TIN TỨC
icon bar

Những đoản khúc thơ | Nguyễn Văn Hòa

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2023-08-08 16:14:31
mail facebook google pos stwis
1635 lượt xem

BẠN BÈ VIẾT VỀ THƠ NGUYÊN HÙNG
(Mời click vào dòng chữ trên để truy cập chuyên mục)

NGUYỄN VĂN HÒA

Điều làm cho người đọc thích thơ Nguyên Hùng, trước hết có lẽ là do cách diễn đạt ngắn, kết thúc một cách đột ngột, bởi nghệ thuật “bẻ lái” của nhà thơ. Ba đoản khúc thơ sau đây là minh chứng cho điều vừa nói.

- Thiên hạ đua nhau lùng số đẹp/ Từ số xe số điện thoại số nhà/ Ta dễ tính gặp số nào cũng duyệt/ Nên trời đì bắt số... đào hoa (Số đào hoa).

- Móng Cái đây rồi, Móng Út đâu?/ Bàn chân tấy đỏ cố quên đau/ Trà Cổ một chiều bên biển vắng/ Tóc em xõa rối di địa đầu (Móng Cái).

- Đôi khi lỡ một chuyến đò/ Cả đời vô vọng ngóng chờ qua sông/ Đôi khi lỡ chạm gai hồng/ Giật mình chợt nhớ mình trồng phong lan” (Đôi khi).

Thơ Nguyên Hùng thường là những đoản khúc, đoản khúc thơ ra đời phát xuất từ một cảm xúc, một chiêm nghiệm, suy luận nào đó vụt hiện trong anh. Vì thế, lời thơ viết ra kiểu như những định nghĩa, triết luận về sự vật, sự việc, hiện tượng... trong đời sống. Những muộn phiền dù thoáng bóng mây/ Mà di chứng chẳng dễ gì xóa hết/ Có những lúc giả vờ đang Tết/ Nén cơn đau vùi khuất dưới tiếng cười... (Vờ Tết).

Khao khát thể hiện cái tôi nội cảm, Nguyên Hùng thường sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa... ý vị và kín đáo nhằm cụ thể hóa tâm hồn mình, biến cái trừu tượng thành cái có thể tri giác được.

- “Thuyền và bến”: Thuyền ra khơi nhớ bến nôn nao/ Chưa đầy cá đã vội về với bến/ Buông neo rồi chợt bồn chồn nhớ biển/ Gió mơn man mời gọi cánh buồm.

- “Chứng tích thời gian”: Nhón tay nhổ giúp em/ những sợi bạc ngang tàng/ Em đau nhẹ mà anh buốt nhức/ Tự lúc nào chúng mặc nhiên thường trực/ Đâu chỉ vô hồn/ làm chứng – tích - thời - gian...

- “Nhà thờ Đức Bà Paris và...”: 200 năm dựng xây/ 850 năm tồn tại/ Chỉ vài giờ bùng cháy/ Nhà thờ Đức Bà rúng động cả Paris// 5 năm trồng cây si/ 20 năm xây lâu đài mộng ước/ Chỉ một lần lỡ bước/ Lâu đài hóa mồ hoang.

.............

Cấu tứ thơ trong thơ Nguyên Hùng bắt nguồn từ sự biểu lộ tâm trạng. Và ở mỗi bài có những cái hay, cái sâu sắc riêng. Tứ thơ là một thành phần cơ bản của kết cấu hình tượng trong thơ, liên kết tất cả các chi tiết, hình ảnh trong bài thơ tạo thành một thể thống nhất. Thơ Nguyên Hùng thể hiện tính chất trữ tình ở cách cấu tứ bài thơ dựa trên những cảm xúc tâm trạng. Từ cảm xúc của tâm hồn là nỗi nhớ và sự cô đơn bủa vây, Nguyên Hùng đã tạo ra tứ thơ thể hiện rõ sự thật chua chát ấy: Ngày của anh, em ở phương trời khác/ Anh ngậm ngùi ngồi uống hoàng hôn/ Ngày tẻ nhạt dù vang bao câu hát/ Đêm ồn ào không xua nổi cô đơn (Ngậm ngùi).

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyên Hùng là cái tôi hướng về những giá trị nhân văn nhân ái: về cha ông, về quê hương nguồn cội, về những người thân yêu... với bao nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm đầy chất trí tuệ.

