- Ngôn ngữ-Lý luận - Phê bình
- Giá trị thẩm mỹ và văn học sử trong cuốn “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng
Giá trị thẩm mỹ và văn học sử trong cuốn “Ký họa thơ” của Nguyên Hùng
VỀ THƠ NGUYÊN HÙNG
(Mời click vào dòng chữ trên để truy cập chuyên mục)
(Mời click vào tên tác giả để truy cập các bài viết của cùng tác giả)
Gương mặt 81 văn nhân và nhạc sĩ được tuyển lựa để kí họa là những tác giả đã tạo ra những định hướng cho nền Văn học Việt Nam hiện đại. Dùng thơ để giới thiệu về “gương mặt” (phong cách) thơ, văn, nhạc của các nghệ sĩ chắc hẳn tác giả Nguyên Hùng đã phải tỉ mẫn và tế vi để gia công. Muốn làm được điều đó trước hết phải có “lòng”. Tấm lòng của “viên quản ngục” (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân). Tấm lòng thiên hạ, yêu cái đẹp, nguyện hiến cho cái đẹp và “phủ phục” để có được cái đẹp.
Thế nhưng mang “tấm lòng viên quan coi ngục” mới chỉ là một góc để cho cuốn “Kí họa thơ” ra đời. Điều quan trọng là cái nhìn hệ thống, sự đọc, óc khái quát, tính sáng tạo tuyệt vời của nhà thơ Nguyên Hùng cho sự tri ân tới các tiền bối và đồng bối trên sân khấu văn chương hiện đại.
Những bài không dài, nhưng đủ để tổng hợp “gia tài” của các nhà thơ, nhà văn và nhạc sĩ được điểm tên. Cách kí họa với nhiều thể thơ phù hợp theo “sử văn” của tác giả. Sự xếp đặt câu chữ chính xác và ý thức gọt đẽo ý tứ đã tạo nên sự vuông vắn đẹp đẽ cho mỗi chân dung được kí họa và đạt được giá trị “tương đối” trên phương diện thông tin và “tuyệt đẹp” trên phương diện thẩm mỹ.
Những gương mặt được tuyển lựa đã tạo được dấu ấn đặc biệt nổi bật trong văn chương đương đại. Không chỉ nói về tác phẩm, văn cách, mà Nguyên Hùng còn tìm hiểu để đan cài khéo léo những “bóng hồng” bên đời các nhà thơ và nghệ sĩ. Từ đó kí họa bỗng trở nên “trìu mến”, hết sức dễ thương.
Tác giả “không ngần ngại” giới thiệu và giới thiệu độc đáo, am tường về Bùi Anh Tấn và thế giới Văn học đồng tính. Người đọc có dịp nhìn nhận “cởi mở” và mở ra muôn ngả nghĩ ngợi cho sự có mặt của “ảnh tượng” đồng tính với vai trò trung tâm trong văn học và cả văn hóa Việt Nam đương đại.
Cuốn KÍ HỌA THƠ (81 chân dung văn học) của Nguyên Hùng đủ tư cách của một cuốn văn học sử về cuộc đời và văn nghiệp của những tác giả được kể đến. Ngôn ngữ kí họa với tư thái trữ tình, tính dân gian nhẹ nhàng, uyển chuyển trong các thể thơ dân tộc đã giúp người đọc dễ dàng nhận diện ra “gương mặt” nghệ sĩ.