TIN TỨC
icon bar

Giới thiệu tập thơ “Gửi những yêu thương” | Kao Sơn

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2022-05-30 18:52:36
mail facebook google pos stwis
2472 lượt xem

Đọc “Gửi những yêu thương” của Lương Tử Miên, NXB Hội Nhà văn, năm 2021.

KAO SƠN

Lương Tử Miên vốn là một người lính. Những năm đất nước còn chiến tranh ông đã từng có mặt trên hầu hết các chiến trường miền Nam khói lửa. Nhưng ông cũng là người yêu thơ, từng làm thơ ngay từ khi còn ở trong quân ngũ. Khi đất nước thống nhất, trở về cuộc sống đời thường, ông vẫn giữ được cho mình tình yêu đặc biệt dành cho Thơ. Năm 2015 Lương Tử Miên ra mắt độc giả yêu thơ tập thơ thứ 2: Mưa bay cuối mùa. Ở tập thơ này Lương Tử Miên chủ yếu nói về tình yêu với quê hương, với người thân và những nghiền ngẫm, những suy tư trước cuộc đời cùng những chiêm nghiệm về cõi Người. Và cho đến tận hôm nay, nghĩa là sau 6 năm mới lại có tập thứ 3: Gửi những yêu thương. Vẫn có những mảng dành cho yêu thương đời thường nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ. Còn lại đa số là tập hợp, gom góp những bài thơ hay nhất của ông viết về đời lính.

Lương Tử Miên làm thơ chậm. Trong tư thế một người lính trong đoàn quân chiến thắng, trở về với cuộc sống đời thường khi tuổi đã xé chiều, cảm xúc trước mọi khía cạnh của cuộc sống vẫn còn đầy ắp nhưng biểu hiện thì đã khác. Mọi suy nghĩ đã trở nên sâu lắng hơn, trầm tĩnh hơn. Vẫn là Người lính làm Thơ, nhưng ông không tụng ca chiến thắng kiểu một chiều, không thi vị hóa nỗi đau và sự hy sinh.

Bằng cái nhìn và tấm lòng của một người yêu thơ và làm thơ thơ đích thực, ông đứng trong nhân quần để cảm và nhận. Ông nói về cái tôi, nhưng không phải cái Tôi bí hiểm, mịt mờ, phức tạp mà là cái tôi của Cộng đồng, mang trong tim trách nhiêm cộng đồng. Thơ Lương Tử Miên bây giờ giống như những con sóng, vẫn đi từ nơi phải đi, vẫn đến ở chỗ phải đến nhưng không ồn ã nổi trên mặt biển nữa mà lắng xuống thật sâu thành từng đợt sóng ngầm.

Một anh con nhà nghèo vừa chớm tuổi đôi mươi/Chưa kịp lớn đã bập vào chiếntrận/ Chữ nghĩa không quen bằng quen súng đạn / Viết thư cho người yêu bằngnắn nót i, tờ… là hình ảnh của tuổi xuân Lương Tử Miên cùng lớp trai trẻ những năm đất nước có chiến tranh. Cả 10 cô gái trẻ hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc trong đội Thanh niên xung phong Mười trái tim sáng trong như ngọc/ Chưa trọn một lầnyêu / Và tất cả chưa chồng/... Rồi hàng triệu những cô gái khác trên khắp các làng xóm tự mình Ba đảm đang làm thay mọi việc cho những người đàn ông yên lòng ra trận: Lặng thầm em - Đóa hoa cải ven sông/ Lặng thầm nở đợi người ra trận/ Bằng màu vàng quê kiểng, thủy chung… Chắc chắn không bao giờ, không bút mực nào có thể kể hết những hy sinh to lớn mà cả mấy thế hệ dân Việt đã trải qua trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ cứu nước khi ấy. Nhưng cũng giai đoạn ấy, người ta chỉ nói đến hy sinh, ít nói đến Được - Mất. Từ Được - Mất chỉ thực sự hiện diện khi chiến tranh kết thúc và người lính đã trở về.