Với Nguyên Hùng, dù đi đâu làm gì thì anh vẫn luôn giữ trong trái tim mình lòng biết ơn, trân trọng với các bậc tiền nhân, tiên tổ. Vin cây leo mấy tầng cao/ Thả hồn nhè nhẹ hòa vào non thiêng/ Dâng hương bái vọng tổ tiên/ Cầu mong đất nước bình yên cõi bờ (Viếng Đền Hùng).

Vì thế, khi đặt chân đến nơi nào trên dải đất cong cong như hình chữ S này, cũng đều để lại trong lòng nhà thơ những nỗi chiêm cảm riêng. Về với Ngã Ba Đồng Lộc, nhà thơ rưng rưng với câu hỏi đầy day dứt: Nằm đây trẻ mãi mười cô/ Trăm ngàn đồng đội bây giờ nơi nao?/ Tuổi xanh dâng hiến máu đào/ Vinh quang người mất,/ thương đau người còn.

Đến Nghĩa trang Trường Sơn, lòng anh dậy lên nỗi nhớ tiếc, ngậm ngùi:

Khi ngã xuống/ Các anh còn rất trẻ/ Chưa một ngày vui/ Chưa một mối tình...// Các anh nằm giữa núi rừng lặng lẽ/ Vai kề vai trong đội ngũ điệp trùng/ Các anh nằm giữa thương đau Đất Mẹ/ Bao nỗi niềm bia đá cũng rưng rưng.

Nguyên Hùng đã hình tượng hóa những nhận thức và cảm xúc của cái tôi thành những hình ảnh cụ thể, đó là sự tiếc nuối, lòng biết ơn trân trọng đối với những mất mát hi sinh của các thế hệ cha anh. Các anh đã nằm lại ở giữa núi rừng, nhưng tên tuổi và công lao các anh vẫn còn vang vọng mãi. Các anh hi sinh tuổi trẻ, tình yêu và cả những gì thiêng liêng nhất để đem đến sự bình yên cho Tổ quốc, cho dân tộc này. 

Thăm Móng Cái, là đoản khúc thơ biểu lộ rõ nỗi trăn trở, lo lắng khi rừng xanh biển thẳm đang có nguy cơ bị tàn phá, bị xâm chiếm!

Đặt chân lên dải địa đầu/ Nhìn về chót mũi Cà Mau nghẹn lời/ Rừng xanh biển thẳm ngàn đời/ Lẽ nào cam chịu để người nhăm nhe? Một câu hỏi lớn đánh thức lương tri, trách nhiệm trong việc bảo vệ, gìn giữ biển rừng, lãnh thổ quốc gia.

Điều đặc biệt trong thơ Nguyên Hùng là nhà thơ thường lấy bản thân mình làm đối tượng để nhìn ra nhân thế.

Mê mải phố để vầng trăng đi lạc/ Đến bạc đầu còn tiếc nuối ăn năn (Lơ đãng). Phải chăng đó cũng chính là nỗi day dứt, khắc khoải của nhiều người khi đã đi qua tuổi xế chiều của cuộc đời mà vẫn còn dang dở bởi nhiều việc chưa thành, chưa trọn...

Trong hành trình cuộc đời, trải qua những thăng trầm dâu bể, Nguyên Hùng nhận thấu nhiều điều. Lắng sau những âm thanh náo nhiệt của dòng đời hối hả, trước những ấm lạnh của cõi người, của lòng người; nhà thơ nghiệm ra rằng:

1. Đau nào hơn mất niềm tin/ Trăm ngàn lời hứa ném chìm ao sâu/ Cái liêm cái sỉ nát nhàu/ Dù là vua chúa còn đâu uy quyền?

2. Phút giây những tưởng hóa Tiên/ Ngờ đâu nhơ nhuốc vấy hoen ảnh thờ/ Xây nhiều năm, phá một giờ/ Chớ cuồng tham vọng mà mơ hại người (Mất).

Để rồi có lúc Nguyên Hùng tỏ ra hoài nghi trước một thực tế phũ phàng, đầy chua chát. Nhà thơ tự vấn, tự thoại bằng tất cả nỗi niềm sâu kín của lòng mình qua những lời thơ nghẹn ngào, quặn thắt. Thần xưa - bốn mặt đã nhiều/ Vẫn thua một lũ quái yêu thời này/ Thần canh nam bắc đông tây/ Quái xoay muôn mặt, vơ đầy túi tham/ Kẻ luồn lách để thăng quan/ Kẻ quen lừa phỉnh mỵ dân, tốt vờ/ Kẻ rình săn cuộc tình hờ/ Đều đeo mặt nạ vẽ tô tùy thời... (Bên tượng thần Bayon).

