”, ”dâng trào lên mãi”:

“Biển ngủ rồi

ta chưa hết chòng chành

Con sóng giữa lòng ta cứ dâng trào lên mãi

Thuyền buông neo

Người nằm im trên bãi

Mà cánh buồm tình ái vẫn ra khơi…”

                   (Cánh buồm tình ái)

Không có “não bạt bằng vàng” như ý nào nhốt nổi trái tim của con người trong đó có thi sĩ Nguyên Hùng.

Tình yêu quê hương gắn với hình ảnh biển rất cụ thể trong thơ Nguyên Hùng có lúc được khái quát, vươn lên một tầm cao mới trong kích cỡ cảm xúc và tư tưởng

"Biển với ta không thể chia rời

Là phên giậu, là dầu, là tôm cá

Những kẻ nào đang lấn từng bãi đá

Biển hãy dồn sóng dữ cuốn chúng đi”

                     (Cho biển mãi xanh)

Quê hương và biển hòa quyện trong nhau. Có lúc quê hương hiện ra trong từng con sóng, cánh buồm, hình ảnh người dân ăn sóng nói gió hào hùng bi tráng. Nhưng có lúc là sự kết tinh trong những bông hoa rất đỗi bình thường mà người ta ít chú ý và hay lãng quên. Hình ảnh hoa khoai lang bên bờ biển Đông dữ dội và bình yên sao mà ấn tượng, ám ảnh vậy!

Hình ảnh này đã được nhạc sĩ Lê An Tuyên đưa vào ca khúc thật thăng hoa, gọi bao cảm xúc của người con xứ Nghệ nói riêng đang ở nơi nào đấy góc bể chân trời nhớ về tuổi thơ, nhớ về ngày đói khát, buồn thương và hy vọng trong quá khứ.

“Những luống khoai nở bùng hoa trắng

Biển sóng lô xô ru đảo cát vàng”

Một loài hoa thật độc đáo. Hoa nở không phải để cắm vào bình hay gói thành bó bọc trong giấy hồng để trao tặng mà đây là những bông hoa gửi đến những đứa trẻ nghèo, những người dân quê một một nắng hai sương một nguồn sống.

“Thương hoa khoai khiêm nhường trên cát

Tím lặng thầm cho củ ngọt lớn lên”

Và cũng chính vì thế chúng ta không có gì ngỡ ngàng khi người trai miền biển xứ Nghệ nghèo dù được du học nơi trời Tây, được gặp nhiều loài hoa sặc sỡ, quý lạ nhưng không làm phai đi hình ảnh hoa khoai quê hương.

“Tự nhận mình một cánh hoa lang

Em thuở ấy hồn nhiên đến thế

Em trong sáng và hoa quê bình dị

Cứ lặng thầm…

Gieo hạt nhớ trong tôi!”

             (Lặng thầm một loài hoa)

Cái hạt nhớ ấy được ủ ấm trong tình yêu quê hương và đã nảy mầm xanh, kết mật trong cuộc đời và thơ của TS Thủy công, thi sĩ Nguyên Hùng!
 

LẶNG THẦM HOA QUÊ
Nhạc: Lê An Tuyên
Lời: Nguyên Hùng
Thể hiện: Hoàng Viết Danh
Dựng clip: Hoàng Xuyên


 

TP. Hồ Chí Minh, 21/8/2024.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Luẩn quẩn giữa yêu và đau
Anh nói về niềm tin, em nói về hoài nghi/ hai phía nối dài trên định mệnh ta đi
Xem thêm
Vũ Quần Phương với thơ hay
Trong số những nhà thơ kể trên, thì Vũ Quần Phương là người viết nhiều lời bình hơn cả, ở đây có bình tác giả, bình tập thơ và đặc biệt là bình các bài thơ hay, như là một đơn vị cơ bản trong sản xuất và tiêu dùng thơ.
Xem thêm
Một phía của đời - Giữa hữu hạn và vô hạn
Về tập thơ Một Phía của Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Đặc sắc của Khuất Quang Thụy
Bài viết của Nguyên An và thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
Một phía nhìn từ nhiều phía
Vừa mới sáng nay, tôi tình cờ đọc được bài viết “Một phía nhìn từ nhiều phía” của Dương Kỳ Anh trên website báo Văn nghệ Công an, thì cách đây chục phút lại đọc được tin dữ qua FB nhà thơ Hữu Việt về sự qua đời thật đột ngột của nhà thơ, cựu TBT báo Tiền Phong.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Tấn Phát - người tìm lại tình đời
Bài viết về tiểu thuyết “Hoàng hôn lóng lánh”
Xem thêm
Nhịp cầu kết nối – Khi Nguyễn Trường dẫn lối độc giả
Bài đăng website Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống
Xem thêm
“Thơ như tôi hiểu” - Một góc nhìn mới về ngôn ngữ thơ
Về cuốn sách “Thơ như tôi hiểu của Lê Xuân Lâm”
Xem thêm
Hồ Thế Hà đường thơ tối giản
Nguồn: Đỗ Lai Thúy/Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 11/2024
Xem thêm
Đôi khi với các nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã và Dung Thị Vân
Đọc tám câu lục bát của nhà thơ Nguyên Hùng do nhà thơ Dung Thị Vân chép tay, tôi không khỏi giật mình...
Xem thêm
"Những câu thơ thật thà tuột run qua tim”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội
Xem thêm
Nhà văn Như Bình và Sự im lặng biếc xanh
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành trên Dân Trí
Xem thêm
Nghệ thuật ký họa chân dung bằng thơ của Nguyên Hùng
Bài viết công phu của PGS-TS Hồ Thế Hà
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Bài của nhà văn Kao Sơn trên Văn nghệ Công an
Xem thêm