TIN TỨC
icon bar

Người mẹ sinh đẻ hai lần một đứa con

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2022-08-11 16:55:41
mail facebook google pos stwis
3873 lượt xem

Cuộc thi VIẾT VỀ MẸ “Đố ai đếm được lá rừng” do Công ty CP Ngôi Nhà Chào Buổi Sáng (GMH) đã thu hút được nhiều thí sinh tham gia, trong đó có một số lượng đáng kể các nhà thơ ở khu vực phía Nam. Cuộc thi đã khép lại sau 3 tháng phát động và kết quả đã được Ban tổ chức công bố sáng 01/10/2021. Theo đó, phần đông chủ nhân các giải thưởng là… hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, những người đã hăng hái tham gia cuộc thi từ rất sớm với nhiều tác phẩm có chất lượng. Trang Cánh buồm thao thức xin trân trọng giới thiệu bài thi đoạt giải Nhất hạng mục Văn xuôi, một câu chuyện cảm động về Tình Mẹ. Xin chúc mừng tác giả, Đại tá bác sĩ - Thầy thuốc ưu tú Phạm Đình Phú.

PHẠM ĐÌNH PHÚ

Tháng 10 – 1995, sau khi tốt nghiệp “bác sĩ nội trú”, ngành ngoại khoa, Lê Đức Bảo được điều về Khoa Ngoại bụng, Bệnh viện đa khoa Huế công tác. Với gần mười năm say mê, miệt mài, trách nhiệm, anh hoàn thành xuất sắc mọi công việc được giao. Khiêm tốn học hỏi, nỗ lực phấn đấu, vượt qua chính mình, bác sĩ Đức Bảo để lại dấu ấn đẹp trên từng ca mổ, trên từng trang bệnh án, với bốn đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị.

So với bác sĩ cùng trang lứa, Đức Bảo vượt trội về mọi mặt, nhất là tay nghề, sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ - Anh - Pháp. Anh là niềm tin yêu, tự hào của bệnh viện. Năm 2005, Ban giám đốc quyết định cử Đức Bảo sang Pháp, nơi có chuyên gia hàng đầu thế giới, học mổ nội soi ổ bụng.

Với anh, đó là “thời gian vàng”, ngờ ngợ trong mơ. Vốn là con nhà nghèo khó, hiếu học, cầu thị, anh chạy đua với thời gian, dồn tất cả tâm trí, sức khỏe, niềm tin cho việc học điều hay, cái mới. Đức Bảo không chỉ học phẫu thuật nội soi ổ bụng, mà còn xin giáo sư Proye cho học thêm mổ tuyến giáp, theo phương pháp mở. Mãn khóa, anh trở về Việt Nam, để lại trong lòng các giáo sư nhiều ấn tượng, lời khen và niềm tin yêu đặc biệt.

Tiếng lành đồn xa. Ban giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương nắm bắt thông tin, nhanh tay gửi công văn xin Đức Bảo về viện. Năm 2010, sau khi làm quen, nhập cuộc cùng đồng nghiệp mới, anh trình bày ý tưởng, kế hoạch và quyết tâm, xin Ban giám đốc triển khai chương trình mổ tuyến giáp, theo phương pháp cổ điển kiểu Pháp. Đó cũng là cơ sở tiền đề thực tiễn khoa học, giúp bệnh viện phát triển nhanh, mạnh dạn tiếp cận kỹ thuật mới sau này.

Từ nhu cầu phẫu thuật bệnh tuyến giáp, rất phổ biến ở Việt Nam, cùng vốn kiến thức học được ở Pháp, bác sĩ Đức Bảo đã sáng tạo ra cách mổ nội soi tuyến giáp, thành công mỹ mãn, không để lại sai sót gì. Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng phẫu thuật nội soi, điều trị một số bệnh lý tuyến giáp” đạt loại xuất sắc. Anh nhận bằng tiến sĩ tại Học viện Quân y. Đây cũng là đề tài được vinh danh là một trong những thành tựu của ngành y tế.

Với ý chí quyết tâm, nghị lực phi thường, chưa bằng lòng với hiện tại, tiến sỹ Đức Bảo vẫn miệt mài, say mê khám phá, không ngừng cải tiến kỹ thuật tiếp thu được ở Pháp. Bác sĩ không sử dụng kỹ thuật kẹp, cắt, khâu truyền thống, khi phẫu thuật tuyến giáp, mà dùng dao điện, dao cắt đốt siêu âm. Với phương pháp này, bệnh nhân mất máu ít, rút ngắn thời gian mổ, thời gian điều trị, giảm tối đa chi phí và mang lại hiệu quả cao, an toàn. Đặc biệt, để lại vết sẹo nhỏ, kín đáo, khó nhìn thấy, đạt tính thẩm mỹ cao – nhất là với các bà, các chị em, cô gái xinh đẹp. Kỹ thuật này cũng là niềm tự hào, thế mạnh của y học Việt Nam lúc bấy giờ. Với tiến sỹ - bác sỹ Đức Bảo, là niềm vinh dự - được bạn bè đồng nghiệp tin yêu, tâm phục, khẩu phục, vinh danh “bàn tay vàng” của họ.