Yếu tố thời gian, không gian nghệ thuật cũng là một điểm sáng trong thơ Nguyên Hùng. Nhà thơ tạo dựng nó từ sự cảm thụ, ý thức, quan niệm của anh về những thứ đã, đang và sẽ xảy ra quanh mình. Đó cũng là điểm nhìn, cách nhìn của Nguyên Hùng trong sáng tạo nghệ thuật. Những đoản khúc: Gốc bàng di sản, Về thăm chiến trường xưa, Hương rừng, Đi lễ chùa, Xin chữ cụ Nguyễn Du, Đến Phong Nha, Đà Nẵng, Nụ cười Phan Rang, Trên đỉnh Phù Vân, Vạn Lý Trường Thành, Người Nhật, Móng Cái, Hà Tiên, Mèo Vạc, Tràng An, Bên tượng thần Bayon, Chuông gió, Bóng ngày, Thẻ nhớ, Sông nhớ, Chứng tích thời gian, Thuyền và biển, Đảo và sóng... thời gian và không gian luôn được nhà thơ nhắc đến. Trong cái nhìn về thời gian, không gian Nguyên Hùng bộc lộ nhiều trăn trở, day dứt. Đôi lúc, nhà thơ muốn quay về quá vãng để tìm sự an ủi, vỗ về. Đò qua sông mỗi người một ngả/ Anh ra đi ngược dòng sông nhớ/ Đâu bến đêm nào hai đứa thức canh thâu/ Không bức tường con/ che chắn nụ hôn đầu (Sông nhớ).

Lạc đâu đôi mắt ngày xưa/ Ta đi tìm mãi vẫn chưa thấy người/ Ước mơ theo cả cuộc đời/ Một lần thôi, gặp lại thời tóc xanh (Đôi mắt lạc).

Nguyên Hùng luôn khao khát chiếm lĩnh thời gian, không gian bằng cảm quan riêng trong cái nhìn phức hợp, đa chiều. Không gian, thời gian trong thơ anh đi từ cái thực của thế sự đến những mơ ước, hoài niệm nhưng bao giờ cũng thống nhất trong một chỉnh thể. Ở đó, người đọc nhận ra một thế giới nghệ thuật đa hình, đa dạng với nhiều cung bậc sắc thái tình cảm. Từ hình ảnh gốc bàng cổ thụ ở sân trại tù cũng gợi lên cho nhà thơ những giọt buồn xốn xang.

Sân trại tù mấy gốc bàng cổ thụ/ Là chứng nhân bao máu chảy đầu rơi/ Sau bức tường những hình hài bé nhỏ/ Mấy mươi năm không hề thấy mặt trời// Những gốc bàng nay thành cây di sản/ Tán sum suê che dịu vạn linh hồn/ Giữa biển xanh chưa một lần được tắm/ Để trong mơ cây hóa những cánh buồm (Gốc bàng di sản).

Hay sự so sánh, liên tưởng rất tài tình của Nguyên Hùng về Em và rượu; Em và trăng... Giống và khác trong tương đồng - đối lập, để rồi, nhận ra nỗi tái tê, đơn chiếc, nỗi thương nhớ đến khôn cùng.

Thơ Nguyên Hùng thường nói đến tương lai và hiện tại bằng cái nhìn hoài niệm, đồng hiện giữa quá khứ - hiện tại - tương lai trong sự đan cài vào nhau. Ở đó, ta thấy ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, cái tôi nhà thơ luôn hiện diện.

Khi ta uống rượu cùng trăng/ Ngoài kia người lính gồng căng hết mình// Khi ta ngồi viết thơ tình/ Ngoài kia biển cháy, thái bình lâm nguy! (Khi ta làm thơ).

Thơ Nguyên Hùng neo đậu trong tâm hồn người đọc là những bài thơ giàu ý tưởng, với những liên tưởng độc đáo, bất ngờ và những tứ thơ lạ. Ngôn ngữ thơ tự nhiên nhưng giàu cảm xúc. Hình ảnh thơ mang tính biểu trưng cùng các biện pháp nghệ thuật được vận dụng một cách linh hoạt đã thể hiện bản sắc cá nhân, khám phá được chiều sâu nội cảm.

Biển đẹp nhường này, em trốn đi đâu?/ Gọi em đến khản tiếng còi tàu/ Phải em hóa sóng ngầm đáy biển/ Bất chợt xô anh đến bạc đầu? (Sóng ngầm).

