TIN TỨC
icon bar

Làm quen với người “giàu có”

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2022-01-05 23:25:09
mail facebook google pos stwis
2939 lượt xem

BẠN BÈ VIẾT VỀ THƠ NGUYÊN HÙNG

NGUYỄN LÂM CÚC

Tôi đọc những dòng thơ đầu tiên của anh Nguyên Hùng là những dòng viết về biển:

Anh lớn lên trên sóng

Nên say hoài biển xanh

(Biển và em)

 

Hai câu thơ trên, anh Nguyên Hùng từng chọn để làm lời “ngỏ” với bạn đọc blog, bây giờ bài thơ ấy cũng được anh chọn mở đầu tập “Cánh buồm thao thức” như một lời tự giới thiệu về mình, về quê anh, vùng biển Cửa Lò Nghệ An.

Biển còn là đề tài được anh viết rất nhiều, và biển trong thơ Nguyên Hùng thật rạt rào, miên man những cơn sóng vỗ lên bờ thương nhớ đến thao thức. Bài thơ nào về biển của anh cũng trĩu nặng một tình yêu tha thiết. Hình ảnh những cơn sóng nâng đỡ anh, vỗ về và êm đưa cánh võng, ru anh, một thời ấu thơ. Lời ru ấy, tiếng sóng ấy, cho đến bây giờ khi đã đi xa quê hương ngàn dặm, khi tuổi thơ lùi vào đâu đó trong mịt mờ ký ức mà vẫn chòng chành say, cơn sóng. Để rồi một hôm nào đó, trở về, lang thang một mình trên biển xưa, đau đáu:

Em xa rồi, còn mình ta với biển

Với muôn trùng sóng nhớ gọi tên em.

(Trên bãi biển đêm rằm)

Hay:

Anh đã viết cả ngàn lần về biển

Về tình yêu không có bến bờ

Vẫn khát khao như chưa từng được nếm

Vị mặn mòi của biển cả- nàng thơ

(Tản mạn về biển)

 

Tuy nhiên, cái đằm, cái lắng trong thơ của Nguyên Hùng, lại là những bài thơ viết để tâm sự, để sẻ chia với nàng thơ những nỗi niềm của lòng anh, nỗi niềm cuộc đời mà một lúc nào đó bỗng xô lệch về một phía, khiến con người tưởng như khó có thể quân bình được:

Lại một tết, một mùa Xuân côi cút

Côi cút lặng thầm giữa tổ ấm và em.

Bởi lỡ để vuột tầm tay hạnh phúc

Anh thành người nửa dại nửa điên

(Nói với em)

Hoặc:

Đến bây giờ anh vẫn chẳng tin

Con tim em đã thuộc về kẻ khác

Và chẳng tin cái điều khiến lòng anh tan nát

Nay với em, anh như kẻ qua đường

(Có lẽ nào)

 

Có lẽ, chúng ta ai cũng muốn tin rằng tình yêu là điều duy nhất vĩnh cữu trường tồn. Thế rồi vì một lẽ nào đó, niềm tin của chúng ta bỗng hóa thành bóng nước ào vỡ tan tành mà không sao hàn gắn được. Lúc ấy, với anh Nguyên Hùng, Nàng thơ đã tìm đến anh, hay nói cách khác, anh tìm đến với Thơ như một cách giải bày, và anh đã được chia sẻ. Những bài thơ ấy là một nốt lặng, một bậc trầm trong đời anh, hay nói cách khác đó chính là tiếng lòng khắc khoải của một hồn thơ.

Nhưng xuyên suốt tập “Cánh buồm thao thức” của anh Nguyên Hùng là những bài thơ hồn hậu, những câu thơ bình dị viết về cuộc sống đầy sắc màu và âm thanh rộn ràng hạnh phúc:

Đường xưa xanh mộng ước

Đôi chân bước nhẹ thênh

Bầu trời xanh ngọc biếc

Tóc em trôi bồng bềnh

 

Đường xưa thơm hương cỏ

Bước chân em thật mềm

Phượng hồng xòe ô đỏ

Làm khung trời dịu êm…

(Đường xưa áo trắng).

