TIN TỨC
icon bar

Hồn của đất

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2021-08-25 13:45:48
mail facebook google pos stwis
3901 lượt xem

LÊ HOÀNG KHA
 

Ngoài đầu ngõ, có tiếng chó sủa. Dáng hai người đàn ông trạc ngoài ba mươi tuổi, ăn mặc khá chỉnh tề đang đi về hướng nhà ông Tư. Ba tôi đang ngồi uống trà, chợt quay sang nói với má tôi với cái giọng khàn khàn:

  • Người ta giao tiền đất, cho nhà chú Tư.

Má tôi ngồi bên hông cánh cửa chái bếp sau hè, đang gọt mấy trái mướp. Vội ngước lên nhìn, rồi hỏi với cái vẻ đầy ngạc nhiên:

  •  Chú Tư bán đất nhiều không mình?

Ba tôi đưa ly trà vừa mới rót uống một ngụm, rồi đưa mắt về hướng nhà ông Tư.

Ba tôi nói:

  • Bán hết thảy, rồi bà nó ơi!

Câu nói của ba như thể nghẹn lại ở cổ, má tôi không nói thêm chi. Rồi quay sang gọt tiếp trái mướp còn dang dở, để nấu với mấy con tép đồng mà ba tôi đặt lợp ngoài mương.

Ở cái vùng nông thôn xa xôi này, cả mấy đời người đều làm nông trồng lúa. Tôi nghĩ bụng: “Bán hết đất, họ làm gì để sống? Rồi họ còn gì, để mà níu giữ quê hương này chứ !”

Sau cơn mưa dầm giờ chiều, trời cũng đã bắt đầu tối lem nhem. Tiếng ếch nhái, bù tọt, ểnh ương, v.v... đồng thanh như một ban nhạc hòa tấu, kêu rang ngoài sau vườn.

Phía ngoài bờ rào, có dáng ông già vừa đi vừa nói vọng vào:

  • Thằng Sáu cơm nước gì chưa?

Ba tôi bước ra mở cửa rào, rồi nói:

  • Dạ ăn rồi chú Tư, con tính tí nữa đi soi mấy con ếch. Hồi chiều mưa lớn tụi nó kêu quá xá, chú Tư vào uống nước.

Phảng phất ánh đèn lờ mờ rọi ra giữa sân, là mái tóc bạc trắng xoá. Dáng lưng còng mà bước chân thì chậm rãi, của ông già chân lấm tay bùn khó nhọc. Cả mấy đời nay, nhà ông đều làm nông trồng lúa. Nhưng có lẽ, hết đời của ông thì chẳng còn cái cày với con trâu. Bởi đến thời con trai ông, thì đã rũ bỏ hết sình lầy mà mang giày da, áo sơ mi bóng loáng. Chứ đâu như cái thời của ông, chân đất phèn đến tận đầu gối.

Hồi đó, tụi con nít trong xóm hay xúm lại nhà ông Tư, để nghe kể sự tích huyền bí vùng đất xưa. Rồi cả cái chuyện khai hoang mở cõi, thu nạp được dãy đất màu mỡ phương Nam.

“Rừng thiêng nước độc thú bầy

Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”

Hay câu:

“Tới đây sứ sở lạ lùng

Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê”

“Mênh mông trời nước một màu

Nhóc nhen kêu rộ bắt xàu ruột gan.”

Tụi nhỏ thích lắm, chăm chú nghe ông kể hết chuyện này rồi đến chuyện nọ. Có khi trời tối mịt, mà chúng nó chẳng chịu về nhà cơm nước gì cả. Vì hồi đó làm gì có ti vi, mà điện thì chưa kéo về làng, toàn là dùng đèn dầu hoả để thắp sáng đấy chứ.

Chợt ba tôi hỏi:

  • Khi nào chú đi ?

Ông Tư nhìn ra hướng cửa trời tối đen như mực, có chút suy tư làm cho nếp nhăn càng lúc càng hiện rõ và hằn lên trên khuôn mặt khắc khổ, của người đàn ông đã tầm bảy mươi.