Sau này, được phép của Bộ Y tế, tiến sĩ Đức Bảo bắt đầu chuyển giao, đào tạo cho các đồng nghiệp, trong và ngoài nước ở Đông Nam Á, mở ra hướng mới trong chương trình điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Đến nay, hơn bốn chục bệnh viện ở Việt Nam và Đông Nam Á đã được chuyển giao, huấn luyện hoàn chỉnh. Thú vị hơn, cái mới cái hay trong khoa học kỹ thuật, được đồng nghiệp trân quý, nhân rộng. Họ đã tích cực triển khai thành công, gần bảy trăm bệnh nhân bằng phương pháp phẫu thuật ưu việt mang dấu ấn Lê Đức Bảo. Đánh giá chung từ các chuyên gia ngoại khoa, kỹ thuật mổ này, xứng tầm khu vực và thế giới, nhưng chi phí chưa bằng 1/2 so với các nước châu Á. Một ca cắt thùy tuyến giáp tại Hàn Quốc, với chi phí 800 – 1000 USD. Tại Bệnh viện Nội tiết trung ương, chỉ với 300 – 400 USD. Ai cũng nhìn thấy, đường mổ từ nách, hay ngực chỉ dài 0,5 – 1cm, thẩm mỹ hơn nhiều. (Vết mổ theo phương pháp cũ dài 8-12cm ở trước cổ). Bệnh viện cũng không cần trang bị thêm bộ phẫu riêng biệt, chỉ cần sử dụng bộ mổ nội soi ổ bụng thông thường, vẫn đạt được tiêu chí : nhanh, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm…

Tài - đức và cống hiến của tiến sỹ bác sỹ Đức Bảo được ghi nhận. Với những phần thưởng cao quý: danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú, bằng khen của Thủ tướng, huân chương lao động, là một trong các nhà khoa học Việt Nam tiêu biểu được Bộ Khoa học công nghệ tôn vinh. Nhưng còn đó - một phần thưởng cao quý hơn, lung linh hơn, máu thịt hơn, Đức Bảo sẽ “bật mý” trong một thời khắc đặc biệt nhất, trọng đại nhất.

Trên bục danh dự, trước hơn 300 đại biểu, khách mời, lãnh đạo các ngành, các cấp và đông đảo đồng nghiệp thân yêu, trân quý, Đức Bảo đưa ánh mắt tươi ngời, lấp lánh niềm tự hào về phía mẹ anh:

- Dạ, con xin phép, và kính mời mẹ đứng dậy một lúc ạ! Kính thưa mẹ! Kính thưa các các vị đại biểu và đồng nghiệp yêu quý! Vinh dự và niềm tự hào lớn nhất với tôi hôm nay, hoàn toàn thuộc về mẹ của tôi! Hai bàn tay này mẹ giao cho tôi lưu giữ, chăm sóc, rèn luyện - đặc biệt hai ngón tay cái này… là hai ngón chân của mẹ… giúp tôi khi mới cầm bút tới trường… (Bảo giơ cao hai hai bàn tay, với hai ngón tay cái uyển chuyển, mềm mại của mình)

– Dạ, con mời mẹ ngồi xuống ạ!

Nhớ lại câu chuyện ngặt nghèo, vô cùng cảm động gần 40 năm trước. Lê Đức Bảo – cậu bé khôi ngô, nhanh nhẹn, sáng dạ nhưng hay nghịch. Cô giáo chủ nhiệm mời phụ huynh tới dự buổi họp đầu năm ở trường.

Điều không mong lại thành sự thật. Mẹ Bảo vui vẻ nhận lời. Đây là lần đầu tiên, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm được gặp mẹ Bảo. Đức Bảo không vui lắm. Cậu ấy tự ty về thân hình bé nhỏ, thấp gầy, khắc khổ, và hai bàn chân… không đủ ngón của mẹ. Mẹ Bảo trong vai phụ huynh, nhưng khác hẳn với nhiều người khác. Chị ngồi lắng nghe những lời khen tặng từ cô giáo với con mình. Nhưng chị chưa bao giờ nghe Bảo tò mò hỏi để biết, vì sao hai bàn chân mẹ mình không nguyên vẹn, đi lại khó khăn, không giống những người mẹ của bạn… như vậy!.

