Ngôn ngữ-Lý luận - Phê bình
Sau bã bời sống và yêu, “sầu não như điên/ nước mắt rơi như điên” (Nàng bò cái), Như Bình cũng đi đến được trạng thái tự cân bằng, nhờ học theo cách của bầu trời: “bầu trời triệu năm đã thiền bên mây trắng/ bọc ối thiền mặc kệ bão ngàn xa” (Những đám mây thiền bên cửa sổ máy bay); “thở vào thở ra tan biến/ hóa em một thanh âm lành” (Thiền 3).
Không riêng bạn đọc mà nhiều nhà nghiên cứu văn học như PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh, nhà thơ "cây đa cây đề" Hoàng Vũ Thuật, các nhà thơ thành danh khác như Vương Tâm, Đặng Huy Giang đều ngỡ ngàng khi nhà văn Như Bình công bố thơ.
Những năm trước khá lâu, tôi đọc Như Bình trong trại viết văn Cửa Tùng. Cây bút trẻ giàu năng lượng, đầy hy vọng. Lòng thầm ước một ngày nào đó sẽ là cây xanh của vườn văn học. Như Bình viết truyện ngắn. Những truyện đầu tay của chị là cơn giông tố đầu đời. Bẵng mấy chục năm sau, bên cạnh gia tài văn xuôi của chị còn có thơ. Có phải chỉ có thơ mới giải phóng năng lượng trong con người hiền hậu và trầm tư này chăng? Đây là quan niệm sống đồng thời là tâm cảm của chị:
Trong bài viết ngắn này, tôi muốn đồng cảm và tiếp nhận tập Ký hoạ thơ (81 chân dung văn học) của Nguyên Hùng do Nxb Hội Nhà văn ấn hành năm 2024 để tìm hiểu và khẳng định sự thành công của anh qua nghệ thuật ký họa/ khắc hoạ chân dung văn học bằng thơ của một nhà thơ đối với thi hữu và văn hữu một cách chân thành, trách nhiệm và nhân ái.
Hai lần với hai tác phẩm có thể coi là giống nhau cả về Chủ đề, Mục đích và Nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt. HAI TRONG MỘT - Sẽ là khó nếu như non tay với cảm giác trùng lặp. Nhưng Nguyên Hùng đã vượt qua. Anh viết cẩn trọng hơn và dùng từ “ký họa”. Vẫn là chân dung nhưng ở dạng ký họa.
NGUYÊN là linh khí non Hồng
HÙNG văn xứ Nghệ soi dòng sông Lam
"Cánh buồm thao thức" trời Nam
"Sóng không từ biển" dạo thầm khúc duyên...
Tiếng thơ của Như Bình là tiếng thơ của một người phụ nữ đẹp, một giọng điệu mê đắm cuồng si, đa tình, mãnh liệt nhưng lại thẳm vào trong với bao trăn trở day dứt của thế giới nội tâm.
Chữ duyên - cội nguồn “Trăm khúc hát” và nhiều thi phẩm khác của Nguyên Hùng - chính là sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với vùng quê tuy gian khó nhưng đầy ắp tình người, giàu truyền thống cách mạng và thi ca; là lòng yêu thương vô bờ của tác giả đối với gia đình, những người xung quanh và cuộc đời này; là khát vọng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ cao đẹp để góp phần tô thắm cho đời…
Thơ lồng trong thơ. Đời đằm trong thơ. Nhà thơ ngậm ngùi ngồi trong thơ hay cái đẹp tôn vinh cái đẹp. Dùng thơ vẽ “hồn thơ”. Dùng thơ vẽ “đời thơ”. Dùng thơ vẽ số phận của nhà thơ cho “nên thơ”.
Nguyên Hùng sinh ra ở cửa biển của dòng sông Lam – phường Nghi Hải thị xã Cửa Lò (trước đây thuộc huyện Nghi Lộc), tỉnh Nghệ An. Anh là dân kỹ thuật, là Tiến sĩ Thủy công tu nghiệp ở Nga và đã gắn bó với nhiều công trình khắp đất nước. Nhưng ở trong anh luôn có một khoảng tâm hồn dành cho thơ ca mà càng về cuối đời càng phát lộ.