  • Sáu à! Chắc là tháng sau đó con.

Ba tôi đáp lời:

  • Dạ!

Ba tôi ngồi vấn điếu thuốc rê, mà lòng thấy buồn dữ lắm. Bởi ông Tư là hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, cũng là người chú ở vùng đất này gần cả một đời người. Vậy mà giờ lại đi xa, buồn nhiều lắm chứ. Như là đang sắp mất mát một thứ gì đó, rất quan trọng của cái làng quê này.

Nghe ba tôi kể, không phải ông Tư muốn bán đất. Mà là do chú hai Tân, người con trai độc nhất của ông. Bà Tư thì mất sớm, nên một mình ông ở dậy nuôi chú Tân ăn học nên người. Giờ thì chú sống ở Sài Gòn, nghe đâu đã có vợ và hai con. Do vợ chú là người Sài Gòn nên không muốn về quê sống, nên chú cũng không về mà ở trên đó luôn. Ông Tư thì nhớ con nhớ cháu ở xa, ở dưới quê thì cứ một mình lủi thủi ra vào không ai chăm sóc nhìn ông tội lắm.

Không biết mấy năm nay, chú hai Tân làm ăn như thế nào mà về kêu ông bán đất vội. Lúc đầu ông Tư không đồng ý, chú Hai nói miết rồi ông cũng xiêu lòng cho bán. Chỉ để lại miếng đất nhỏ hương khói cho ông bà, còn lại bán hết thảy. Lần này, chú Hai về rước ông Tư lên Sài Gòn để tiện bề chăm sóc.

Ông Tư quý đất như mạng sống của mình, vì mảnh đất này được ông bà tổ tiên khai khẩn khó nhọc. Mà giờ bán đi, thì ông lại thấy có tội. Bởi phận con cháu không biết giữ đất, thương con nên ông nhắm mắt cho chú Tân bán đi. Chắc trong tâm can ông Tư là người đau khổ nhất, chứ có vui sướng được chi. Mà sao nói ra được, biết tỏ tường cùng ai nữa. Cũng chỉ vì thương con, thương cháu mà rời đi. Nếu đất có linh hồn thì cũng sẽ bật khóc thành tiếng, bởi lẽ người đã khoác áo bỏ đất mà đi.

Lúc tôi về lại nhà, ông Tư đã đi rồi. Nghe ba tôi kể, hôm đó ông Tư với chú Tân ra mộ thắp nhang cho bà Tư. Ông Tư đã khóc nhiều lắm, khóc vì giờ phải bỏ bà nằm một mình ở đây, khóc là mình không thể giữ được mảnh đất năm xưa, khóc là sắp xa cái nơi đã gắn bó hơn nữa đời người. Nghe tiếng ếch nhái kêu chiều, làm người ta thêm sầu lắm chứ.

Vậy là ông Tư đã đi thật rồi, đi xa cái làng làm nông trồng lúa và đất cũng đã bán thật.

Có lần, ba tôi dặn:

  • Đất là tài sản vô giá, bởi trong đất có cả mồ hôi, nước mắt và cả máu mới có được. Hứa với ba, nhất định không được bán đất nghen con!

Tôi hiểu được nỗi lòng của ba, ông bà xưa đã dành cả đời để khai khẩn đất hoang. Chỉ mong sau này có mảnh đất, để con cháu có cái mà cất nhà an cư, làm nông mà mưu sinh. Không phải chịu cảnh tha hương xứ người, mà chạnh lòng nghe câu “Không tấc đất cắm dùi”. Không phải riêng câu chuyện của gia đình ông Tư, mà giờ thấy người ta cắm bảng gỗ, để dòng chữ nguệch ngoạc bán đất khắp nơi. Tôi lại nhớ câu “Tấc đất tấc vàng”, đúng là đất quý như vàng bốn số chín. Chuyện đó tôi không dám bàn tán quá lời, nhưng cốt lõi để hiểu được tường tận về đất. Thì chúng ta nên nhớ về cội nguồn mở cõi, bởi trong đất có cả linh hồn của tổ tiên ta. Máu của ông bà đã đổ xuống cho từng tấc đất quê hương, da thịt và xương cốt của người đã hóa tro tàn trở về với đất mẹ. Phải chăng, đất muôn đời nay còn quý hơn cả vàng thỏi. Bậc tiền nhân đã có công khai khẩn, thì phận con cháu phải cố mà giữ lời thề sắt son với đất. Bởi đó là lẽ đúng đắn, phải sống trọn nghĩa ân tình với đất, với quê hương xứ sở.