Mọi người, nhất là cô giáo khá ấn tượng về nét dịu dàng, vui vẻ, đôi mắt tinh nhanh, nụ cười tươi rói, lộ lúm đồng tiền trời ban cho mẹ Bảo. Tất cả cũng chỉ che khuất phần nào những khiếm khuyết trên đôi chân trần sạm nắng thời gian. Đức Bảo lồ lộ một chút mủi lòng, một chút tủi thân, giấu mình sau lưng bạn, ánh mắt long lanh, nhìn về phía mẹ.

Từ đây, Bảo nghe được mẹ mình trả lời khi cô giáo hỏi nhỏ:

- Dạ chị ơi, vì sao, trong hoàn cảnh nào, chị bị mất cả hai ngón chân như vậy?

- Thưa cô giáo, được cô quan tâm, chia sẻ, tôi cũng không giấu làm gì! Khi cháu Bảo sinh ra, tội nghiệp lắm, vừa nhẹ cân lại bị thiếu hẳn hai ngón tay cái. Có lẽ do tôi ăn uống kham khổ quá, ốm đau, không đến bệnh viện. Mình nghèo, kém hiểu biết nữa! Bố cháu công tác ở tận biên giới phía Nam. Lúc cháu đến tuổi đi học, tôi đưa cháu vào Sài Gòn, đến Viện Quân y 175 khám. Bác sĩ Khoa Bỏng - Tạo hình cho chụp X.quang và tư vấn: phải “Cái hóa ngón tay” (Lấy ngón ngón chân nhỏ của cha mẹ, hay người thân cấy vô). Hai ngón chân áp út của tôi, được các bác sĩ lấy, nối ghép vào hai bàn tay của cháu Bảo…

- Chị ơi! Chị đừng kể nữa ạ! Cô giáo rưng rưng, không thể cầm được nước mắt.

Cô vô cùng cảm thương hai mẹ con Đức Bảo, càng nể phục trân quý người mẹ đã dành trọn trái tim, xương thịt vì con và hơn thế!

Mẹ cho con hình hài vóc dáng.

“Bàn tay vàng” - lần sinh nở thứ hai…

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Yêu nhau ở đất lửa - Truyện ngắn Nguyễn Xuân Vượng
Một câu chuyện xúc động về tình yêu thời chiến
Xem thêm
Nhớ bác sĩ khả kính
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
Xem thêm
Sống mãi với hồn xuân
Tạp bút của Nguyễn Thanh
Xem thêm
Bềnh bồng chợ nổi thị trấn Cầm Thi
Miền đất mới phương Nam khu biệt ở vùng Tây Nam bộ với sông ngòi giăng mắc chằng chịt như một mảng lưới kênh rạch sông nước ngút ngàn.
Xem thêm
Con đường của Hạ - Truyện ngắn giải nhất của Phương Trà
Tại cuộc thi “Sáng tác văn học về công nhân, công đoàn”, nhà văn Phương Trà đã đoạt giải Nhất thể loại truyện ngắn với tác phẩm “Con đường của Hạ”
Xem thêm
Đất nước mùa xuân || Tùy bút của Nguyễn Thanh
Hằng năm, không phải đợi đến hoa đào hoa mai đua nhau khoe sắc hay đàn chim én lũ lượt ríu rít bay về trong làn gió đông se lạnh, Nàng Xuân rực rỡ vẫn hiện diện bốn mùa trong trời đất như một biểu tượng cho tuổi thanh xuân sung mãn
Xem thêm
Mùa nước nổi quê tôi | Ký của Nguyễn Thanh
Đồng quê biển nước mênh mang/ Hoa điên điển nở, mười phương mai vàng.
Xem thêm
Ám ảnh | Ký của LS Nguyễn Minh Tâm
Trích từ tập ký PHẬN NGƯỜI của Ls Nguyễn Minh Tâm
Xem thêm
Nhà không có đàn ông
Truyện ngắn của Đào Phương Lan
Xem thêm
Khi đã vượt giới hạn
Bài viết của Kiều Bích Hậu về quán ăn từ thiện Mãn Tự chay
Xem thêm
“Hoa đào năm ấy” và chùm thơ Lạng Sơn tháng 2/1979 của Nguyễn Duy
Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng! / lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thuở nào
Xem thêm
Ân tình xứ Nghệ
Bài của Phạm Thùy Vinh, Tổng biên tập Tạp chí Sông Lam
Xem thêm
Mùa xuân của làng | Bút ký của Nguyễn Trường
Bài đăng Văn nghệ số Tết dương lịch (số 1, ngày 7/1/2023)
Xem thêm
Đồi Phượng Hoàng | Truyện ngắn của Nguyễn Trường
Đồi Phượng Hoàng - truyện đăng Văn nghệ số 37+38
Xem thêm
Những tay chơi Hà Thành
Ký của TS Hoàng Quỳnh Anh
Xem thêm
Quà tặng tương lai | Truyện ngắn Nguyễn Trường
Giải nhất Cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 2015-2017
Xem thêm