 

Bài thơ đem lại cho người đọc một cảm giác xao xuyến khi trở về với tà áo trắng trinh nguyên tung bước trên những con đường đầy xác hoa phượng đỏ của cái thủa học trò. Tinh nghịch hơn, chúng ta còn bắt gặp một ông giáo “ngày xưa” với những điều bây giờ mới nói:

Cũng thôi khó xử những khi

Gặp trò xinh đẹp mà thi lại xoàng

Từ khi thôi chức “giáo làng”

Kiêng dè thì bớt, “mở mang” được nhiều

Gặp ai thấy thích thì yêu

Chẳng cần giấu giếm những điều khó nghe

Khi vui, thoải mái cụng ly

Khi buồn, bức xúc sợ gì không văng…

(Nhớ nghề thầy).

 

Trong “Cánh buồm thao thức” người đọc gặp những câu thơ bình dị, những bài thơ bình dị viết như là nói, tiếng nói bộc trực, chân thành dành cho người thân, cho bè bạn:

Mỗi lần chở em đi ra đường

Có kẻ nhìn theo, có người ngoái lại

Anh biết người ta thầm nghi ngại

“Nhà ông kia có bồ trẻ lại xinh”

(Nhờ có em)

Hay:

Tôi không có đất đai, chỉ có căn nhà nhỏ xíu

Sàn chứng khoán với tôi là khái niệm xa vời

Cơn sốt đất nhà không nóng tới đầu tôi

Giá cổ phiếu không mảy may làm tôi xao động

….

Tôi tự thấy mình giàu bởi nhiều bè bạn

Càng giàu hơn rất nhiều nhờ những đứa con

Dẫu đôi khi có đứa khiến tôi buồn

Tôi vẫn biết mình tự hào về chúng!

(Tôi là người giàu có).

 

Những lời thơ thật quen, những câu chữ hiền hòa ta bắt gặp đâu đó trong chung quanh như vạt cỏ non xanh bên đường, như những đóa hoa dại trên triền sông, như đám mây trắng ta tin vẫn có mỗi lúc ngước lên bầu trời. Và chỉ khi nào, trong đời ta chợt có những ngày, những lúc qua một miền khô khát, cháy bỏng mới biết khát vạt cỏ non là cơn khát rất thực.

Tôi đã nghĩ thế khi làm quen với thơ của anh Nguyên Hùng, một tâm hồn tự nhận “Giàu vì có nhiều bè bạn và...”.

NLC (2007).

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Luẩn quẩn giữa yêu và đau
Anh nói về niềm tin, em nói về hoài nghi/ hai phía nối dài trên định mệnh ta đi
Xem thêm
Vũ Quần Phương với thơ hay
Trong số những nhà thơ kể trên, thì Vũ Quần Phương là người viết nhiều lời bình hơn cả, ở đây có bình tác giả, bình tập thơ và đặc biệt là bình các bài thơ hay, như là một đơn vị cơ bản trong sản xuất và tiêu dùng thơ.
Xem thêm
Một phía của đời - Giữa hữu hạn và vô hạn
Về tập thơ Một Phía của Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Đặc sắc của Khuất Quang Thụy
Bài viết của Nguyên An và thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
Một phía nhìn từ nhiều phía
Vừa mới sáng nay, tôi tình cờ đọc được bài viết “Một phía nhìn từ nhiều phía” của Dương Kỳ Anh trên website báo Văn nghệ Công an, thì cách đây chục phút lại đọc được tin dữ qua FB nhà thơ Hữu Việt về sự qua đời thật đột ngột của nhà thơ, cựu TBT báo Tiền Phong.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Tấn Phát - người tìm lại tình đời
Bài viết về tiểu thuyết “Hoàng hôn lóng lánh”
Xem thêm
Nhịp cầu kết nối – Khi Nguyễn Trường dẫn lối độc giả
Bài đăng website Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống
Xem thêm
“Thơ như tôi hiểu” - Một góc nhìn mới về ngôn ngữ thơ
Về cuốn sách “Thơ như tôi hiểu của Lê Xuân Lâm”
Xem thêm
Hồ Thế Hà đường thơ tối giản
Nguồn: Đỗ Lai Thúy/Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 11/2024
Xem thêm
Đôi khi với các nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã và Dung Thị Vân
Đọc tám câu lục bát của nhà thơ Nguyên Hùng do nhà thơ Dung Thị Vân chép tay, tôi không khỏi giật mình...
Xem thêm
"Những câu thơ thật thà tuột run qua tim”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội
Xem thêm
Nhà văn Như Bình và Sự im lặng biếc xanh
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành trên Dân Trí
Xem thêm
Nghệ thuật ký họa chân dung bằng thơ của Nguyên Hùng
Bài viết công phu của PGS-TS Hồ Thế Hà
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Bài của nhà văn Kao Sơn trên Văn nghệ Công an
Xem thêm