Đất thở như lòng ta thở

Lỡ mai đi rồi, đất thở mình ên

Lênh đênh biệt xứ trôi dòng

Mà nghe chuyện kể, hai dòng lệ tuôn.”

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Chiếc nóp quê hương
Tùy bút của NGUYỄN THANH, Nguyên Tổng thư ký Hội Văn nghệ Giải phóng TP Cần Thơ, thuộc Liên hiệp Các Hội VHNT TP Cần Thơ.
Xem thêm
Thư pháp của thầy giáo Lê Nhân
Thầy giáo Lê Nhân dạy toán đã nhiều năm. Đã xác lập được uy tín của mình trong sự nghiệp giáo dục, ít nhất ở địa phương. Con người đó về việc rèn nghề, khỏi cần bàn tới: chỉn chu, thấu đáo và chuyên sâu.
Xem thêm
Tử tế – Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Khi anh tỉnh dậy thì trời đã sáng hẳn. Anh gọi nàng nhưng không có ai trả lời. Anh gọi điện xuống lễ tân khách sạn thì được biết nàng đã đi từ tờ mờ sáng và tiền phòng nàng cũng đã thanh toán.
Xem thêm
Đừng quay lưng với những dòng sông
Bài đăng VietNamNet (Cuộc thi Chuyện của những dòng sông)
Xem thêm
Tiếng nói nhà văn: Chợ nổi đang có nguy cơ… chìm
Bài đăng Tuần báo Văn nghệ số ra ngày 01/6/2024
Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa - Truyện ngắn Nguyễn Xuân Vượng
Một câu chuyện xúc động về tình yêu thời chiến
Xem thêm
Nhớ bác sĩ khả kính
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
Xem thêm
Sống mãi với hồn xuân
Tạp bút của Nguyễn Thanh
Xem thêm
Bềnh bồng chợ nổi thị trấn Cầm Thi
Miền đất mới phương Nam khu biệt ở vùng Tây Nam bộ với sông ngòi giăng mắc chằng chịt như một mảng lưới kênh rạch sông nước ngút ngàn.
Xem thêm
Con đường của Hạ - Truyện ngắn giải nhất của Phương Trà
Tại cuộc thi “Sáng tác văn học về công nhân, công đoàn”, nhà văn Phương Trà đã đoạt giải Nhất thể loại truyện ngắn với tác phẩm “Con đường của Hạ”
Xem thêm
Đất nước mùa xuân || Tùy bút của Nguyễn Thanh
Hằng năm, không phải đợi đến hoa đào hoa mai đua nhau khoe sắc hay đàn chim én lũ lượt ríu rít bay về trong làn gió đông se lạnh, Nàng Xuân rực rỡ vẫn hiện diện bốn mùa trong trời đất như một biểu tượng cho tuổi thanh xuân sung mãn
Xem thêm
Mùa nước nổi quê tôi | Ký của Nguyễn Thanh
Đồng quê biển nước mênh mang/ Hoa điên điển nở, mười phương mai vàng.
Xem thêm
Ám ảnh | Ký của LS Nguyễn Minh Tâm
Trích từ tập ký PHẬN NGƯỜI của Ls Nguyễn Minh Tâm
Xem thêm
Nhà không có đàn ông
Truyện ngắn của Đào Phương Lan
Xem thêm