Nhà thơ Nguyên Hùng mở ra lối viết và thưởng thức thơ kiểu đoản khúc. Đó cũng là cách để anh chuyển tải những thông điệp, ý nghĩ, suy tư của bản thân một cách nhanh nhất, kịp thời nhất, hiệu quả nhất... Và Nguyên Hùng đã tạo ra một lối viết mang phong cách riêng, rất đáng được trân trọng.

108 Đoản khúc thơ là 108 cung bậc cảm xúc bắt nguồn từ những gì nhà thơ quan sát, cảm nhận theo cách riêng mình trong đời sống. Mỗi cảm xúc của tâm hồn là cái cớ để Nguyên Hùng bộc lộ qua thơ. Những đoản khúc thơ đặc sánh, cô đọng cảm xúc, giàu ý tưởng và có sức ngân vang. Tuy vậy, vì viết nhanh, kiểu tốc ký nên có lúc Nguyên Hùng không tuân thủ theo quy định, chuẩn mực nào. Đây vừa là thế mạnh nhưng cũng lại là hạn chế trong hành trình sáng tạo thi ca của anh.
 



Vài hình ảnh kỷ niệm trong chuyến đến thăm nhà thầy giáo - nhà LLPB Nguyễn Văn Hòa (tại xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, Phú Yên) của các nhà văn từ TP. Hồ Chí Minh:

Mời đọc bài liên quan:

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Độc giả với Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Nhân dịp xuân Ất Tỵ 2025, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam trích đăng một số ý kến của các tác giả, độc giả góp ý để tờ báo phục vụ độc giả được tốt hơn.
Xem thêm
Lễ tổng kết năm 2024, trao giải và kết nạp hội viên sẽ diễn ra vào 8h30 ngày 15.01.2025
Tổng hợp các giải thưởng; Danh sách hội viên mới và Ngày tổ chức Lễ tổng kết năm 2024, trao giải và kết nạp hội viên...
Xem thêm
HTV- Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn và nhà thơ Xuân Trường nói về thơ Nguyên Hùng
Nguồn: Các videoclip được dựng từ Tư liệu của HTV
Xem thêm
Đến với FUJIWA – không đơn giản chỉ là nước
Đoàn nhà văn TPHCM đi tìm hiểu vì sao nước uống ion kiềm của Fujiwa có lợi cho sức khỏe?
Xem thêm
Những ai là chủ nhân các giải thưởng cuộc thi thơ Nhân nghĩa đất phương Nam?
Kết quả chấm giải cuộc thi: Giải Nhất Đinh Nho Tuấn; Giải Nhì Đào Phong Lan...
Xem thêm
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực TPHCM: Nhà văn được gặp nhau là vui!
Videoclip hình ảnh Đại hội ... và kết quả bầu đại biểu dự Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khóa XI (2025-2030) sẽ được tổ chức vào nửa đầu năm sau.
Xem thêm
Danh sách 70 tác giả có thơ được chọn đăng trong tập thơ “Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya
Tham gia vào tập thơ “Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya" có 70 thí sinh (bao gồm 33 tác giả được chọn vào Vòng Chung khảo).
Xem thêm
Nguyên Hùng với tập “Ký họa thơ”
Nguồn: Công an TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Sách mới đã đến trước “Cửa sổ văn học VOH”
Chương trình Cửa sổ văn học giới thiệu 2 cuốn sách mới của Nguyên Hùng.
Xem thêm
Tạp chí Văn Nghệ HTV giới thiệu Ký họa thơ
Trích Điểm tin của Tạp chí Văn Nghệ HTV, sáng 22/9/2024
Xem thêm
Bạn bè đồng nghiệp chung vui cùng “Lục bát chân mây”
Clip hình ảnh tổng hợp buổi ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của Võ Miên Trường
Xem thêm
Chat với AI: Bây giờ còn cần nhà phê bình nữa không?
Mời các bạn dành thời gian đọc cho vui vì ChatGPT bình thơ cũng rất được, thậm chí là rất thú vị.
Xem thêm
81 chân dung - 81 mảnh ghép văn học
Lời tác giả tự giới thiệu cuốn sách mới.
Xem thêm
Những mảnh ghép của cảm xúc
Nguồn: Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 7/2024.
Xem thêm
Phim Tết của Trấn Thành
Nguổn: Diễn đàn Văn Nghệ Việt Nam số 6-2024
Xem thêm
Trường ĐH Cần Thơ trao học bổng cho cụ ông U90 học thạc sĩ
GD&TĐ -Trường ĐH Cần Thơ tặng học bổng khích lệ tinh thần học tập suốt đời cho học viên Nguyễn Tấn Thành (87 tuổi) trúng tuyển đầu vào Thạc sĩ tại trường.
Xem thêm