Có thể nói những người lính trở về sau chiến tranh là những người có những tâm trạng phức tạp nhất. Khi chiến đấu ở chiến trường Chẳng ai toan tính gì về cuộc sống mai sau/ Sướng hay khổ nằm ngoài tầm suy nghĩ

Khi ấy với người lính, mọi thứ, lí tưởng, mục đích chiến đấu, kể cả cái chết cũng rõ ràng, minh bạch. Có một nguyên nhân rất quan trọng giúp người lính luôn đứng vững để vượt lên đó làhọ luôn thấy mình đứng trong đội ngũ, bên mình luôn có đồng đội, đồng chí Thấy chặng đường đi không đơn độc. Chuyện chia nhau ngụm nước cuối cùng trong chiến hào, chuyện lấy thân mình chắn đạn cho đồng đội là bình thường.

Nhưng Hòa bình thì lại khác. Những cánh rừng trụi lá đã lên xanh/ Những chết chóc hoang tàn qua chiến tranh/ Chỉ là những kỷ niệm đau buồn/ của một thời trận mạc. Hy vọng mở ra. Sự an bình sẽ là một bù đắp. Nhưng nhiều người không thể ngờ cuộc chiến hóa ra vẫn tiếp diễn. Kí ức và hậu quả của cuộc chiến cam go dai dẳng đã để lại những vết thương có khi còn đáng sợ hơn cái chết: Người chồng trở về, thay vì vòng tay của người vợ giang rộng đón là vòng khói nhang lạnh lẽo Làn khói bay ngập ngừng như muốn khóc… Rồi những đứa trẻ bị nhiễm chất độc da cam. Những cô gái quê sau bao năm chờ tin người ra trận một chiều bỗng hóa Vọng Phu. Người mẹ già lặng lẽ đi xa trong tuyệt vọng sau bao đêm mắt nhòa ngồi ngóng tin con trước màn hình tivi trong chương trình Đi tìm đồng đội…Tất cả những nỗi đau đó, nhiều người vẫn có thể lí giải bằng cách gán lỗi cho chiến tranh.

Nhưng còn có một thực tế nghiệt ngã khác. Chiến trường được thay bằng Thương trường. Ranh giới địch ta hóa ra vẫn tồn tại. Chỉ khác bộ mặt. Và những người lính vốn xưa là anh trai làng quen cầm cày đi sau con trâu, khi vào lính chỉ quen với tay súng bây giờ cay đắng nhận ra mình ít chữ lặng lẽ nối đoàn dài trước cổng các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp có vốn làm ăn với nước ngoài để chờ nộp đơn mong xin được làm một chân bảo vệ. Nhòe nhoẹt hào quang nhòe nhoẹt vàng son/Giữa bề bộn tình đời - anh thợ cày ngơ ngác/ Như người ngoài hành tinh - cứ luôn luôn đi lạc/ Lại bắt đầu từ bài học vỡ lòng thôi. Nỗi đau nói tiếp nỗi đau. Có một nỗi đau mà nhiều người lính không mấy người ngờ tới đó là tình đồng đội Lạc nhau trong chiến tranh / Nơi ngút ngàn xanh lá/ Khi dấu xưa dần rõ/ Lại lạc tronghòa bình. Cái “Chiến trường – Thương trường” đã làm cho lối sống thực dụng đang tràn ngập mọi hang cùng ngõ hẻm, lan và làm hoen ố đến cả những điềut hiêng liêng nhất. Đồng đội một thời đứa sống đứa hy sinh/ Đứa nghèo đói đứa tột cùng danh vọng/ Lớp con cháu phân thành hai cực sống/ Đứa con trời, đứa rách rưới lem nhem. Có lẽ đây là một nỗi đau khó lí giải nhất với người lính. Bóng tố iẩn sau mặt trái của tấm huân chương bắt đầu dần lộ diện. Hy vọng sau chiến tranh sẽ được thấy một xã hội mới với tất cả những tốt đẹp đã từng nghe, đã từng mơ: Công bằng, bình đẳng, bác ái có vẻ như đã khép. Cùng một xuất phát điểm giống nhau nhưng số phận mỗi người bây giờ theo “cơ chế” lại có gì đó giống như hạt thóc đã qua sàng sảy: Hạt gạo được nuông chiều và đánh bóng lên/ Thành mónhàng được chào mời định giá/ Tấm cám lui về trong âm thàm thật giả/ Trong cân đo khinh trọng của lòng người. Nhiều điều tốt đẹp đang dần tuột khỏi tầm tay với.

