TIN TỨC
icon bar

Những ngọn khói về trời

Người đăng: nguyenhung
Ngày đăng: 2022-08-19 16:30:46
mail facebook google pos stwis
2956 lượt xem

LÊ MINH QUỐC

Đại dịch COVID-19 đi qua trái đất, cuối cùng chúng ta mất gì và được gì? Tôi nghĩ đã và sẽ được thêm nhiều tác phẩm văn học viết về đề tài này.

Tất nhiên. Một vết sẹo khủng khiếp đã hằn sâu vào tâm thức của nhân loại, làm sao người viết lại không tìm lấy chất liệu từ năm tháng u ám, đau thương, chết chóc ấy? Mà quả nhiên như thế, đến nay, đã có khá nhiều sáng tác trình bày lại suy nghĩ của mình về một dấu ấn mang tính toàn cầu. Mới đây nhất, tập trường ca Những ngọn khói về trời (Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2022) của nhà thơ Bùi Phan Thảo là một nỗ lực đáng ghi nhận. 

Với lợi thế là “nhân chứng sống” của giai đoạn cả nước giãn cách, phong tỏa, ta có thể hình dung ra ngày tháng ấy với những câu thơ buốt lòng: “đường này giăng dây/ vòng qua đường khác/ đi lọt đến ngã tư này lại cũng giăng dây…”. Rồi làm sao có thể quên một nỗi ám ảnh: “xe cứu thương rúc những hồi còi dài nhức nhối tâm can/ xoắn thêm những nỗi lo rõ ràng và mơ hồ/ có tên và không tên/ cứ sợ thành phố bật cơn ho rũ rượi/ ôm ngực đau/ đôi mắt thâm quầng”. Và, cuối cùng là gì? Có lẽ ám ảnh nhất vẫn là: “nhức nhối từng cơn đau thắt ngực/ hoàng hôn đưa ngọn khói về trời”. Bùi Phan Thảo đã nhìn thấy: “người đã về với cao xanh/ ngọn khói như dấu hỏi quẩn quanh/ rồi cũng tan vào hư vô thăm thẳm”.

Thơ không thể đứng ngoài cuộc, không thể né tránh, phải chạm đến tận cùng của ly biệt nhân sinh, giữa còn và mất, giữa có và không: “hàng triệu sinh linh từ giã cuộc đời/ những linh hồn lưu lạc giữa trời/ vật vờ bên đường trong đám cỏ/ về đâu những thống khổ của loài người…”. Trả lời câu hỏi này cũng là lúc nhà thơ xác định vai trò công dân của chính mình. Có người chỉ thấy màu xám của sự chết chóc, có người lại cảm nhận trong gian khó ấy: “có những bàn tay tảo tần thơm mùi đất/ rau củ vườn nhà góp chuyển vào Nam/ hạt gạo miền Trung nắng dội mưa chan/ mẹ gửi chút lòng trời mây trên màu tóc”.

Có thể nói, đại dịch COVID-19 còn là một “phép thử” về lòng trắc ẩn của con người. Lạ lùng thay và cũng cao thượng thay, bấy giờ ngay từ trong sự chết chóc ấy, mầm nhân ái đã trổ hoa. Có thể là những lương y như từ mẫu: “nơi tuyến đầu không súng nổ bom rơi/ giành lại cho con người từng hơi thở/ quên mình đã bao đêm không tròn giấc ngủ/ mấy tháng xa nhà, nỗi nhớ hằn sâu”; có thể là những tấm lòng thiện nguyện: “ATM gạo dìu qua đói lòng/ ATM thực phẩm cho bữa cơm ngon/ những đóa hoa mang tên siêu thị không đồng/ bó rau xanh tình người buộc chặt/ những hộp cơm giúp người qua đói thắt/ túi an sinh ấm lại mắt người nghèo”…

Trường ca Những ngọn khói về trời của Bùi Phan Thảo như một sự chiêm nghiệm, nhìn lại khoảng thời gian ấy với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Cuối cùng vẫn là sự hướng tới như biết bao người đã từng tâm niệm: “lòng nhân ái như bông hoa bừng nở/ tỏa từ tâm lay tỉnh mỗi con người…”. 

Nguồn: Báo Phụ nữ TPHCM.

Bình luận

Để lại comment

Bài viết liên quan

Xem thêm
Luẩn quẩn giữa yêu và đau
Anh nói về niềm tin, em nói về hoài nghi/ hai phía nối dài trên định mệnh ta đi
Xem thêm
Vũ Quần Phương với thơ hay
Trong số những nhà thơ kể trên, thì Vũ Quần Phương là người viết nhiều lời bình hơn cả, ở đây có bình tác giả, bình tập thơ và đặc biệt là bình các bài thơ hay, như là một đơn vị cơ bản trong sản xuất và tiêu dùng thơ.
Xem thêm
Một phía của đời - Giữa hữu hạn và vô hạn
Về tập thơ Một Phía của Mai Quỳnh Nam
Xem thêm
Đặc sắc của Khuất Quang Thụy
Bài viết của Nguyên An và thơ của Nguyên Hùng
Xem thêm
Một phía nhìn từ nhiều phía
Vừa mới sáng nay, tôi tình cờ đọc được bài viết “Một phía nhìn từ nhiều phía” của Dương Kỳ Anh trên website báo Văn nghệ Công an, thì cách đây chục phút lại đọc được tin dữ qua FB nhà thơ Hữu Việt về sự qua đời thật đột ngột của nhà thơ, cựu TBT báo Tiền Phong.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Tấn Phát - người tìm lại tình đời
Bài viết về tiểu thuyết “Hoàng hôn lóng lánh”
Xem thêm
Nhịp cầu kết nối – Khi Nguyễn Trường dẫn lối độc giả
Bài đăng website Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống
Xem thêm
“Thơ như tôi hiểu” - Một góc nhìn mới về ngôn ngữ thơ
Về cuốn sách “Thơ như tôi hiểu của Lê Xuân Lâm”
Xem thêm
Hồ Thế Hà đường thơ tối giản
Nguồn: Đỗ Lai Thúy/Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số tháng 11/2024
Xem thêm
Đôi khi với các nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã và Dung Thị Vân
Đọc tám câu lục bát của nhà thơ Nguyên Hùng do nhà thơ Dung Thị Vân chép tay, tôi không khỏi giật mình...
Xem thêm
"Những câu thơ thật thà tuột run qua tim”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội
Xem thêm
Nhà văn Như Bình và Sự im lặng biếc xanh
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành trên Dân Trí
Xem thêm
Nghệ thuật ký họa chân dung bằng thơ của Nguyên Hùng
Bài viết công phu của PGS-TS Hồ Thế Hà
Xem thêm
Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt - hai trong một
Bài của nhà văn Kao Sơn trên Văn nghệ Công an
Xem thêm