Mình đang đi trên chặng cuối đường gần/ Tháp thoáng biển chỉ đường: Cỗ máy thời gian xê dịch/ Nhiều bạn tôi không về đến đích/ Chỉ đi trên đoạn đường xa, rồi nằm lại chiến trường. Đã may mắn hơn bạn, nhưng cảm giác cô đơn lạc lõng bám riết. Nắm cơm vắt thấm máu thành Quảng Trị/ Ai ngờ đâu còn nghẹn đến bây giờ. Vâng, nhưng đó là nghẹn cho mình và cả cho người nằm xuống. Hai vết thương trong một con người/ Vết thương thịt da - vét thương cuộc đời/ Vãn daidẳng suốt những năm còn lại.

Kế đó là những hoang mang nghi ngờ giằng xé. Bỗng thấy luyến tiếc những ngày đã qua, ngày mà cùng đồng đội bước vào trận chiến với một trái tim sục sôi khát vọng hy sinh và hiến dâng. Ngày ấy biết chặng cuối con đường còn xa mà vẫn tin, vẫn yêu. Còn bây giờ… Sợ chặng đường xa biến thành ảo ảnh, sợ nhầm đường vàtự hỏi Có ai như mình không/ Cả tin điều chẳng thành sự thật bao giờ/ Một conđường vẽ ra từ mơ ước! Cuối cùng Cay đắng nhận ra bị người cướp mất/ Niềm tin/Thanh xuân/ Tình yêu/ và những ước mơ.

Không còn cái nhìn đầy ảo tưởng về sự bất biến. Sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về những băn khăn, trăn trở, tìm lời giải về nhân thế, về cái đích đến, về những tròn đầy hay khiếm khuyết, cái được, cái mất. Và thảng thốt: Đục trong giữa cõi đời này/ Còn nhiều không những vòng tay bạn bè. Rõ ràng cái lo nhất vẫn là cái lovè tình người ấm lạnh.


Nhà văn Kao Sơn (phải) và nhà thơ Lương Tử Miên (trái)

Rất may, có thể là cho Lương Tử Miên. Có thể là cho Thơ. Rằng qua bao chiêm nghiệm về thăng trầm cõi đời và cõi người, cuối cùng ông vẫn cân bằng lại được, không bị gục ngã. Ba ngoái nhìn về chân trời cũ/ Nơi giăng giăng mùa mưa TrườngSon/ Nơi thủy chung màu xanh Trường Sơn – Ông tâm sự với con và thú nhận sự mình đã vin vào quá khứ mà qua tháng ngày bão giông. Và ông cũng vừa để lí giải, vừa là một nhắn nhủ tới thế hệ sau Đừng ám ảnh tâm tư của lớp người đi trước/Làm sỏi đá lót đường cho cháu con dấn bước/ Đến một chân trời sáng sủa hơn hôm nay... Câu thơ như một tổng kết, một gói ghém của tâm tư cả một thế hệ anh hùng đã ngã xuống, hi sinh cho tổ quốc, cho hôm nay. Đó cũng chính là bản lĩnh của người lính.

Văn là Người. Đọc Lương Tử Miên nhận ra ông dù trong quân ngũ hay khi đã trởvề với cuộc sống đời thường thì về bản chất ông vẫn luôn là một người trung thực.

Ông đã lấy cả cuộc đời mình ra để cống hiến, đẻ hy sinh. Và ông lấy tâm hồn mình ra để làm thơ. Gom góp suốt 45 năm những bài thơ viết về người lính, có cái nhìn buồn nhưng không phải để mất ý chí mà tích thành những yêu thương để gửi đời, gửi bạn bè, gửi lại cho con cháu mai sau hiểu rõ hơn về những ngày cha ông chúng đã sống.

Đơn giản nghĩ : Mình và đồng đội
Sống chết cho Tổ quốc ngẩng cao đầu
Xin mùa thu đừng vàng mà hãy cứ ngát xanh
Cứ trong trẻo một sắc màu nguyên thủy
Xin cuộc sống hãy êm đềm bình dị
Để có chút ngọt ngào sau một chuỗi đắng cay.

Chân thành cám ơn và xin được cùng độc giả chia sẻ, đồng cảm cùng Lương Tử Miên - Người lính làm thơ.

Sài Gòn, tháng 10 năm 2021.

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Vũ trụ thi ca của Nguyên Hùng
Bài viết của nhà văn Lê Thanh Huệ trên Văn nghệ điện tử
Xem thêm
Bài thơ sông núi
Bài viết của nhà văn nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh
Xem thêm
Lục bát Nguyễn Phúc Lộc Thành
Tính cả ba tập lục bát đã ra mắt năm 2018 là “Khúc hát sông Thương” (108 bài), “Chiều” (36 bài) và “Chân quê” (36 bài) thì đến nay Nguyễn Phúc Lộc Thành đã in 5 tập thơ lục bát.
Xem thêm
Tính triết lý trong “Vườn cũ”, một bài thơ của Chim Trắng
Chim Trắng là một người thơ hay nói về tình bạn, tình đời và tình quê hương nhưng cũng chứa đựng riêng một tâm tư thầm kín trong đờ của tác giả.
Xem thêm
Một tinh thần Nghệ, một bản lĩnh Nghệ
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 52 (30/12/2023).
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Rất nhiều, rất nhiều những cảm nhận, nghĩ suy, chiêm nghiệm thú vị có trong tập thơ của Ngô Minh Oanh.
Xem thêm
Nguyễn Phúc Lộc Thành: Trái tim nóng và cái đầu lạnh
Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa ra mắt hai tập thơ lục bát “Đồng sen tàn”và “Mẹ” vào những ngày mùa thu đang độ chín.
Xem thêm
Cuộc du ngoạn bằng thơ đầy cảm xúc
Cảm nhận về tập “Những dấu chân thơ” của cô giáo nhà thơ Trần Kim Dung.
Xem thêm
Những bước chân thơ không biết mỏi
Bài viết của nhà thơ Phan Ngọc Quang
Xem thêm
Bay về phía bão
Ngoái phía nào cũng đau đáu thương yêu/ Phía trước mặt mẹ cha nằm dưới cỏ
Xem thêm
“Hai sắc hoa ti-gôn” - Một huyền thoại văn chương
Hơn tám mươi năm qua, bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” của T.T.Kh vẫn là một hiện tượng văn học độc đáo đã làm tổn hao giấy mực, công sức người cầm bút và mối quan tâm đặc biệt của người yêu thơ.
Xem thêm
Đến với một áng thơ hay
Trong lĩnh vực văn chương, thi ca là mô hình ngôn ngữ được nhiều người thích nhưng hiểu và quan niệm về thơ thì mỗi người không giống nhau.
Xem thêm
Những đoản khúc thơ | Nguyễn Văn Hòa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 32, ngày 12/8/2023
Xem thêm
Như một lẵng hoa xinh | Phan Ngọc Quang
Bài viết về chùm thơ đăng Gia Lai Cuối tuần ngày 4-8-2023
Xem thêm
Tổ quốc trong thơ Trần Mạnh Hảo
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành trên Tạp chí Sông Lam
Xem thêm
Ngược dòng Lam anh tìm lại chính mình
Cảm nhận bài thơ “Tìm em ngược dòng sông nhớ” đăng Tuần báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam số 24 ngày 17/6/2023 và báo Giáo dục & Thời đại số Tết Kỷ Hợi.
Xem thêm
Hồn đầy hoa cúc dại
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam số 38 (3005)
Xem thêm
Nguyên Hùng với 102 mảnh ghép văn nhân
Bài đăng báo Người Hà Nội
Xem thêm